Chuyên gia lý giải nguyên nhân đồng Rúp Nga phục hồi phi thường
Sau khi mất gần một nửa giá trị vào tháng Ba do các lệnh trừng phạt từ phương Tây, đồng Rúp Nga đã phục hồi lên mức cao nhất trong hơn hai năm qua.
Theo đài RT, ông Sergey Kopylov, đối tác của công ty tư vấn BSC và là nhà nghiên cứu chính tại Đại học Kinh tế Nga Plekhanov, đã lý giải về khả năng phục hồi của đồng Rúp.
Theo nhà nghiên cứu này, phương Tây đã vi phạm về nghĩa vụ đối với Nga khi đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga. Ông nói: “Đây là hành vi kiểu như tẩy chay khi bãi bỏ các quy tắc của quan hệ tài chính quốc tế dựa trên tổng mức hoán đổi hoàn vốn toàn cầu, phân bổ lại rủi ro, đảm bảo quyền tài sản và phân phối quyền sở hữu”.
Đồng Rúp Nga và USD. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Chính những quy tắc này đã xác định tỷ giá hối đoái cũ của đồng Rúp và các phương pháp tiếp cận mà chúng ta đã quen thuộc, thế nhưng những quy tắc đó không còn được áp dụng nữa.
Theo ông Kopylov, đồng Rúp mạnh lên là do đồng Rúp hiện nay hoàn toàn dựa vào xuất khẩu và nhập khẩu. Giá trị của đồng tiền này được xác định theo sức mua tương đương (PPP). Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính PPP của đồng tiền Nga vào cuối năm 2021 là 29,127 Rúp trên 1 USD. Theo chỉ số Big Mac, tỷ giá đó đứng ở mức 23,24 Rúp đổi 1 USD.
Chuyên gia Kopylov cũng lưu ý rằng trước khi có các lệnh trừng phạt, sự suy yếu giả tạo của đồng tiền Nga là do dòng vốn chảy ra. Như vậy, vào năm 2021, xuất khẩu ròng (xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ vượt quá nhập khẩu) lên tới 122 tỷ USD. Ông nói, số tiền thu được từ ngoại hối đó được sử dụng để mua tài sản nước ngoài.
Ông Kopylov cho biết: Vào thời điểm xảy ra các lệnh trừng phạt và phương Tây vi phạm các nghĩa vụ tài chính đối với Nga, dòng chảy này đã trở nên bất khả thi. Do đó, con số 58 tỷ USD mà nền kinh tế Nga nhận được trong quý đầu tiên đã gây áp lực tăng giá của đồng Rúp.
Ông Kopylov kết luận: “Đánh giá của các chuyên gia cho thấy trong những điều kiện này, đồng Rúp có thể mạnh lên ở mức 45-50 Rúp đổi 1 USD nếu không có sự điều chỉnh trong chính sách tiền tệ”.
Đồng tiền của Nga đã được giao dịch quanh mức 69 Rúp đổi 1 USD vào ngày 6/5. Trước đó, ngày 5/5, giá trị đồng Rúp của Nga so với đồng USD đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2020 nhờ sự hỗ trợ từ các biện pháp kiểm soát vốn.
Cụ thể, vào đầu phiên giao dịch trên sàn giao dịch Moskva, đồng Rúp được giao dịch ở mức 65,31 Rúp/1 USD. Đến 13h39 giờ GMT (20h39 theo giờ Việt Nam), tỷ giá 1 USD đổi được 66,14 Rúp, mạnh hơn 0,2% so với mức đóng cửa trong phiên giao dịch trước đó một ngày. Mức cao nhất ghi nhận được trong phiên sáng 5/5 là mức chưa từng thấy kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. So với đồng Euro, đồng Rúp cũng mạnh hơn 0,3%, giao dịch ở mức 70,20 Rúp/1 Euro, mức cao nhất kể từ tháng 2/2020.
Đồng Rúp đã tăng giá trong vài tuần qua nhờ các công ty chuyên xuất khẩu bắt buộc phải chuyển đổi ngoại tệ. Ngoài ra, nhu cầu đối với đồng USD và Euro suy yếu trong bối cảnh nhập khẩu suy giảm và các hạn chế đối với các giao dịch xuyên biên giới cũng góp phần khiến giá trị đồng Rúp so với đồng USD và Euro đi lên.
Thị trường đang hướng chú ý vào các biện pháp trừng phạt mới dự kiến của phương Tây nhằm vào Nga, bao gồm cả lệnh cấm vận dầu mỏ. Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đề xuất cấm vận dầu mỏ từng bước, cũng như trừng phạt các ngân hàng lớn của Nga và cấm các hãng truyền thông Nga phát sóng tại châu Âu.
Chứng khoán Mỹ chứng kiến phiên giảm tồi tệ nhất trong 2 năm qua
Trong phiên giao dịch ngày 5/5, chứng khoán Mỹ chịu tổn thất nặng nề do hoạt động bán tháo trên diện rộng giữa những lo ngại về sự thay đổi chính sách tiền tệ và rủi ro kinh tế gia tăng do vấn đề lạm phát.
Giao dịch viên làm việc tại sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ ngày 4/5/2022. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm (3,1%) xuống 32.997,97 điểm, đánh dấu phiên giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 6/2020, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 3,6% xuống 4.146,87 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 5% xuống 12.317,69 điểm. Mức giảm này là một sự đảo ngược đáng kể so với phiên giao dịch ngày 4/5 khi chứng khoán Mỹ đồng loạt đi lên sau khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố tiếp tục tăng lãi suất.
Chuyên gia Angelo Kourkafas thuộc công ty dịch vụ tài chính Edward Jones (Mỹ) đánh giá tuyên bố tăng lãi suất của FED là tín hiệu về một trong những chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ. Theo chuyên gia này, khi FED thắt chặt chính sách tiền tệ với tốc độ nhanh, có một số người lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế sẽ giảm tốc.
Bộ Thương mại Mỹ ngày 4/5 vừa công bố số liệu cho thấy thâm hụt thương mại trong tháng 3 đã tăng 22,3% so với tháng trước đó, lên mức 109,8 tỷ USD. Sự mất cân bằng thương mại đã gây áp lực lên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý I/2022, và các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng phải đối mặt với lạm phát tăng cao, tình trạng thiếu hụt nhân công sẵn có và chi phí vay tăng.
Đa số người dân Slovakia phản đối lệnh cấm nhập khẩu khí đốt của Nga Focus đã tiến hành cuộc khảo sát tại Slovakia kể từ đầu tháng 4/2022 rằng liệu họ có ủng hộ việc ngừng nhập khẩu khí đốt từ Nga khi giá khí đốt sau đó sẽ tăng cao. Slovakia khó có thể sớm độc lập với khí đốt từ Nga. Ảnh: Euractiv.sk Trang tin Euractiv.sk (Slovakia) ngày 2/5 dẫn kết quả cuộc khảo sát...