Chuyên gia lý giải động đất ở Hải Phòng
Cùng với những trận động đất liên tiếp xảy ra ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam, sáng 3/10/2012, một trận động đất mạnh 4,4 độ Richter đã xảy ra tại khu vực Hà Nội – Hải Phòng.
Động đất ở Hải Phòng và Quảng Nam độc lập với nhau
Như tin đã đưa, lúc 10h15 đến 10h20 sáng 3/10, tại Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh miền Bắc đã xảy ra rung chấn nhẹ. Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý địa cầu, động đất xảy ra ở vị trí có tọa độ (20.81 độ vĩ Bắc, 106.66 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu là 15km tại khu vực Kiến An – Hải Phòng. Trong khi đó, sáng cùng ngày, tại tỉnh Quảng Nam cũng xảy ra động đất kèm theo tiếng nổ lớn gây rung lắc nhà cửa. Như vậy, chỉ hơn một tháng trở lại đây, tại Quảng Nam đã có khoảng 30 trận động đất xảy ra.
Nhiều độc giả bày tỏ sự băn khoăn liệu có sự liên quan giữa động đất ở Quảng Nam và ở Hải Phòng sáng 3/10 hay không? Bởi trước đó, năm 2008, tại Hà Nội đã xảy ra rung chấn mạnh cấp 3 do ảnh hưởng từ vụ động đất tại phía đông Tứ Xuyên (Trung Quốc). Rồi đến tháng 3/2011, Hà Nội cũng chịu đợt dư chấn cấp 3-4, do chịu tác động từ trận động đất xảy ra tại Thái Lan.
Động đất xảy ra tại Kiến An, TP Hải Phòng
Trao đổi với PV, TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý Địa cầu cho biết: Động đất có thể gây nên rung động trên cấp 5 (theo thang MSK-64) tại khu vực tâm chấn, nhiều người ở khu vực tâm động đất cảm thấy đồ vật treo bị đung đưa. Trận động đất xảy ra ở Hải Phòng thuộc dạng động đất kiến tạo, nằm trên một đới đứt gãy thuộc hệ thống đứt gãy Sông Hồng. Cụ thể là liên quan tới một đới đứt gãy nhỏ ở giữa đới đứt gãy Đông Triều – Uông Bí và đới đứt gãy Sông Lô. Hệ thống đứt gãy ở đây không liên quan gì đến hệ thống đứt gãy ở Sông Tranh, Quảng Nam, nên động đất ở Quảng Nam và động đất ở Hải Phòng hoàn toàn độc lập với nhau.
TS Lê Huy Minh nói: Động đất thì không dự báo được, đặc biệt là động đất kiến tạo còn khó dự báo hơn nhiều so với động đất kích thích ở khu vực Sông Tranh, Quảng Nam. Ngay cả khi biết chắc chắn ở Quảng Nam sẽ có những trận động đất tiếp theo, nhưng nó xảy ra bao giờ, như thế nào thì không dự báo được. Theo ông Minh, ở đới đứt gãy sông Hồng, thỉnh thoảng động đất vẫn xảy ra, chứ không phải lần đầu, nhưng xảy ra khi nào là chuyện ngẫu nhiên. Trận động đất sáng ngày 3/10 ảnh hưởng rất nhỏ, không có khả năng gây thiệt hại.
Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng rung lắc
Theo ghi nhận của PV, sáng 10/3, Hà Nội có những cơn rung lắc nhẹ, người dân ở khu các tòa nhà cao tầng trong nội thành đều có thể cảm nhận đợt rung chấn này. Anh Đặng Giang làm việc ở tầng 5 tòa nhà ngõ 106 Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy, HN) cho biết, có thấy đồ vật trong phòng làm việc đung đưa, sau đó có nghe thấy tiếng hô có động dất từ ngoài vọng vào. Nhưng ngay sau đó, mọi thứ lại ổn định. Tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, chị Thanh Trà, nhân viên văn phòng cho biết, có nghe thấy tiếng nổ lớn kèm theo sự rung lắc của đồ vật. Tuy nhiên, chỉ cảm nhận được trong một thời gian rất ngắn, nên sau đó, mọi việc trở nên bình thường.
