Chuyên gia lý giải vì sao phun thuốc xong, muỗi vẫn bay đầy nhà
Một số con muỗi nhạy với hóa chất sẽ chết ngay, còn những con kháng thuốc sẽ sinh ra thế hệ sau có thể kháng thuốc.
Bệnh nhân sốt xuất huyết nằm chen chúc tại BV Bạch Mai
Dịch bệnh sốt xuất huyết đã làm nóng dư luận trong thời gian qua. Đến thời điểm này, Hà Nội dẫn đầu cả nước về số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết (19.962 người mắc sốt xuất huyết, 7 người tử vong).
Tại cuộc giao ban trực tuyến của thành phố Hà Nội về phòng chống sốt xuất huyết, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, dư luận băn khoăn về chất lượng hoá chất hoà vào nước phun diệt muỗi không đảm bảo dẫn đến muỗi không chết.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến lo lắng: Liệu có phải muỗi đang khỏe hơn nên nhiều nơi, cứ 10 ngày phun thuốc một lần nhưng muỗi vẫn còn?
Trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương cho biết, không có chuyện muỗi năm nay khỏe hơn so với mọi năm.
Theo BS Chính, thông thường muỗi có vòng đời sống trung bình khoảng 1 tháng. Nếu sau khi phun thuốc muỗi, muỗi có thể chết luôn trong vòng 1-2 giờ.
“Sở dĩ những gia đình vừa phun thuốc muỗi, sau đó lại thấy muỗi xuất hiện là do vẫn còn các ổ bọ gậy trong nhà. Vì thế, sau khoảng thời gian phun thuốc muỗi, bọ gậy lại nở thành muỗi con và lại sống lại bình thường”, bác sĩ Chính cho hay.
Tiến sĩ Vũ Đức Chính cũng cảnh báo các yếu tố nguy cơ khiến muỗi có thể kháng thuốc trong tương lai. Việc người dân tự ý thuê người hoặc mua thuốc về phun không hẳn có lợi, thậm chí còn có khả năng gây hại và phản tác dụng nếu phun không đúng cách.
Video đang HOT
Nếu phun không đúng liều lượng, quy trình, thậm chí không đúng hóa chất sẽ không tiêu diệt được muỗi. Trong khi đó, có thể tăng nguy cơ muỗi bị nhờn thuốc, kháng thuốc.
Liều phun không đúng thì muỗi sẽ không chết. Một số con muỗi nhạy với hóa chất sẽ chết ngay, còn những con kháng thuốc sẽ sinh ra thế hệ sau có thể kháng thuốc. Điều này dẫn tới cả quần thể kháng thuốc, khi xảy ra dịch bệnh thì việc xử lý dịch vô cùng khó khăn.
Theo Tiến sĩ Vũ Đức Chính, ở các nước khác trên thế giới cũng dùng thuốc phun muỗi giống Việt Nam. Muỗi chết trong vòng 1 -2 giờ sau khi phun.
Tiến sĩ Vũ Trọng Dược, Thư ký Chương trình sốt xuất huyết Dengue khu vực miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho biết, phun hóa chất có tác dụng tiêu diệt muỗi tức thời tại thực địa. Khi ổ dịch xảy ra thì đàn muỗi tại khu vực đó nhiễm virus dengue, vì thế cần phun thuốc để diệt nguồn gây bệnh tại thời điểm đó, không cho đốt sang người lành để truyền bệnh.
Vì thế, nếu phun hóa chất không đúng cách, không có máy phun chuyên dụng, không đủ liều dẫn đến muỗi tăng sức đề kháng, vô tình làm muỗi khỏe hơn trong tương lai.
Theo TS Dược, để phòng chống sốt xuất huyết, Bộ Y tế cho phép lưu hành 3 hóa chất diệt muỗi gồm deltamethrine, permethrine và malathion. Hiện kết quả nghiên cứu, thử hiệu lực, khả năng kháng của muỗi với 3 hóa chất này có hiệu lực rất tốt. Song tiến sĩ Dược cũng nhìn nhận tại một số điểm ở Hà Nội có hiện tượng muỗi đã tăng sức chịu đựng với hóa chất.
Bên cạnh đó nếu chỉ phun thuốc diệt muỗi ở phạm vi một gia đình phun trong khi hàng xóm không phun thuốc thì tác dụng sẽ rất ít. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi phun xịt thuốc, muỗi từ bên ngoài lại bay vào nhà.
