Chuyên gia kinh tế đánh giá về điểm mạnh của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất
Hai nhà kinh tế Aidan Yao và Shirley Shen của công ty quản lý tài sản AXA Investment Managers Asia (có trụ sở ở Singapore) đánh giá rằng Việt Nam có thể trở thành cường quốc xuất khẩu trong khu vực.
Công ty TNHH may Tiến Thuận (Ninh Thuận) sản xuất sản phẩm may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Theo hai nhà kinh tế trên, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, ấn tượng nhất trong số các nền kinh tế mới nổi ở châu Á (không tính Trung Quốc), hội nhập sâu rộng vào thương mại toàn cầu nhiều thập kỷ gần đây. Nhóm các nhà kinh tế của AXA Investment Managers Asia khẳng định: “Việt Nam ngày càng tăng khả năng cạnh tranh thương mại và trở thành một trung tâm sản xuất hấp dẫn trên thế giới”.
Trong khu vực, Việt Nam được xếp hạng cao về hiệu quả kinh tế, được thúc đẩy nhờ lợi nhuận mạnh mẽ của phát triển sản xuất và tiềm năng xuất khẩu. Theo đánh giá của AXA Investment Managers Asia, việc Việt Nam hội nhập thành công trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là “chìa khóa” để hoạt động thương mại tăng trưởng mạnh mẽ. Cùng với đó, Việt Nam cũng đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các khu vực, nền kinh tế lớn khác nhau trên thế giới như Trung Quốc, Liên minh châu Âu EU (EVFTA), Anh (UKVFTA), Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)… qua đó tạo môi trường thuận lợi để quan hệ thương mại phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Bên cạnh đó, Việt Nam thời gian qua vẫn được xem là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ xung đột thương mại Mỹ – Trung, cùng với khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất tăng nhanh cũng góp phần đưa Việt Nam vươn lên trở thành cường quốc xuất khẩu trong khu vực ASEAN nói riêng và châu Á nói chung.
Thống kê cho thấy trong thập kỷ qua, giá trị ngành sản xuất của Việt Nam tăng cao nhất, gấp đôi mức tăng của Ấn Độ. Nhóm nghiên cứu của AXA Investment Managers Asia cho biết: “Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu tăng gấp 5 lần trong thập kỷ qua – vượt trội hơn hẳn so với phần còn lại của khu vực châu Á”.
Video đang HOT
Theo AXA Investment Managers Asia, một trong những nguyên nhân quan trọng để Việt Nam vươn lên như một cường quốc sản xuất, lắp ráp thương mại là khả năng thu hút doanh nghiệp tái định cư, tái thiết lập cứ điểm sản xuất.
Số liệu cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng 29% trong năm 2019, và cuối năm ngoái, Việt Nam trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ 6 vào thị trường Mỹ, tăng từ vị trí thứ 12 năm 2017. Cùng với đó, Việt Nam đặc biệt thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ các chính sách ưu đãi của chính phủ suốt thời gian qua.
Đến năm 2020, Việt Nam có 369 khu công nghiệp, tăng 180% so với năm 2005. Việt Nam cũng đã thăng hạng trong xếp hạng chỉ số “thuận lợi kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng 23 bậc lên hạng 70 so với 10 năm trước. Đặc biệt, dòng vốn FDI của Việt Nam cũng tăng nhanh nhất trong khu vực. Bên cạnh đó, về các điểm đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên mức độ thuận lợi kinh doanh, chất lượng hậu cần, chi phí tiền lương, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng như những thay đổi trong tỷ trọng xuất khẩu và FDI, Việt Nam được đánh giá là nước có khả năng cạnh tranh cao nhất trong khu vực. Điều này giúp gia tăng thị phần xuất khẩu ấn tượng trong những năm gần đây.
Kỳ vọng Việt Nam chuyển mình thích ứng với đại dịch
Đại diện cộng đồng DN nước ngoài và chuyên gia quốc tế đã gợi ý một số lộ trình và biện pháp để Thủ đô có nới lỏng giãn cách, mở cửa kinh tế; trong bối cảnh các TP lớn trên địa bàn cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội đang dần chuyển mình để dần thích nghi với đại dịch một cách linh hoạt và an toàn.
Khôi phục kinh tế - nhiệm vụ cấp bách
"Đợt bùng phát dịch lần thứ 4 có vẻ đã qua đỉnh. Chương trình tiêm chủng có tiến triển. Việt Nam có vẻ sẽ chuyển dịch theo một hướng mới. Nền kinh tế sẽ mở cửa trở lại. Đó cũng là điều mà cộng đồng DN mong muốn"- ông Takeo Nakajima - Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam chia sẻ với Kinh tế & Đô thị.
