Chuyên gia LHQ: ‘Bài học đẩy lùi dịch SARS của Việt Nam có giá trị lúc này’
Ông Jordan Ryan, cựu điều phối viên thường trú Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Việt Nam (2001-2005) và từng là trợ lý Tổng thư ký LHQ, gửi Tuổi Trẻ Online bài viết về cố bác sĩ Carlo Urbani và các bài học đẩy lùi dịch SARS của Việt Nam.
Bác sĩ Carlo Urbani rất tâm huyết nghiên cứu khoa học cũng như giúp đỡ các nước đang phát triển – Ảnh: felicitapubblica.it
17 năm trước, tôi từng biết đến một người, bằng sự nhanh trí của ông đã khởi đầu một sự ứng phó y tế trên toàn cầu, và ông đã giúp cứu sống biết bao người trong thời gian đại dịch bí ẩn, rất dễ lây.
Người đàn ông đó không ngừng nghỉ trong công cuộc truy tìm ra nguồn gốc và đẩy lùi sự lây lan của nó. Ông đã làm mọi thứ đúng chuẩn mực, nhưng tiếc thay đã ngã xuống trong công cuộc đó. Ông là bác sĩ Carlo Urbani. Và trong thời gian đại dịch hiện nay, ký ức về cuộc đời và đóng góp của ông lại ùa về.
Ngày 26-3-2003, một người đàn ông nhập viện tại bệnh viện Việt – Pháp. Bệnh nhân sốt cao, ho khan và đau họng.
Một đồng nghiệp tâm huyết của Liên Hiệp Quốc, bác sĩ Carlo Urbani lúc đó đang làm việc tại văn phòng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Hà Nội. Với vai trò là chuyên gia về bệnh ký sinh trùng, ông đã giúp Bệnh viện Việt – Pháp điều tra “ca nhiễm cúm nghiêm trọng” này.
Chẩn đoán của Carlo rất rõ ràng: đây là một trường hợp bất thường “bệnh lây lan chưa được biết tới”, sau đó được xác định là hội chứng hô hấp cấp tính nặng, được biết đến với tên gọi SARS.
Trong tình huống cấp bách đó, bác sĩ Urbani đã báo cho trụ sở WHO tại Geneva, Thụy Sĩ. Phản ứng nhanh của ông đã giúp y tế toàn cầu ứng phó kịp thời, cứu sống không biết bao nhiêu người.
Video đang HOT
Tình hình xấu đi nhanh chóng. Đến 5-3, 7 nhân viên y tế đổ bệnh, với các triệu chứng tương tự. 10 ngày sau đó, số ca nhiễm tại Hà Nội tăng lên 40. Mọi người rơi vào trạng thái sợ hãi và muốn hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Vào đầu tháng 3 năm đó, bác sĩ Urbani trình bày sự việc cho các đồng nghiệp tại Liên Hiệp Quốc. Ông nói ông đã theo dõi bệnh này từ khi nó bùng phát tại Trung Quốc, cố gắng tìm thông tin về những gì đang diễn ra ở nước láng giềng này. Ông đã cố gắng không ngừng nghỉ tìm kiếm thông tin, dữ liệu liên quan để nghiên cứu.
Ông thông báo ông đã trực tiếp làm việc tại bệnh viện một số ngày, điều phối kiểm soát sự lây lan, quy trình cách ly và giúp giữ vững tinh thần của các y bác sĩ trong bệnh viện. Tôi hỏi ông về sự an toàn của ông trong tình cảnh đó và ông nói ông đã tiến hành các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
Nhưng tiếc rằng, vào ngày 29-3-2003, bác sĩ Urbani qua đời vì các biến chứng sức khỏe liên quan đến SARS. Ông trở thành một anh hùng trong mặt trận chăm sóc sức khỏe cộng đồng, ông đã hi sinh tính mạng với niềm tin rằng nhiệm vụ của y bác sĩ là “luôn đồng hành cùng bệnh nhân”.
Tôi sẽ không bao giờ quên những gì ông đã nói với tôi, khi tôi hỏi rằng ông có nên ở vị trí tiền tuyến trong mặt trận này vì ông còn vợ và ba con nhỏ. Ông đã quả quyết: “Nếu tôi không thể đóng góp trong những tình huống như thế này thì tôi ở đây làm gì – để trả lời e-mail, dự tiệc cocktail và ngồi viết giấy ư?”.
Thành công của Việt Nam trong đẩy lùi dịch SARS vẫn là một tấm gương truyền cảm hứng. Đó chủ yếu là nhờ phản ứng kịp thời và kiên quyết của chính phủ Việt Nam, và vào khả năng nghiên cứu của bác sĩ Urbani, rà soát lại hành trình từ Quảng Đông của người bệnh đầu tiên ở Bệnh viện Việt – Pháp Hà Nội.
Quyết định cách ly bệnh viện của bác sĩ Urbani khi nhân viên bắt đầu đổ bệnh với những triệu chứng cúm là một quyết định nhìn xa trông rộng vô cùng đúng đắn. Hành động này đã cứu sống được rất nhiều người, nhưng tiếc thay ông đã ngã xuống. Điều này cho thấy sự quan trọng của việc nghiên cứu, tổng hợp thông tin dữ liệu, dũng cảm hành động dựa trên những thông tin đó.
Chúng ta có thể thấy rõ những gì bác sĩ Urbani và chính phủ Việt Nam đã làm rất đúng. Họ nói ra sự thật của dịch bệnh và hành động quyết đoán. Bác sĩ Urbani đã vô cùng dũng cảm và ông hành động nhìn xa trông rộng.