Các chuyên gia khuyến cáo phun hóa chất diệt muỗi không phải là giải pháp duy nhất. Biện pháp quan trọng nhất là người dân cần phải diệt các ổ bọ gậy, loăng quăng xung quanh nhà.
Theo Danviet
Diêm dân Nghệ An đua nhau "cướp nắng" với trời, làm muối xuất khẩu
Sau những ngày mưa bão, diêm dân Quỳnh Lưu (Nghệ An) tranh thủ 'cướp nắng' để sản xuất muối. Thời tiết thuận lợi, muối được mùa, được giá, diêm dân hết sức phấn khởi.
Thời tiết nắng nóng như hiện nay là điều kiện tốt nhất để bà con các xã vùng ven biển Quỳnh Lưu xuống đồng sản xuất muối. Công việc thu gom muối được diễn ra vào cuối chiều. Ảnh: Việt Hùng
Dưới cái nắng chói chang buổi chiều, ông Bùi Văn Mai (79 tuổi ở xã An Hòa) đang khẩn trương nạo muối để thu gom. Với diện tích 120 m2, ngày hôm nay ông sản xuất được gần 200 kg muối, thu nhập hơn 350.000 đồng/ngày. Ảnh: Việt Hùng
Theo bà con cho biết, năm nay giá muối được thương lái thu mua cao hơn các năm trước; như năm ngoái giá 1.000 - 1.200 đồng/kg thì thời điểm hiện tại giá lên tới 1.800 - 2.300 đồng/kg (tăng 800 - 1.000 đồng/kg). Ảnh: Việt Hùng
Muối được giá, bà con diêm dân tranh thủ trời nắng xuống đồng để sản xuất muối. Trong ảnh: Chị Nguyễn Thị Dung đang cào để lấy một phần đất cho vào ô chát lọc. Ảnh: Việt Hùng
Nghề làm muối là công việc khá vất vả, người dân phải "phơi mình" giữa cái nắng chói chang mới làm ra được hạt muối trắng. Tuy nhiên, giá muối tăng cao đã phần nào khuyến khích, động viên bà con bám nắng sản xuất. Ảnh: Việt Hùng
Sau khi thu gom, bà con vận chuyển muối cho vào kho dự trữ. Nếu thu mua tại chỗ giá muối được thương lái trả 1.800 đồng/kg; nếu đóng bao bì đi tiêu thụ thì giá tăng lên 2.300 đồng/kg. Ảnh: Việt Hùng
Ông Hồ Hữu Thuận - một hộ thu mua muối ở xã An Hòa cho biết, từ tháng 5 đến nay, muối mua vào đến đâu, bán ra đến đó, không ứ đọng hàng như các năm. Mỗi ngày, ông Thuận thu mua khoảng 10 tấn muối của diêm dân. Ảnh: Việt Hùng
Xã An Hòa là địa phương có diện tích muối lớn nhất huyện Quỳnh Lưu, với 140 ha; từ đầu vụ đến nay, sản lượng muối đạt khoảng 14.000/ 19.000 tấn của cả năm. Bình quân các năm, doanh thu từ sản xuất muối của xã đạt khoảng 20 tỷ đồng. Năm nay, giá trị ước đạt khoảng 28 tỷ đồng. Ảnh: Việt Hùng
Không chỉ diêm dân An Hòa, nhiều hộ làm muối các xã Quỳnh Thuận, Quỳnh Yên, Quỳnh Minh, Quỳnh Thọ... cũng đang "chớp nắng" để đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Với 600 ha, sản lượng muối toàn huyện đạt khoảng 60.000 tấn/năm. Ảnh: Việt Hùng
Trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn huyện hình thành các nhà máy chế biến muối tinh, muối I ốt xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đây là điều kiện để vùng nguyên liệu muối Quỳnh Lưu phát triển rộng lớn, đồng thời giúp bà con yên tâm sản xuất, không lo về đầu ra sản phẩm.
Theo Việt Hùng (Báo Nghệ An)
Hà Tĩnh: Xã xả cống nước ngọt đột ngột, diêm dân mất mùa muối Thời gian gần đây, hàng trăm diêm dân ở xóm Châu Hạ, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang sống trong cảnh "dở khóc, dở cười" vì UBND xã cho xả cống nước ngọt đột ngột, làm nước biển bị ngọt hóa, chất lượng muối kém. Diêm dân méo mặt Mấy ngày qua, phóng viên báo Dân Việt liên tục nhận...