Chuyên gia mách cách Nga trị Mỹ nếu rút khỏi hiệp ước INF
Một trong những lời đáp trả có thể là tạo ra các tên lửa hành trình tầm siêu xa, đây là ý kiến của chuyên gia quân sự, Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị, tiến sĩ quân sự Konstantin Sivkov.
Nga cần đưa ra phản ứng bất đối xứng nếu Mỹ thực sự rút khỏi Hiệp ước về loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn ( INF). Một trong những lời đáp trả có thể là tạo ra các tên lửa hành trình tầm siêu xa, đây là ý kiến của chuyên gia quân sự, Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị, tiến sĩ quân sự Konstantin Sivkov.
“Cần tạo ra vũ khí tên lửa tầm siêu xa dựa trên tên lửa Kh-101/X-102 và triển khai với số lượng khoảng 400-500 tên lửa. Điều này sẽ tạo ra một mối đe dọa cho lục địa Mỹ. Những tên lửa này sẽ không đắt tiền, chúng có kích thước tương đối nhỏ. Hiện nay hệ thống phòng không của Mỹ chưa đủ hiệu quả để vô hiệu hóa các tên lửa loại này”, ông Sivkov nói.
Theo ông, Mỹ kỳ vọng rằng Nga sẽ đưa ra biện pháp đáp trả đối xứng để phản ứng trước việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF và cũng sẽ bắt đầu chế tạo các tên lửa tầm trung, và kết quả là “Nga sẽ trì hoãn cuộc tấn công vào châu Âu”. Chính vì vậy, theo quan điểm của ông Sivkov, cần phát triển các tên lửa tầm siêu xa để “tạo ra mối đe dọa xứng đáng cho Mỹ.” Theo chuyên gia, tầm xa của các tên lửa này sẽ đạt tới khoảng 10-12 nghìn km.
Trong khi đó, phản ứng về tuyên bố của Mỹ về hiệp ước INF, Trung Quốc cho rằng INF vẫn còn hết sức quan trọng, và việc Mỹ đơn phương rút khỏi cam kết này sẽ có tác động tiêu cực đa phương.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho biết: “Hiệp ước INF là thỏa thuận quan trọng nhằm kiểm soát vũ khí mà Mỹ và Liên Xô đã đạt được trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Văn kiện này đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định quan hệ quốc tế, duy trì sự cân bằng chiến lược và ổn định toàn cầu. Ngày hôm nay, thỏa thuận này vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn”.
“Việc Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận sẽ dẫn tới các tác động tiêu cực đa phương”, Bà Hua Chunying nhấn mạnh.
Theo Danviet
Bóng dáng 'diều hâu nước Mỹ' sau quyết định rút khỏi INF của Tổng thống Trump
Nhiều chuyên gia cho rằng "diều hâu nước Mỹ" - cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton chính là người đứng đằng sau tư vấn khiến Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi hiệp ước hạt nhân kéo dài hơn 30 năm với Nga.
Theo RT, ông Bolton có chuyến thăm tới Nga trong bối cảnh quan hệ giữa Matxcơva và Washington đang căng thẳng liên quan tới quyết định rút Mỹ khỏi INF của Tổng thống Trump.
Theo lịch trình dự kiến được điện Kremlin cung cấp, ông Bolton sẽ gặp Thư ký hội đồng an ninh Nga Nikolai Patrushev, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và có thể là Tổng thống Vladimir Putin.
Các cuộc họp này chắc chắn sẽ bị phủ bóng bởi quyết định rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà Tổng thống Trump đưa ra hôm 20/10.
Bộ Ngoại giao Nga không lâu sau tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ đã yêu cầu Washington đưa ra một lời giải thích thấu đáo về quyết định này trong khi nhiều quan chức cấp cao của Nga gọi đây là một hành động tống tiền, "quả bom quăng vào nỗ lực giải trừ hạt nhân" và gây nên một sự hỗn loạn trong việc kiểm soát vũ khí hạt nhân toàn cầu.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton. (Ảnh: Reuters)
Giới quan sát tin rằng một trong những nhân tố chính dẫn tới quyết định mà các chuyên gia Mỹ cho là sai lầm này là cố vấn an ninh John Bolton, người dù mới được bổ nhiệm vào tháng 3 năm nay nhưng đã nhanh chóng trở thành "kiến trúc sư" nhào nặn các chính sách đối ngoại có ảnh hưởng nhất ở Mỹ và cố vấn các hiệp ước kiểm soát vũ khí.
Một số nguồn tin của The Guardian và Washington Post nói rằng chính ông Bolton đã thuyết phục Tổng thống Trump rút khỏi INF. Theo truyền thông Mỹ, mặc dù nhà lãnh đạo Mỹ đã đưa ra tuyên bố rời bỏ hiệp ước này, nhưng đích thân ông Bolton sẽ chuyến lời trực tiếp tới Nga trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày tới Matxcơva.
INF được Liên Xô và Mỹ ký kết năm 1987 nhằm cấm việc phát triển, thử nghiệm và triển khai các loại tên lửa tầm bắn từ 500km đến 5.000km. Tuy nhiên, trong gần 3 thập kỷ qua, Mỹ và Nga đã nhiều lần cáo buộc nhau vi phạm hiệp ước.
Lầu Năm Góc không dưới một lần khẳng định Nga không tuân thủ INF và đang tìm cách phát triển tên lửa hành trình Novator 9M729 cho hệ thống Iskander-M bất chấp việc Matxcơva luôn phủ nhận cáo buộc này. Nga ngược lại nói chính Mỹ đã phá hủy các điều khoản của hiệp ước khi triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa có khả năng phóng các tên lửa hành trình tấn công Tomahawk đến Đông Âu
Theo RT, trong khi Mỹ và Nga là 2 nước duy nhất bị kiếm chế bởi INF, nhiều cường quốc đang nổi lên đặc biệt là Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây đang thoải mái phát triển hệ thống tên lửa tầm trung của họ.
Hôm 19/10, Tổng thống Trump từng đề cập tới một thỏa thuận INF mới nhưng điều kiện tiên quyết là Trung Quốc phải là một bên tham gia.
Ông Trump và ông Putin dự kiến có cuộc gặp thượng đỉnh lần 2 trong vài tháng tới, nhưng sự kiện này có thể sẽ bị trì hoãn lâu dài và nhiều khả năng 2 lãnh đạo sẽ chỉ có thể chạm mặt trong các sự kiện quốc tế mà 2 bên cùng tham dự.
Khi ông Trump và người đồng cấp Nga gặp nhau tại Helsinki, Phần Lan vào tháng 7, giới quan sát tin rằng đây là dấu hiệu khởi đầu cho một mối quan hệ ấm áp trong thời gian tới. Tuy nhiên, với những diễn biến mới đây, có lẽ mục tiêu của 2 bên trong tuần này đơn giản sẽ chỉ là tránh làm trầm trọng thêm xung đột.
SONG HY
Theo VTC
Nga cảnh báo Mỹ tấn công Belarus phải chịu hậu quả như tấn công Nga Nga se xem xét bât ky cuộc tấn công quân sự nao vào Belarus như cuộc tấn công vào Nga, Mikhail Babich, đai sư Nga tai Minsk tuyên bô. Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Belarus Lukashenko. "Chung tôi co một tuyên bô rất quan trọng, đối với các đối tác Belarus của chúng tôi, và đối với những người đang...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thực hư thông tin phái đoàn Trung Quốc bỏ họp giữa chừng với Mỹ