Những bài học ông và Chính phủ Việt Nam mang lại từ nhiều năm trước thực sự có giá trị ngày nay, và sẽ vẫn còn có giá trị trong tương lai vì không may nhiều chủng virus lây lan mới vẫn tiếp tục xuất hiện. Chúng ta chỉ có thể mong rằng các nhà lãnh đạo trong tương lai ghi nhớ bài học này.
Ngày 29-3-2003, bác sĩ Carlo Urbani, người Ý, qua đời ở tuổi 46 vì dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp nặng) – căn bệnh mà ông là người đầu tiên nhận diện.
Jordan Ryan
Lý do nhiều nước vẫn chật vật trong chẩn đoán Covid-19
Bộ xét nghiệm Covid-19 có thể được chế tạo chỉ trong 24 tiếng nhưng vì sao một số quốc gia vẫn chật vật trong quá trình chẩn đoán virus SARS-CoV-2?
Trong tuần đầu tiên của tháng 1/2020, khi các bài báo nói về một bệnh viêm phổi bí ẩn ảnh hưởng đến nhiều người ở Trung Quốc, trong đó có một số người trong tình trạng nguy kịch và một số người bị tổn thương ở cả 2 lá phổi.
Nhà khoa học Olfert Landt và bộ kit xét nghiệm SARS-CoV-2 của ông. Ảnh: CNN
Cách xa Trung Quốc hàng nghìn km, tại Berlin, nhà khoa học người Đức Olfert Landt với 30 năm kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán bệnh, trong đó có SARS, muốn tạo ra một bộ xét nghiệm nhằm giúp các bác sĩ chuẩn đoán và ông muốn làm điều này nhanh nhất có thể.
Các nhà virus học thường phải chờ cho đến khi nắm được trình tự gen của virus thì mới bắt đầu xét nghiệm. Tuy nhiên, lần này Landt và công ty của ông đã bắt đầu từ sớm. Ngày 9/1, họ đã thiết kế được bộ kit đầu tiên sử dụng virus corona gây ra bệnh SARS và các loại virus corona khác để tham chiếu. Cùng với các nhà khoa học từ một bệnh viện địa phương, ông đã tạo ra 3 bộ kit, nghĩa là khi mà trình tự gen của virus corona chủng mới được công bố, họ có thể lựa chọn một kit hoạt động hiệu quả nhất trong số trên.
Ngày 11/1, Landt đã gửi kit của ông tới Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh ở Đài Loan (Trung Quốc) và công ty chẩn đoán Roche ở Hong Kong. WHO sau đó đã thông qua các quy tắc xét nghiệm của Landt. Ông ước tính sẽ sản xuất được số bộ kit thực hiện được khoảng 4 triệu xét nghiệm vào cuối tháng 2 và các bộ kit này có thể thực hiện 1,5 triệu xét nghiệm mỗi tuần. Mỗi kit này có thể thực hiện 100 xét nghiệm và được bán với giá ít nhất 160 USD/kit cho các khách hàng ở Saudi Arabia, Australia, châu Âu.
Khi dịch Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu, việc xét nghiệm có vai trò rất quan trọng. Nếu một người được chẩn đoán sớm, họ có thể được cách ly khỏi những người khác và được điều trị phù hợp. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng nhận định vào đầu tháng này rằng: "Chúng tôi chỉ có 1 thông điệp đơn giản cho tất cả các nước: hãy xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm".
Nhưng gần 3 tháng sau tín hiệu tích cực từ Landt, các quốc gia trên khắp thế giới vẫn đang chật vật trong quá trình xét nghiệm Covid-19. Một số xét nghiệm không chính khác, số khác thì mất nhiều thời gian để chế tạo và hiện các công ty xét nghiệm đều cảnh báo rằng họ đang cạn kiệt nguyên liệu.
Điều này đã đặt ra một câu hỏi quan trọng: Nếu một xét nghiệm có thể được phát triển nhanh như vậy, tại sao các quốc gia vẫn chật vật trong quá trình này?
Có nhiều lý do mà thế giới cần nhiều bộ kit khác nhau.
Đầu tiên, các nhà khoa học ban đầu không biết chắc rằng bộ xét nghiệm của họ có hiệu quả hay không. Một vấn đề khác nữa là virus có thể biến chủng khiến cho một bộ kit không còn hoạt động hiệu quả nữa. Nếu một xét nghiệm nhắm vào gen "N" của virus gây bệnh Covid-19 và virus này biến chủng thì gen đó sẽ không còn tồn tại nữa và bột kit này sẽ không thể phát hiện được virus.
Một vấn đề khác cũng cần cân nhắc là trong khi một xét nghiệm có thể hoạt động hiệu quả ở quốc gia này thì có lẽ nó không hiệu quả ở quốc gia khác. Chẳng hạn, nếu một quốc gia có tỷ lệ lớn dân số mắc bệnh sốt xuất huyết, thì có thể sẽ dẫn đến tỷ lệ cao "âm tính giả".
Ngoài ra, việc có nhiều bộ kit khác nhau cũng làm giảm sức ép với một nhà sản xuất hoặc chuỗi cung ứng khi các nhà cung cấp khác có thể sử dụng các nguyên liệu khác./.
Kiều Anh biên dịch
Singapore kêu gọi dân không tích lương thực Bộ trưởng Singapore Chan Chun Sing cam kết cung cấp đủ lương thực cho người dân giữa Covid-19, đề nghị họ "mua sắm có trách nhiệm". "Mặc dù có thể phải thực hiện một số điều chỉnh, chúng tôi vẫn đủ nguồn cung thực phẩm cho tất cả người dân Singapore, miễn là chúng ta mua hàng có trách nhiệm", Bộ trưởng Thương...