Chuyên gia Malaysia: “Đội tuyển Việt Nam vượt xa phần còn lại Đông Nam Á”
Theo Lim Kim Chon, người đứng đầu về công tác đào tạo, huấn luyện của Liên đoàn bóng đá Malaysia, bóng đá Việt Nam đã tiến bộ rất nhanh và vượt qua phần còn lại của Đông Nam Á.
Ông Lim Kim Chon nguyên là Giám đốc kỹ thuật của Liên đoàn bóng đá Châu Á. Mới đây, ông vừa được bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu về công tác đào tạo, huấn luyện của Liên đoàn bóng đá Malaysia nhằm giúp bóng đá nước này phát triển.
Ông Lim Kim Chon là người được Liên đoàn bóng đá Malaysia chọn mặt gửi vàng để xây dựng bóng đá
Trong quá khứ, ông Lim Kim Chon từng có nhiều buổi giảng dạy ở Việt Nam, Thái Lan… Do đó, ông được kỳ vọng sẽ giúp bóng đá Malaysia có thể vươn lên tầm cao mới nhờ kinh nghiệm của mình.
Nhận định về sự phát triển của bóng đá Đông Nam Á, ông Lim Kim Chon đánh giá cao Việt Nam. Ông cho rằng bóng đá Việt Nam đã phát triển rất nhanh và vượt qua phần còn lại của Đông Nam Á.
Chia sẻ trên Timesport, ông cho biết: ” Tôi từng làm việc để thực hiện quá trình phát triển cho bóng đá Thái Lan cũng như giảng dạy ở Việt Nam. Tôi thấy rằng bóng đá ở Đông Nam Á đang có những bước phát triển.
Video đang HOT
Indonesia và Myanmar đều đang dần vươn lên và nếu như bóng đá Malaysia không tiến bộ thì chúng ta có thể bị tụt hậu, thậm chí xếp dưới Myanmar.
Tôi từng làm việc thời gian dài với người Thái và thấy rằng họ tiến bộ rất nhanh. Tôi không muốn nói nhiều về Việt Nam bởi họ đã vượt xa phần còn lại ở khu vực Đông Nam Á, kể cả Thái Lan “.
Ông cho rằng bóng đá Việt Nam đã có bước phát triển thần kỳ, vượt qua phần còn lại của Đông Nam Á
Ông Lim Kim Chon cũng cho biết sẽ tập trung huấn luyện lứa cầu thủ mới của Malaysia để có thể bắt kịp với sự phát triển. Ông nói thêm: ” Bất kỳ điều gì trong quá khứ, bạn cần phải gạt sang một bên để tập trung toàn lực phát triển, đào tạo thế hệ HLV mới.
Ở Thái Lan, một trong những ưu tiên của tôi là kêu gọi các HLV mới tham gia vào các khóa học huấn luyện ở địa phương, điều được AFC công nhận. Khi tôi rời đi vào tháng 3, Thái Lan đã có một nhóm 15 người làm công tác đào tạo, trong đó, 2 người đã có bằng A, 4 người có bằng B.
Nguyên tắc của tôi là không bao giờ đi đường tắt. Tôi sẵn sàng dành thêm thời gian để giải thích cặn kẽ cho các học viên, thay vì chỉ dẫn họ đi đường tắt. Tất cả tới từ niềm đam mê. Nếu bạn theo đuổi công việc bằng cả trái tim thì bạn sẽ đi tới cùng “.
VFF họp bàn về kế hoạch tìm người thay thế ông Jurgen Gede
Dự kiến, cuộc họp Ban chấp hành (BCH) VFF ngày 13/5 sẽ bàn thảo những vấn đề nóng nhất hiện nay của bóng đá nội, như thể thức thi đấu của V-League 2020, cũng như vị trí Giám đốc kỹ thuật (GĐKT).
Về câu chuyện của GĐKT VFF, sau khi ông Jurgen Gede hết hợp đồng và rời VFF vào tháng 6 tới đây, tổ chức này sẽ phải tìm người thay thế.
Cứng cử viên sáng giá trước đó là ông Philippe Troussier (HLV đội U19 Việt Nam, hiện đang làm việc lâu dài tại trung tâm đào tạo trẻ PVF) khả năng sẽ không được chọn, ngồi ghế GĐKT nói trên.
Thay vào đó, rất có thể một nhà chuyên môn người châu Á sẽ đảm đương công việc này, với vai trò là tổng công trình sư cho các hoạt động bóng đá trẻ của VFF.
Các mục tiêu lớn trong năm của đội tuyển Việt Nam sẽ được BCH VFF thảo luận
Ngoài chuyện người kế nhiệm ông Jurgen Gede, vấn đề đáng quan tâm khác liên quan đến thể thức thi đấu của phần còn lại của V-League 2020: Rút gọn hay không rút gọn? Có khán giả hay không có khán giả? Có đội xuống hạng hay không có đội xuống hạng?
Dễ thấy là công ty tổ chức giải V-League là VPF hiện rất ngại phản ứng từ phía các đội bóng, sau khi các phương án mà họ đưa ra trước đây đều thiếu hợp lý, xa rời thực tế, dẫn đến những ý kiến phản đối gay gắt.
Chính vì thế, VPF không còn dũng khí để quyết định giải đấu do chính họ tổ chức, mà có thể sẽ đẩy vấn đề lên BCH VFF, chờ ý kiến của... tập thể.
Đặt trường hợp V-League 2020 không đá đầy đủ 24 lượt trận còn lại (2 lượt trận thuộc vòng 1 và vòng 2 đã thi đấu trước dịch Covid-19), giải sẽ diễn ra rút gọn theo hướng nào, sẽ chờ các uỷ viên BCH VFF cho ý kiến.
Ngoài ra, chuyện các mục tiêu trong năm 2020 của đội tuyển Việt Nam, mà cụ thể là ở vòng loại World Cup 2022 - khu vực châu Á, cùng AFF Cup diễn ra vào cuối năm, cũng sẽ được mang ra bàn thảo.
Trước đó, VFF từng đặt ra chỉ tiêu cho đội tuyển Việt Nam trong năm là giành quyền đi tiếp ở vòng loại World Cup, cũng như bảo vệ ngôi vô địch AFF Cup 2020.
Hiện tại, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lịch thi đấu của 2 giải đấu nói trên sẽ bị dồn vào cuối năm, mà lãnh đạo VFF, thông qua BCH, muốn nghe báo cáo đầy đủ từ Ban Tổng thư ký, về tình hình của các đội tuyển, các đối thủ, trước khi đi đến quyết định có điều chỉnh chỉ tiêu hay không? Và nếu điều chỉnh thì điều chỉnh như thế nào?
Chưa hết, do lịch thi đấu của bóng đá quốc tế hiện đã khác hẳn trước đây, nên quá trình chuẩn bị của đội tuyển Việt Nam trước vòng loại World Cup và AFF Cup cũng sẽ có thay đổi. Thế nên, việc chuẩn bị đối tượng cọ xát cho đội tuyển trong quá trình vừa nêu cũng sẽ được tính toán, báo cáo với BCH VFF!
VFF chia tay 'công thần' giúp bóng đá Việt Nam phát triển 4 năm qua Giám đốc kỹ thuật VFF, ông Juergen Gede sẽ không tiếp tục đồng hành cùng bóng đá Việt Nam sau 4 năm gắn bó với đóng góp lớn cho nhiều cấp độ đội tuyển quốc gia. Giám đốc kỹ thuật Juergen Gede (trái) chia tay bóng đá Việt Nam sau 4 năm gắn bó với nhiều thành công. (Ảnh: VFF) Liên đoàn bóng...