Chuyên gia lý giải vì sao giải cứu bé Hạo Nam khó khăn?
Các lực lượng cứu hộ, cứu nạn vẫn đang nỗ lực hết sức nhằm sớm kéo cọc bê tông và đưa thi thể bé Hạo Nam lên.
Đến hôm nay đã là ngày thứ 12 kể từ khi bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) không may bị rơi vào ống cọc bê tông tại cầu Rọc Sen, Đồng Tháp. Các lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực hết sức nhằm kéo cọc bê tông và đưa thi thể bé Nam lên.
Nhiều người cũng thắc mắc và đặt câu hỏi vì sao việc kéo ống cọc bê tông lên lại khó khăn và mất nhiều thời gian như vậy? Ngoài những yếu tố về địa chất, thiết bị thiếu, thì yếu tố về kỹ thuật cũng được các chuyên gia lý giải.
Lực lượng cứu hô, cứu nạn đang nô lực ngày đêm thực hiên phương án nhô cọc đưa bé Hạo Nam lên.
Giám đốc một công ty chuyên xây dựng các cầu lớn ở phía Nam cho biết, phương án cứu nạn hiện nay của các lực lượng chức năng đang đi đúng hướng và không thể nóng vội được mà phải cẩn trọng, kiên trì.
Vị này lý giải: “Ống cọc bê tông được đóng xuống sâu vào lòng đất đến 35m, xung quanh là lớp đất sét bám chặt vào cọc. Khi kéo lên, lớp đất sét càng bám chặt vào cọc hơn, tạo lực ma sát rất lớn”.
Cùng với đó, khi cọc kéo lên, sẽ tạo hiệu ứng hút chân không, vì khoảng không gian mà cọc đã đóng xuống. Có thể hình dung như một xilanh kim tiêm, khi bịt lại một đầu, việc kéo xi lanh lên sẽ khó khăn, vì phía dưới là chân không. Cả hai yếu tố ma sát và chân không khiến việc kéo cọc lên không hề dễ dàng như nhiều người nghĩ.
Thứ hai, ống cọc bê tông dài 35m nhưng được nối bởi 3 cọc bằng 2 mối hàn và chỉ hàn vỏ cọc bên ngoài, không phải hàn toàn bộ cọc. Các mối hàn này chịu lực đóng xuống rất tốt, nhưng chưa hẳn chịu lực kéo lên tốt. Vì vậy, nếu kéo căng quá có thể gây đứt mối hàn, có thể kéo lên được 2 cọc, 1 cọc bị đứt nằm ở lại dưới sâu sẽ càng khó khăn hơn.
Video đang HOT
Dùng búa rung để rung cọc, nhằm vắt ra nước, giảm ma sát giữa lớp đất sét và cọc bê tông, giúp quá trình kéo lên thuận lợi hơn. Nhưng nếu rung quá nhiều cũng có khả năng làm đứt mối hàn giữa các cọc. Trường hợp xấu cũng có thể làm đứt mối nối.
“Giải pháp mà các lực lượng đang thực hiện là đúng phương pháp, phải cẩn trọng, kiên trì. Dùng khoan xoắn để khoan, phá, làm tơi lớp đất sét mới dễ dàng kéo cọc bê tông lên”, vị này nói.
Có mặt tại hiện trường trong những ngày qua, ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp, Tổ trưởng Tổ điều hành cứu nạn, cứu hộ tại công trình cầu Rọc Sen cho biết, ai cũng nóng lòng kéo cọc bê tông lên để đưa bé Hạo Nam về với gia đình, nhưng việc triển khai gặp nhiều khó khăn.
Các lực lượng đã huy động cần cẩu 35 tấn, 50 tấn và 80 tấn đến công trường. Việc vận chuyển các thiết bị này vào rất khó vì phải đi bằng đường thuỷ, nhưng lại mắc kẹt tại các cầu nhỏ dân sinh, phải chờ con nước xuống nên mấy ngày mới vào được.
Hiên đã tập kết các thiết bị gầu cạp đất, cẩu 80 tấn, khoan rung 180kV, đầu khoan cọc nhồi đường kính 0,6 – 1m, ống vách đường kính 1m và 2m. Đóng xong khung vây ván thép vòng ngoài để giữ ổn định cho thiết bị thi công.