Video đang HOT
Có lẽ sự rung lắc được cảm nhận rõ nhất từ Hải Phòng. Là nhân viên văn phòng, chỉ làm việc ở tầng 1 của tòa nhà nhưng anh Ngô Vinh ở Ngô Quyền, Hải Phòng có thể cảm nhận rõ sự rung chấn. “Thời gian đó kéo dài khoảng 5 giây thì hết, một số người trên tầng cao hơn có dấu hiệu lo sợ và chạy xuống tầng dưới, nhưng sau đó không thấy có diễn biến tiếp theo nên công việc trở lại ổn định”, anh Vinh cho biết.
Nhiều người dân Quảng Ninh đã chạy ra đường sau động đất. Ảnh Báo Quảng Ninh
Tin tức về động đất cũng được lan truyền nhanh chóng mặt trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Voz… Những dòng chia sẻ về cảm nhận động đất được bàn tán xôn xao trên các diễn đàn mạng. Theo các thành viên diễn đàn Voz, những người trong nội thành Hà Nội như: Đống Đa, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng… có thể cảm nhận được sự chấn động. Tuy nhiên, những người ở ngoại thành Hà Nội không có cảm nhận gì, phải đọc báo mới biết. Các thành viên ở Hải Phòng, Quảng Ninh thì có cảm nhận rõ ràng hơn về trận động đất. Trên diễn đàn, có thành viên tỏ ra phấn khích vì lần đầu biết cảm giác động đất, có thành viên khá lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến con người, tài sản.
TS Lê Huy Minh cho biết, những trận động đất nhỏ như sáng 3/10 không có khả năng gây thiệt hại nên người dân không nên hoang mang. Chỉ có ở chấn tâm và khu vực gần chấn tâm mới có rung động, còn ở xa hơn thì rung động cấp nhỏ hơn. Ví dụ như ở Hà Nội sáng 3/10, rung động dưới cấp 3, chỉ có những người ở tòa nhà cao tầng mới cảm nhận được, còn ở dưới mặt đất có người cảm nhận được, có người thì không thấy gì. Nói tóm lại, động đất dưới cấp 5 không ảnh hưởng gì đến con người và tài sản.
Theo 24h
"EVN liều thật!"
EVN liều thật. Họ đã hợp pháp hóa tài liệu của hội thảo thành nghiên cứu khoa học về động đất kích thích tại thủy điện Sông Tranh 2 (TĐST2). Thậm chí họ liều đến mức còn "bịa" rằng trong báo cáo phân tích... của tôi đánh giá về TĐST2".
Đập thuỷ điện Sông Tranh 2 thấm nước và sạt lở.
TS Địa lý, Sinh vật Lê Trần Chấn ngỡ ngàng thốt lên như vậy khi thấy tên mình bỗng dưng có trong báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình TĐST2 của Tập đoàn Điện lực VN lập vào tháng 12.2006, được đăng trên báo Lao Động ngày 26.9.
Bí ẩn những cơn rung chấn
Báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình TĐST 2 của EVN, tại mục IV.2.1.5: Đánh giá động đất kích thích khi xây dựng dự án có nêu: "Theo tác giả Lê Trần Chấn - Viện Địa lý thuộc TTKHTN&CN quốc gia trong "Phân tích các hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các dự án thuỷ điện" năm 2002 thì: Điều kiện để hồ chứa TĐST2 có khả năng gây động đất kích thích là: Dung tích của hồ chứa phải đạt trên 109m3 vùng hồ chứa có chiều cao cột nước tối thiểu là 100m và trong điều kiện đất đá vùng hồ và khu vực lân cận bị chia cắt bởi các đứt gãy kiến tạo và phân dị mạnh".
Và cùng với "Kết quả của báo cáo đánh giá độ nguy hiểm động đất ở khu vực công trình TĐST2 do Viện Vật lý địa cầu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam lập tháng 8.2005. Chủ đầu tư đã kết luận: Như vậy, trong điều kiện trên và so sánh với các thông số hồ chứa và đập dâng, điều kiện đứt gãy địa chất và hiện tượng khả năng cực đại xuất hiện động đất vùng dự án có thể đánh giá hồ TĐST2 khi tích nước sẽ không có khả năng gây động đất kích thích, không gây rủi ro môi trường"(!).
Tiến sĩ Lê Trần Chấn.
