Chuyên gia lý giải vì sao không giãn cách cả nước mà chỉ ở 19 tỉnh thành
Đợt dịch thứ 4 xuất hiện tại 58 tỉnh thành, gần đây có sự gia tăng mạnh tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang… TS Trần Đắc Phu cho biết việc thực hiện giãn cách là theo mức độ nguy cơ.
Tính từ đầu vụ dịch nay, nước ta đã có hơn 51.000 bệnh nhân, riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4) đã có hơn 48.000 ca bệnh. Từ đầu tháng 7, số ca mắc Covid-19 tại nước ta liên tục tăng. Gần đây số ca mắc mới trong một ngày đều trên 3.300.
Dịch đã xuất hiện ở 58/63 tỉnh thành trên cả nước, trong đó có 12 tỉnh thành đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới. Nhiều người đặt câu hỏi vì sao chỉ giãn cách từng tỉnh, từng khu vực mà không giãn cách toàn quốc.
Từ đầu tháng 7, số ca mắc mới trong một ngày tại nước ta liên tục tăng.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết việc thực hiện giãn cách xã hội phải dựa theo các mức độ nguy cơ dịch bệnh, nguy cơ ở mức nào thì lựa chọn giãn cách cho phù hợp.
Vừa qua Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 ban hành quyết định quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, có thể thực hiện giãn cách đến tận cấp xã, huyện, tỉnh/thành phố, khu vực hoặc trên toàn quốc.
Tình hình dịch vừa qua có nguy cơ ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang và một số tỉnh khác. Vì thế, sau khi đánh giá nguy cơ, Thủ tướng quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố theo quy định tại Chỉ thị số 16 đối với 19 tỉnh, thành phố phía Nam. Đây là những địa phương có mối giao lưu, quan hệ vùng rất lớn, dịch cũng đã xảy ra rải rác ở các tỉnh.
Nơi điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Đồng Nai.
Theo TS Phu, đây là một biện pháp để ngăn chặn lây lan dịch bệnh giữa các tỉnh trong khu vực với nhau, đặc biệt từ TPHCM. Việc giãn cách này không những để bảo vệ cho các khu vực khác, nguy cơ thấp hơn mà bảo vệ ngay cả trong chính tỉnh, thành phố đó (trong cùng một tỉnh có vùng nguy cơ thấp, có vùng nguy cơ cao).
Video đang HOT
“Tuy nhiên, dù có giãn cách thế nào thì cũng phải thực hiện rất nghiêm, tránh hiện tượng bên ngoài chặt, bên trong lỏng, không mang lại hiệu quả”, TS Phu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý tùy tình hình, đặc điểm của mỗi địa phương mà có cách giãn cách cho phù hợp, để vẫn đảm bảo phòng chống dịch nhưng không ảnh hưởng một cách không đáng có tới an sinh xã hội của người dân cũng như vấn đề sản xuất kinh doanh.
TS Phu cũng nhấn mạnh hai khía cạnh khi giãn cách theo Chỉ thị 16. Thứ nhất là thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 rất nghiêm ngặt, nhưng vẫn phải sản xuất kinh doanh, phân phối hàng thiết yếu. Vì thế, các địa phương phải tính toán loại hình sản xuất kinh nào phải sắp xếp lại để vừa chống dịch được vừa lao động được.
Thứ hai là phải tính toán đến vấn đề giao thông, sắp xếp lại để không gây ách tắc, vẫn lưu thông nhưng vẫn phải chống dịch được. Đấy là nguyên tắc còn tùy từng địa phương áp dụng cho phù hợp. Đặc biệt là vấn đề xe liên tỉnh, xe liên huyện cần nghiên cứu kỹ.
“Cá nhân tôi cho rằng không nên đặt ra các barie không cần thiết, giấy xét nghiệm trái quy định của cấp có quyền, tránh hiện tượng từ việc chúng ta áp dụng chống dịch nhưng vô hình chung lại tạo thành các đám đông, tạo thành ách tắc ảnh hưởng tới không những vấn đề làm ăn kinh tế mà còn ảnh hưởng tới công tác chống dịch”, TS Phu nhấn mạnh.
