Chuyên gia lý giải hoạt động khôi phục cơ sở tên lửa của Triều Tiên
Một số chuyên gia Hàn Quốc nhận định rằng các hoạt động khôi phục được phát hiện tại bãi phóng tên lửa tầm xa chính của Triều Tiên dường như không nhằm mục đích gây sức ép với Mỹ.
Bãi phóng vệ tinh Dongchang-ri tại Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan, Triều Tiên. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)
Ngày 6/3, một số chuyên gia Hàn Quốc nhận định rằng các hoạt động khôi phục được phát hiện tại bãi phóng tên lửa tầm xa chính của Triều Tiên dường như không nhằm mục đích gây sức ép với Mỹ sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai diễn ra hồi tuần trước ở Hà Nội, mà có thể đó là dấu hiệu cho thấy Triều Tiênđang chuẩn bị phá dỡ cơ sở này.
Các chuyên gia Hàn Quốc đưa ra nhận định trên sau khi Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) trong cuộc họp với Ủy ban Tình báo thuộc Quốc hội Hàn Quốc ngày 5/3 cho biết đã phát hiện các dấu hiệu về việc Triều Tiên có thể đang khôi phục một phần cơ sở phóng vệ tinh Sohae gần biên giới với Trung Quốc, còn được gọi là bãi phóng tên lửa Dongchang-ri mà nước này đã dỡ bỏ sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần đầu tiên tháng 6 năm ngoái.
Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ cũng đã công bố hình ảnh chụp căn cứ này từ vệ tinh thương mại và cho biết đã phát hiện các hoạt động đó tại bệ thử động cơ thẳng đứng và cấu trúc vận chuyển tên lửa gắn trên bệ phóng.
Một số chuyên gia ở Seoul cho rằng Triều Tiên có thể đã bắt đầu công việc khôi phục trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều để sẵn sàng phá hủy theo thỏa thuận phi hạt nhân hóa mà nhiều người cho là hai bên sẽ đạt được tại Hà Nội.
Video đang HOT
Ông Kim Dong-Yub, Giám đốc Viện Nghiên cứu viễn Đông của Hàn Quốc, nhận định: “Triều Tiên có thể đã chuẩn bị sửa chữa cơ sở này phòng khi các thanh sát viên bên ngoài đến xem, như một phần của các nỗ lực lớn hơn nhằm nâng cao giá trị sự nhượng bộ của họ.”
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Choi Yong-hwan thuộc Viện Chiến lược An ninh quốc gia Hàn Quốc, cho rằng mặc dù hình ảnh vệ tinh đã được chụp vào cuối tuần qua, nhưng không có đủ bằng chứng để xác định liệu các công việc khôi phục như vậy đã được thực hiện trước hay sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều thứ hai.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho rằng cộng đồng quốc tế nên ủng hộ và khuyến khích các bước tích cực đang được Bình Nhưỡng thực hiện trên lộ trình tiến tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn.
Lời kêu gọi này được Trung Quốc đưa ra trong bối xuất hiện các thông tin truyền thông cho rằng Triều Tiên đang nối lại hoạt động tại một trạm phóng vệ tinh, trong đó sử dụng công nghệ tương tự như từng được sử dụng cho các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Phát biểu họp báo, ông Lục Khảng nhấn mạnh: “Trên thực tế, tất cả chúng ta đều biết rằng bắt đầu từ năm ngoái, Triều Tiên đã thực hiện một số biện pháp tích cực đối với việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi cho rằng những bước này nên được công nhận và khuyến khích.”
Nhà ngoại giao Trung Quốc nói thêm rằng tất cả các bên liên quan nên tiếp tục tuân thủ một lộ trình chính trị trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên và hợp tác vì hòa bình và ổn định trong khu vực./.
Theo Mạnh Hùng-Minh Châu (TTXVN/Vietnam )
Chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh, gần chạm đỉnh trong 9 tháng
Thị trường chứng khoán Trung Quốc khởi sắc trong phiên giao dịch ngày 6/3 nhờ việc Bắc Kinh cam kết các biện pháp hỗ trợ kích thích kinh tế.
Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên này sau thông tin Triều Tiên vừa khôi phục lại một phần bãi phóng thử tên lửa mà Bình Nhưỡng đã tháo dỡ trước đó.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc khởi sắc trong phiên 6/3.
Yonhap ngày 5/3 đưa tin, Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) đã phát hiện những dấu hiệu về việc Triều Tiên có thể sửa chữa lại một phần bãi phóng tên lửa Dongchang-ri mà nước này đã dỡ bỏ sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần đầu tiên tại Singapore vào tháng 6 năm ngoái.
Theo NIS, có dấu hiệu cho thấy Triều Tiên dường như đang lắp đặt lại một mái vòm và một cửa tại cơ sở trên.
Chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Hàn Quốc trượt dốc 0,25% sau thông tin Triều Tiên đã khôi phục một phần bãi phóng tên lửa Dongchang-ri và Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cảnh báo nước này có thể áp thêm các lệnh trừng phạt mới nếu Bình Nhưỡng không hủy bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei giảm 0,6%. Chỉ số chứng khoán MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản tăng 0,1%.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch ngày 6/3, chỉ số chứng khoán Thượng Hải trên thị trường Trung Quốc lại tăng tới 1%, gần đạt mức cao nhất trong 9 tháng, khi nhà hoạch định nhà nước Trung Quốc cho biết chính phủ sẽ tăng tiêu thụ nội địa hơn nữa trong năm nay. Chính quyền Bắc Kinh hôm 5/3 tuyên bố sẽ cắt giảm hàng tỷ USD tiền thuế và tăng vốn đầu tư cho hạ tầng để tránh nguy cơ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới rơi vào suy thoái sâu hơn.
Chỉ số Hang Seng trên sàn Hồng Kông cũng nhích 0,1%.
Chỉ số chứng khoán tại thị trường Australia cũng nhích 0,75% nhờ được hỗ trợ từ việc chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 5/3, khi cú giảm của cổ phiếu tập đoàn công nghiệp General Electric (GE) gây sức ép lên các chỉ số và nhà đầu tư thận trọng trước một ngưỡng cản then chốt của S&P 500 sau đợt tăng kéo dài vừa rồi của thị trường.
Những mối lo về quan hệ thương mại Mỹ - Trung cũng phủ bóng lên phiên này, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Tổng thống Donald Trump sẽ không ký một thỏa thuận nào với Trung Quốc nếu thỏa thuận đó không hoàn hảo. Tuy nhiên, ông Pompeo cũng nói Washington vẫn sẽ tiếp tục đàm phán để đi đến thỏa thuận với Bắc Kinh.
Mặc dù thị trường đi xuống phiên này, lạc quan về đàm phán Mỹ-Trung và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trở nên mềm mỏng hơn trong chính sách tiền tệ đã đưa chỉ số S&P 500 tăng 11% năm nay.
Theo Kinhtedothi
Viện nghiên cứu Mỹ: Phát hiện Triều Tiên đang vận hành ít nhất 13 cơ sở tên lửa ngầm Ngày 12/11, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho biết đã phát hiện ít nhất 13 trong tổng số 20 cơ sở tên lửa ước tính đang hoạt động ngầm bên trong lãnh thổ Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh đây là thách thức cho các nhà đàm phán Mỹ vốn đang hy vọng sẽ thuyết phục...