Chuyên gia kinh tế: EU có thể dùng đến “tiền trực thăng” khi Covid-19 tiếp tục tàn phá nền kinh tế
Đây là điều chưa từng được tiến hành ở khu vực đồng tiền chung châu Âu ( EU zone) và cũng phần nào cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của đại dịch tới nền kinh tế khu vực.
Theo các chuyên gia dự đoán, Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB) có thể sẽ sử dụng đến cái gọi là “ tiền trực thăng” – phát tiền cho người dân để kích thích tiêu dùng, trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19 chưa có dấu hiệu được kiểm soát.
Thuật ngữ tiền trực thăng được đưa ra bởi nhà kinh tế học Milton Friedman, đề cập tới một chính sách tiền tệ độc đáo, nơi một ngân hàng trung ương in thêm tiền và phân phối chúng trực tiếp cho công dân của mình. Ý tưởng, gợi lên hình ảnh tiền bị ném khỏi trực thăng cho người phía dưới, là cách để thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng, qua đó phục hồi kinh tế trong thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên, cách các ngân hàng hiện thực hóa chính sách này lại rất khác nhau.
Các quốc gia châu Âu là một trong những bên bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP khu vực EU zone sẽ giảm 7,5% trong năm nay. ECB đã thực hiện các bước đi khác nhau nhằm giảm bớt tác động của dịch bệnh, bao gồm cam kết mua 750 tỷ euro (815 tỷ USD) trái phiếu có chủ quyền trong năm nay.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dữ liệu được công bố đầu tuần này cho thấy nếu tiếp tục mua trái phiếu với tốc độ hiện tại, số tiền 750 tỷ euro mà ECB dự chi sẽ hết sạch trong tháng 10 này. Điều này có thể cho thấy dường như số tiền này là chưa đủ để cải thiện tình hình.
Trong khi đó, các chuyên gia nói rằng tiền trực thăng làm tăng mối lo ngại về sự độc lập của Ngân hàng Trung ương cũng như tổn hại tới đầu tư nước ngoài vì nó làm tiền tệ mất giá. Ngoài ra, việc không thể xác định rõ người dân sẽ dùng tiền như thế nào sau khi được phát cũng rủi ro. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng nói rằng nếu ECB quyết tâm đảm bảo sự ổn định về giá, nhiệm vụ cốt lõi của nó, thì đó sẽ là một lựa chọn “có giá trị”.
John Wraith, người đứng đầu bộ phận Chiến lược lãi suất của UBS tại Vương quốc Anh, nói rằng nếu ECB tiếp tục mua trái phiếu có chủy quyền trong 6 đến 12 tháng tới mà hiệu quả vẫn không cao thì họ phải làm gì? Tiền trực thăng có thể sẽ là một phép thử đáng giá.
Dario Perkins, giám đốc bộ phận nghiên cứu vĩ mô toàn cầu tại TS Lombard cũng chia sẻ rằng tiền trực thăng có thể là một lựa chọn. Ông không nghĩ ECB sẽ làm điều này ngay bây giờ nhưng điều đó có thể xảy ra trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng lớn hơn nổ ra sau những hậu quả mà Covid-19 gây ra cho kinh tế khu vực và thế giới.
Cho đến nay, ECB vẫn tránh xem tiền trực thăng là một phương án khả thi. Trong một lá thư, Chủ tịch Christine Lagarde nói rằng ECB chưa bao giờ thảo luận về tiền trực thăng. Chính vì vậy, ECB không chính thức xem xét những đề nghị liên quan tới chính sách này.
“Khi ECB nói rằng họ không bao giờ thảo luận về tiền trực thăng, điều đó có thể có nghĩa là họ đã làm”, ông Frederik Ducrozet, chiến lược gia tại Pictet Wealth Management, cho biết.