Chuẩn bị cho kịch bản xấu và xấu hơn
“Đợt dịch này không như các lần trước, Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và đang chuẩn bị cho kịch bản xấu và xấu hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh trong cuộc họp gần đây.
“Bộ Y tế phải chuẩn bị kịch bản dài hơi với việc mua sắm sinh phẩm chẩn đoán do nhu cầu rất lớn, với đặc tính sinh học lây lan nhanh của biến chủng virus đợt này”, Bộ trưởng nói. Bộ Y tế sẽ đàm phán mua trực tiếp với các nhà sản xuất lớn trên thế giới như Hàn Quốc, châu Âu, Trung Quốc… về xét nghiệm nhanh; tăng cường sản xuất trong nước về xét nghiệm Realtime RT-PCR.
Đầu tuần tới, có khoảng 7 triệu test nhanh về Việt Nam qua các nguồn viện trợ. Bộ Y tế sẽ ưu tiên cho các tỉnh có tình hình dịch phức tạp.
Từ 0h ngày 19/7 sẽ có thêm 16 tỉnh thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Trước đó đã có 3 tỉnh thành thực hiện Chỉ thị 16 là TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến cáo người dân ở tại nhà, chỉ khi thật sự cần thiết mới ra khỏi nhà, hạn chế mọi sự tiếp xúc của mình với người ngoài xã hội, không tụ tập đông người (không quá 2 người tại các khu ngoài công sở, bệnh viện, trường học. Tất cả các cơ sở chuyển sang trạng thái làm việc online hoặc có biện pháp giãn cách để đảm bảo tất cả các biện pháp phòng chống dịch.
Sài Gòn giãn cách nhưng không...xa cách: 'Thuyền trứng' lan tỏa yêu thương đến cộng đồng
Những ngày TP. HCM giãn cách theo Chỉ thị 16, anh Lê Văn Lộc, Uỷ viên BCH Công đoàn trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cùng những người bạn vận động quyên góp nhu yếu phẩm để giúp đỡ bà con có hoàn cảnh khó khăn.
Cả gia đình anh Lộc cùng nhau gấp những chiếc thuyền giấy "chở" trứng gà cho người dân khu vực bị phong tỏa. Ảnh NVCC
Cả nhà xếp thuyền trứng trong những ngày Sài Gòn giãn cách
Trong những ngày Sài Gòn giãn cách, khi chuẩn bị nhu yếu phẩm gửi đi hỗ trợ, gia đình anh Lộc đã gặp khó khăn trong việc đóng gói trứng gà:"Với số lượng hơn 1.000 trứng gà ta được đựng trong một thùng xốp lớn nên ban đầu chúng tôi không biết làm sao để đóng gói vì trứng rất dễ bị vỡ khi di chuyển. Thế là "trong cái khó ló cái khôn", cô cháu gái của tôi đã nghĩ ra ý tưởng dùng giấy xếp thành những chiếc thuyền nhỏ, lót một lớp trấu dưới đáy thuyền sau đó mới đóng gói" anh Lộc kể lại.
Nhờ ý tưởng độc đáo của cô cháu gái mà gia đình anh Lộc có dịp quây quần bên nhau trổ tài khéo tay để làm ra 100 chiếc thuyền giấy đựng trứng gà. Nhữngchiếc thuyền giấy đựng trứng rất chắc chắn, giữ được trứng không bị vỡ trong quá trình di chuyển đến các điểm bị phong tỏa.
Trứng được đóng gói cẩn thận để hạn chế bị vỡ khi di chuyển. Ảnh NVCC
Lê Gia Hy (16 tuổi), con trai anh Lộc, chia sẻ: "Tôi cảm thấy may mắn vì có được cuộc sống đầy đủ hơn nhiều người nên việc san sẻ với những mảnh đời khó khăn hơn là điều hết sức cần thiết. Cùng nhau xếp những chiếc thuyền giấy để đóng gói trứng là một việc làm rất ý nghĩa đối với tôi vì nó vừa giúp gia đình có những phút giây gắn kết vừa giúp các cô chú có bữa ăn ngon".
Anh Lộc cho biết khoảng thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, do nhu cầu quá lớn nên rất khó tìm mua trứng, vợ anh phải nhờ một người quen đặt hàng từ Tiền Giang với số lượng hơn 1.000 trứng gà ta.