Rộ tin ông Trump sẽ được Qatar tặng máy bay Boeing 747 siêu sang

Một thỏa thuận, hai điều lợi

Tổng thống Trump chính thức triển khai chương trình cho người nhập cư tự trục xuất

Mỹ điều tra an ninh đối với máy bay thương mại, động cơ phản lực nhập khẩu

Chính quyền Trump tính đẩy nhanh xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Iran bày tỏ lập trường cứng rắn về quyền trong lĩnh vực hạt nhân

Mỹ công bố quy trình đầu tư ưu tiên cho các nước đồng minh

Nam Sudan: Lực lượng đối lập tuyên bố chiếm được khu vực biên giới

Pakistan và Ấn Độ cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn

Lý do Ukraine vẫn phụ thuộc vào tên lửa Patriot của Mỹ?

Ecuador để quốc tang các binh sĩ thiệt mạng trong vụ đụng độ gần biên giới Colombia
Có thể bạn quan tâm

Yamaha XMax 250 2025 ra mắt, giá từ 150 triệu đồng
Xe máy
08:06:39 12/05/2025
Cầu thủ nổi tiếng cưới hotgirl Bắc Giang, xinh đến mức Doãn Hải My thốt lên "xuất sắc", sau 3 năm nói thẳng một điều
Sao thể thao
08:04:50 12/05/2025
Xe sedan dài hơn 4,9 mét, công suất 480 mã lực, trang bị tiên tiến, giá hơn 700 triệu đồng
Ôtô
08:00:06 12/05/2025
Doanh nhân 25 tuổi cưới vợ 46 tuổi, sau đám cưới cái kết thật bất ngờ
Netizen
07:59:42 12/05/2025
Cần thủ 'vui hơn trúng số' khi câu được cá chép nặng 47 kg
Lạ vui
07:55:42 12/05/2025
Chuẩn tướng Campuchia bị bắt liên quan một nữ doanh nhân ở Siem Reap
Pháp luật
07:52:51 12/05/2025
Làm sao để giảm cân mà vẫn giữ cơ?
Làm đẹp
07:38:39 12/05/2025
AI 'đổ bộ' Chrome và Android, những kẻ lừa đảo hết đường 'làm ăn'
Thế giới số
07:33:42 12/05/2025
Á hậu Thuỷ Tiên nghi liếc Minh Anh, Vũ Thuý Quỳnh ẩn ý, Hương Giang nhắc nhở?
Sao việt
07:29:26 12/05/2025
Hồ Ngọc Hà, Trúc Nhân 'đổ gục' trước thí sinh nhỏ tuổi nhất Điểm hẹn tài năng
Tv show
07:10:21 12/05/2025