Linh Anh
Nới lỏng giãn cách xã hội, Vietjet ưu đãi vé máy bay chỉ từ 9.000 đồng
Thời gian bay áp dụng từ 23/04/2020 tới 31/12/2020 (trừ các ngày lễ Tết).
Theo quyết định của Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không Việt Nam, từ ngày 23/04/2020, Vietjet tăng tần suất khai thác các chuyến bay khứ hồi chở khách giữa Hà Nội và TP.HCM lên 6 chuyến mỗi ngày; tăng tần suất khai thác các chuyến khứ hồi chở khách giữa Hà Nội/ TP.HCM và Đà Nẵng lên 3 chuyến mỗi ngày; và khai thác 1 chuyến khứ hồi mỗi ngày với một số chặng bay nội địa khác.
Trở lại với bầu trời, hãng hàng không thế hệ mới Vietjet ưu đãi giá vé chỉ từ 9.000 đồng (chưa bao gồm thuế phí) với tất cả các chặng bay nội địa mở bán trên website www.vietjetair.com từ ngày 23/04/2020 tới 25/04/2020 trong khung giờ vàng từ 12h tới 14h hàng ngày. Thời gian bay áp dụng từ 23/04/2020 tới 31/12/2020 (trừ các ngày lễ Tết).
Theo quyết định của Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không Việt Nam, lịch bay cụ thể sẽ được hãng thường xuyên cập nhật tới khách hàng qua các kênh thông tin chính thức của hãng tại website www.vietjetair.com, đường dây nóng 19001886, trang Facebook chính thức tại địa chỉ https://www.facebook.com/vietjetvietnam/ , phòng vé và các đại lý chính thức của hãng.
Bên cạnh các chuyến bay chuyên chở hành khách, mỗi ngày hãng hàng không còn khai thác khoảng 10 chuyến bay chuyên chở hàng hóa. Bên cạnh hàng hóa thông thường, các chuyến bay còn thực hiện nhiệm vụ chuyên chở miễn phí vật tư, trang thiết bị y tế để hỗ trợ công tác phòng chống dịch. Vietjet cũng tài trợ vận chuyển miễn phí các y bác sĩ và nhân viên y tế đi trên những chuyến bay của hãng trong suốt thời gian này.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng, ngăn chặn dịch bệnh, Vietjet sẽ tăng cường các công tác phối hợp phòng chống dịch bệnh, kiểm soát nghiêm ngặt các quy trình kiểm tra sức khỏe cho hành khách, tổ bay trước mỗi chuyến bay, các yêu cầu khai báo y tế bắt buộc, đeo khẩu trang... Tất cả các chuyến bay của Vietjet đều tuân thủ tiêu chuẩn an toàn cao nhất của cơ quan chức năng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đảm bảo an toàn sức khoẻ cho hành khách, phi hành đoàn và cả cộng đồng.
Trở lại với tình hình hiện tại, việc giá xăng dầu quốc tế đang xuống rất thấp, đặt biệt là giá xăng JetA1, đã có lúc xuống đến dưới 20 USD/1 thùng so với 80 USD/1 thùng trung bình năm trước, đang tạo cơ hội phục hồi nhanh cho các hãng hàng không. Để chuẩn bị trước cho chiến dịch phục hồi, Hãng Hàng không chi phí thấp Vietjet đã triển khai chương trình bảo hiểm rủi ro nhiên liệu (fuel hedging) nhằm ổn định chi phí xăng dầu, mảng chi phí trọng yếu chiếm trên 40% tổng chi phí vận hành khai thác.
PV
ILO: Covid-19 có thể làm tác động tới sinh kế của 10,3 triệu lao động Việt Nam tính đến cuối quý 2 Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam ước tính đến cuối quý 2 năm nay, đại dịch Covid-19 có thể tác động tới sinh kế của 4,6 đến 10,3 triệu lao động thông qua giảm số giờ làm việc, giảm lương hoặc mất việc làm. ILO vừa đưa ra báo cáo nhanh về tác động của Covid-19 tới thị trường...