Nụ cười của người dân là nguồn năng lượng
Là người nghiện làm thiện nguyện, công tác xã hội nên ngay từ đợt dịch đầu tiên vào năm 2020, anh Lộc đã cùng người bạn thân là chị Quan Tuyết Vân (Trưởng Ban Điều hành khu phố 3, phường 14, quận 11, TP.HCM) kêu gọi quyên góp giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Đến thời điểm hiện tại, anh Lộc và chị Vân vẫn tiếp tục gõ cửa từng nhà xin quyên góp để mua rau củ, mì gói, gạo,...giúp người nghèo bớt đi gánh nặng cơm áo, gạo tiền trong những ngày "Sài Gòn đổ bệnh".
Hàng trăm kg rau củ đang chờ để đến tay người dân nghèo. Ảnh NVCC
"Chúng tôi muốn làm nhịp cầu nối giữa những người cho và người nhận để cả hai cùng tìm đến hạnh phúc. Đó là sự sẻ chia thiết thực bằng những phần quà thiết yếu cho cuộc sống. Đối tượng mà chúng tôi quan tâm nhiều nhất là bà con đang trong những khu phong tỏa, những người bán vé số, hàng rong,...có hoàn cảnh khó khăn và các em sinh viên", chị Vân chia sẻ.
Làm thiện nguyện đã khó nhưng làm trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì càng nhiều thử thách. Theo lời anh Lộc, mọi công việc đã được lên kế hoạch từ trước nhưng đến ngày nhận rau,trứng,.. thì bị hủy đơn hàng vì không vận chuyển được vào thành phố. Có lúc đặt được hàng nhưng vì thời gian vận chuyển quá lâu khiến số rau củ bị hư hỏng hơn một nửa.
Niềm vui của người dân khi nhận được sự hỗ trợ thiết thực và kịp thời. Ảnh NVCC
"Những lúc như vậy tất cả mọi người điều rất sốc, nhưng cũng nhanh chóng lấy lại tinh thần tìm kiếm nguồn hàng khác để kịp giúp đỡ bà con. Cũng nhờ những người bạn, học trò cũ giúp đỡ mà chúng tôi đã tìm được gần 100 kg rau tươi để kịp đi hỗ trợ vào ngày 15.7 vừa rồi" anh Lộc nói.
Dù vất vả, khó khăn là thế nhưng đối với anh Lộc, chị Vân niềm vui, nụ cười của người dân nghèo khi được cầm trên tay món quà hỗ trợ khiến họ như được tiếp thêm năng lượng và sức mạnh.
"Mọi công đoạn đều được 2 chị em lên kế hoạch và chuẩn bị từ trước, khi thực hiện thì rất may mắn có được sự hỗ trợ chuyển hàng từ các anh công an phường, các bạn bên Đoàn thanh niên và các lãnh đạo địa phương" anh Lộc chia sẻ.
Trong những ngày sài Gòn giãn cách, anh Lộc, chị Vân đã cùng nhau quyên góp được hàng trăm kg rau, trứng, thịt,... nhu yếu phẩm hỗ trợ các khu vực bị phong tỏa tại quận 11, ký túc xá ĐH Sư phạm TP.HCM... Vào ngày 19.7 nhóm anh Lộc, chị Vân sẽ tiếp tục hỗ trợ 500 ổ bánh mì nướng đến 3 khu cách ly trên địa bàn quận 11, sinh viên KTX Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM và hơn 250 kg lương thực cho Đoàn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM hỗ trợ sinh viên ở trọ bị "kẹt" lại thành phố.
Tiếp tục giãn cách, 4 phụ nữ Sài Gòn nổi lửa nấu cơm giúp cả ngàn người Chị Chun đang trong bếp thì chạy vào bàn, tới giờ họp trực tuyến. Trao đổi xong xuôi, sếp nói 'thôi nhặt rau tiếp đi'. Ai cũng biết Chun vừa làm việc vừa nổi lửa nấu cơm tặng người cần khi Sài Gòn giãn cách nên rất quý. Bánh mì kẹp Sài Gòn, một trong những món ăn những người phụ nữ làm...