Đồng thời, đã lắp xong 2/5 tầng khung chống và đã đào đất được 1 phía vách đến cao độ khoảng 13 – 14m so với mặt đất. Tất cả lực lượng đều ăn ngủ tại chỗ, chia các ca làm việc 24/24h với nỗ lực hết mình để làm sao đưa bé Nam lên càng sớm càng tốt.
Trước đó vào khoảng 11h30 ngày 31/12/2022, bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 bạn trong xóm vào công trình cầu Rọc Sen (đường tỉnh lộ 857, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình) để nhặt sắt vụn.
Lúc đi qua công trình đang thi công, bé Nam lọt xuống ống cọc bê tông (đường kính 25cm, rỗng bên trong, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m). Phát hiện sự việc, các em đi cùng hô hoán để người lớn ứng cứu nhưng bất thành.
Khoảng 30 phút sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng cứu hộ có mặt, triển khai nhiều phương án để cứu bé trai. Sau đó, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã huy động hàng trăm người tham gia cứu hộ.
Sau nhiều ngày cứu nạn, tối 4/1, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp xác định bé Hạo Nam đã tử vong.
Bắt đầu gắn cáp kéo ống trụ bê tông cứu bé trai
Dù việc làm tơi đất sét dưới sâu khá khó khăn nhưng lực lượng tại hiện trường đang nỗ lực hoàn thành những công đoạn cuối để cứu cháu bé vào sáng nay (4/1).
Để đẩy nhanh tiến độ cứu nạn bé trai 10 tuổi rơi xuống ống cọc bê tông ở công trình cầu Rọc Sen (xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp), suốt đêm 3/1 đến sáng nay (4/1) lực lượng tại hiện trường khẩn trương dùng phương pháp khoan xoáy nước áp lực lớn tạo độ tơi đất kết hợp khoan guồng xoắn.
Trong sáng nay, lực lượng tại hiện trường khoan tới độ sâu cần thiết gần đáy để thực hiện việc rút ống cọc bê tông. Ảnh: T.L
Thành viên cứu nạn cho hay, càng khoan xuống sâu thì gặp phải lớp đất sét, kết cấu chặt nên khá gian nan. Tuy nhiên, đến sáng nay, đã tiến đến gần đáy ống cọc bê tông.
Dự kiến, sáng nay sẽ dùng thiết bị chuyên dụng kéo ống cọc bê tông lên theo hướng thẳng đứng, sau đó tiến hành cưa, cắt từng đoạn.
7h30 sáng 4/1, lực lượng Công binh của Quân khu 9 đã thực hiện gắn cáp vào ống cọc bê tông.
Lực lượng công binh thực hiện gắn cáp vào ống cọc bê tông. Ảnh: T.L
Thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Phó Tư lệnh Quân khu 9 (ảnh phải) kiểm tra trước khi gắn cáp vào ống cọc bê tông
Như đã thông tin, trưa 31/12/2022, bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 người bạn vào công trình cầu Rọc Sen để nhặt phế liệu.
Lúc đi qua công trình đang thi công, Nam rơi xuống ống trụ bê tông đường kính 25cm đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m.
Hiện lực lượng tại hiện trường đang thực hiện các công đoạn cuối. Một số hình ảnh tại hiện trường vụ cứu nạn bé trai 10 tuổi:
Các lực lượng nỗ lực để đẩy nhanh tiến độ cứu nạn. Ảnh: T.L
Suốt đêm 3/1 đến sáng nay (4/1) lực lượng tại hiện trường khẩn trương dùng phương pháp khoan xoáy nước áp lực lớn kết hợp khoan guồng xoắn. Ảnh: T.L
Càng khoan xuống sâu càng gặp phải lớp đất sét kết cấu chặt. Ảnh: T.L
Lý do phải liên tục thay đổi phương án cứu nạn cháu bé 10 tuổi Mỗi phương án đều đi kèm rủi ro nhất định. Vì thế, qua gần 4 ngày đêm cứu nạn, lực lượng chức năng phải thay đổi nhiều phương án để đảm bảo an toàn cao nhất. Tính đến hiện tại, đã qua gần 4 ngày, đêm kể từ khi bé trai Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) rơi xuống ống cọc bê tông...