Cộng đồng DN nước ngoài đều nhất trí việc khôi phục kinh tế là nhiệm vụ cấp bách nhất. Dẫn chứng một báo cáo gần đây của Phòng Công nghiệp Thương mại Đức (AHK) tại Việt Nam, ông Marko Walde - Trưởng đại diện cơ quan này cho biết, 67% công ty Đức đang có kế hoạch tìm kiếm các nhà cung cấp mới hoặc bổ sung ở các quốc gia khác, chủ yếu ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, ông Takeo nhận định, GDP quý III giảm 6,17% là một con số đáng chú ý và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở cửa nền kinh tế.
"Tỷ lệ tiêm chủng cao không có nghĩa là không có ca nhiễm Covid nào; ngay cả Singapore và Israel cũng đã chứng kiến sự tăng đột biến số ca nhiễm. Nhưng xã hội sẽ an toàn hơn nhiều nếu các biện pháp thích hợp có hiệu lực"- đại diện JETRO Việt Nam dẫn chứng.
Lĩnh vực sản xuất sẽ dẫn dắt sự phục hồi kinh tế nhằm thích ứng với đại dịch Covid-19. Ảnh: Thanh Hải
Trước tình hình đó, các chuyên gia và đại diện cộng đồng DN nước ngoài hoan nghênh Việt Nam đã chuyển mục tiêu "không Covid-19" sang "thích ứng" với Covid-19. Như khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Từ tình hình thực tiễn, yêu cầu của phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam sẽ mở cửa nền kinh tế nhưng phải có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
"Hậu làn sóng thứ tư là bước đi quan trọng để Việt Nam lấy lại uy tín và niềm tin từ các nhà đầu tư quốc tế rằng "Việt Nam là quốc gia an toàn để kinh doanh!" - ông Takeo nhấn mạnh.
Lĩnh vực nào dẫn dắt đà phục hồi?
Theo đại diện JETRO Việt Nam, lĩnh vực sản xuất sẽ là lĩnh vực dẫn dắt sự phục hồi kinh tế nhằm thích ứng với đại dịch, đặc biệt là xuất nhập khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin và kỹ thuật số là những lĩnh vực còn nhiều tiềm năng, đồng thời ít bị ảnh hưởng bởi hạn chế cần giữ đà phát triển. Đầu tư công và xây dựng cũng cần được tiếp tục để duy trì nền kinh tế. Các ngành dịch vụ ăn uống và du lịch có thể chậm chân hơn trong quá trình phục hồi.
"Làm thế nào để mở biên giới cũng là một câu hỏi quan trọng"- ông Takeo Nakajima nói, nhấn mạnh các chuyên gia và kỹ sư, FDI và du lịch quốc tế là những yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Việc tăng cường hợp tác với các quốc gia láng giềng, trong đó có Nhật Bản, cũng sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình này. Áp dụng công nghệ số cũng là một giải pháp tiềm năng, ông Takeo gợi ý.
Cũng với tinh thần đó, ông Yee Chung SECK, luật sư điều hành hãng luật Baker McKenzie trong lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe khẳng định, đối với các nhà đầu tư, nhà quản lý và chuyên gia nước ngoài, các thủ tục xuất nhập cảnh nên được nới lỏng thông qua việc cung cấp chứng nhận tiêm chủng và xét nghiệm âm tính. Đối với công dân nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam, việc gia hạn lưu trú và giấy phép lao động sẽ dễ dàng hơn. Du lịch và hàng không là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Những khách du lịch tới Việt Nam có thể bị giới hạn ở một số khu vực hoặc tỉnh nhất định ở giai đoạn đầu, và vẫn cần tuân thủ quy định tiêm phòng và có kết quả xét nghiệm âm tính, chịu giám sát nghiêm ngặt xung quanh việc di chuyển. Đó là những chia sẻ chân tình của nhiều DN đầu tư nước ngoài mà Kinh tế & Đô thị ghi nhận được.
Cạn tiền không biết xoay đâu, tổng giám đốc sa chân vào tín dụng đen Theo nhiều DN, đến nay họ đã phải bán cả xe ô tô, cùng các tài sản cố định để duy trì hoạt động. Không ít DN đã phải tự cứu mình bằng cách tìm đến tín dụng đen, với mức lãi suất "cắt cổ" nhằm giải cơn khát vốn. Thiếu tiền không biết xoay đâu Khảo sát của Đại học Kinh tế...