"Cơn thịnh nộ" trong lòng đất lại không "chiều lòng" EVN. Chủ đầu tư vừa mới hàn vá xong những vết nứt tại thân đập, vừa mới tuyên bố là thân đập đã an toàn (mặc dù trong hồ chứa nước ở mực chết nên chưa có điều kiện để kiểm chứng kết quả hàn vá) thì lại xảy ra liên tiếp với mật độ dày đặc những cơn rung chấn, khiến người dân Bắc Trà My sống trong sợ hãi. Còn chủ đầu tư dù lo ngay ngáy vẫn phải hùng hồn tuyên bố: An toàn và trấn an người dân "yên tâm sống".
Động đất ở Bắc Trà My chỉ là động đất kích thích do tác động của hồ chứa nước, sẽ dần dần ổn định trong thời gian nhất định. Nhưng với kết luận động đất kích thích đó đã mâu thuẫn với chính báo cáo mà EVN đã lập và được Bộ Tài nguyên - Môi trường thẩm định, phê duyệt.
Xử lý sự cố thấm nước đập thuỷ điện Sông Tranh 2.
EVN rơi vào tình thế "khó ăn khó nói" không chỉ với dư luận mà với cả Bộ TNMT về độ chuẩn xác của nghiên cứu khoa học trong "Báo cáo đánh giá tác động môi trường TĐST2" của EVN. Vì hồ chứa nước ở mực nước chết chưa đạt ngưỡng cực đại như kết quả đánh giá độ nguy hiểm động đất ở khu vực công trình TĐST 2.
Trong báo cáo quan trọng có tính quyết định cho đơn vị thiết kế công trình TĐST 2, chủ đầu tư cũng không hề có kết quả nghiên cứu về động đất tự nhiên (do kiến tạo) trong khi các nhà khoa học về địa chất, kiến tạo đã lập được bản đồ đứt gãy kiến tạo khu vực Bắc Trà My..
Đập thuỷ điện Sông Tranh 2 thấm nước và sạt lở.
"Bí ẩn" những cơn rung chấn ở Bắc Trà My là do tác động kích thích kiến tạo hay là sự "cộng hưởng" của cả hai? là vấn đề mà các nhà khoa học cần phải tìm ra để đảm bảo an toàn cho tính mạng hơn 1,4 triệu người dân Quảng Nam mà trên đầu đang treo lơ lửng... quả bom nước.
TS sinh học... "nghiên cứu" động đất?
Tiếp PV tại nhà riêng, TS Lê Trần Chấn cười buồn: "Tôi không biết EVN đã lấy tài liệu ở đâu để đưa vào báo cáo trình Bộ TNMT thẩm định, phê duyệt về công trình TĐST2". Về "lai lịch" bản "phân tích các hướng dẫn...", mà EVN đã đưa vào bản báo cáo: TS Chấn cho biết, vào khoảng năm 1996, Viện Địa lý được sự tài trợ của Châu Âu thực hiện dự án "Báo cáo xây dựng năng lực quản lý môi trường VN", trong đó có phần "Hướng dẫn đánh giá môi trưởng thủy điện".
Tôi được viện giao phụ trách nhóm thực hiện. Chủ yếu trong báo cáo "hướng dẫn" này là sưu tầm tài liệu từ nước ngoài mang tính tham khảo, phục vụ cho hội thảo lần thứ nhất. Sau đó "vấn đề môi trường các công trình thủy điện" nhóm tôi không thực hiện nữa. Lãnh đạo viện nói phía Canada thực hiện.
"Từ đó đến nay, tôi đã quên tài liệu mang tính tham khảo này, không biết EVN đã lấy từ đâu để đưa vào báo cáo của mình "gắn" vào công trình TĐST 2. Câu trả lời thuộc về EVN" - TS Chấn nhấn mạnh.
"Trong báo cáo hướng dẫn đánh giá môi trường thủy điện mà chúng tôi thực hiện không nêu cụ thể về một công trình thủy điện nào cả, mà chỉ mang tính tham khảo phục vụ hội thảo. Thế nhưng trong báo cáo của mình, EVN đã "bịa" thêm số liệu năm (2002) và câu "Điều kiện để hồ chứa TĐST2 có khả năng gây động đất kích thích" - TS Lê Trần Chấn bức xúc.
Theo LD
Động đất mạnh lại rung động thủy điện Sông Tranh 2 Khoảng hơn 13h40 ngày 27/9, một trận động đất nữa lại làm rung chuyển một số nơi trên địa bàn huyện Bắc Trà My (Quảng Nam). Dù chỉ diễn ra một vài giây, lần rung chấn này có cường độ khá mạnh. Ông Trần Anh Tuấn - Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - cho biết, trận động đất có cường...