Chuyên gia kiến nghị sớm có sân bay thứ 2 cho vùng thủ đô
Chuyên gia đề nghị chỉ phát triển sân bay Nội Bài 50 triệu khách/năm và sớm xây sân bay thứ 2 cho vùng thủ đô ở phía nam Hà Nội để năm 2045 đón khách dự kỷ niệm 100 năm thành lập nước, thay vì năm 2040 mới nghiên cứu vị trí sân bay này.
Chuyên gia đề nghị chỉ nên nâng công suất sân bay Nội Bài lên 50 triệu khách thay cho 100 triệu khách/năm và sớm làm sân bay thứ 2 cho vùng thủ đô, thay vì đến năm 2040 mới nghiên cứu vị trí – Ảnh: TUẤN PHÙNG
Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính – chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam – đề xuất như vậy tại Hội thảo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 3-3.
Theo ông Chính, sân bay Nội Bài (công suất hiện tại 25 triệu khách/năm) nên phát triển đến 50 triệu khách/năm như quy hoạch cũ. Nếu nâng công suất Nội Bài lên 100 triệu khách/năm sẽ phải làm thêm metro tới sân bay, đường vành đai 3,5, làm thêm đường trên cao ở đường Võ Nguyên Giáp…, phá vỡ quy hoạch trục đô thị, tập trung giao thông quá dày đặc vào khu vực bắc sông Hồng trong khi quy hoạch thủ đô tính toán cả phía nam sông Hồng.
Ông Chính đề xuất có sân bay thứ 2 ở phía nam Hà Nội để có cơ sở kết nối các tuyến giao thông từ Hà Nội về, không bỏ quên khu vực phía nam để khu vực này phát triển bền vững hơn.
“Dự thảo quy hoạch đề cập sân bay thứ 2 cho vùng thủ đô đến năm 2040 mới nghiên cứu vị trí, nhưng nên làm sớm để năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước khách quốc tế sẽ đến dự lễ qua sân bay thứ 2 hiện đại ở phía nam thủ đô.
Chúng tôi đề xuất vị trí ở Ứng Hòa (Hà Nội), Thanh Miện (Hải Dương), Phủ Lý (Hà Nam). Không nên so sánh các vị trí này với Tiên Lãng (Hải Phòng) vì chúng tôi đề nghị Tiên Lãng là sân bay thứ 2 của Hải Phòng thay cho sân bay Cát Bi quá tải”, ông Chính bày tỏ.
Trước ý kiến này, ông Nguyễn Bách Tùng – phó cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải) – đồng tình việc xem xét vị trí sân bay thứ 2 của vùng thủ đô.
“Tìm một vị trí sân bay rất nan giải, chứ không phải khoanh 2.000 – 3.000ha là làm được sân bay. Sân bay Long Thành chúng tôi được giao nghiên cứu từ năm 1997. Sân bay làm trên vùng bằng phẳng nhưng chúng tôi phải tìm luận chứng từ năm 1997 đến 2003 mới được Thủ tướng phê duyệt vị trí, nay mới khởi công là gần 25 năm”, ông Tùng dẫn chứng.
Video đang HOT
Hơn 20 năm quy hoạch phát triển sân bay Long Thành
Sân bay Long Thành nằm trong quy hoạch phát triển và lập dự án đầu tư từ năm 1997, tuy nhiên, hơn 20 năm sau công trình mới khởi công giai đoạn một.
Hôm nay 5/1, dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế sân bay Long Thành giai đoạn một được khởi công với mục tiêu đưa vào khai thác trong 5 năm tới.
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 6/2015, nhưng văn bản pháp lý đầu tiên có sự hiện diện của sân bay Long Thành là quyết định số 911 ngày 24/10/1997 của Thủ tướng Phan Văn Khải phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống sân bay toàn quốc. Quyết định này nêu "lập dự án đầu tư phát triển các sân bay Chu Lai, Long Thành, Cát Bi là sân bay nội địa đồng thời dự bị sân bay quốc tế".
Hơn một thập kỷ sau văn bản pháp lý đầu tiên, ngày 14/6/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định phê duyệt quy hoạch dự án sân bay Long Thành, mục tiêu là cảng hàng không trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á.
Theo quy hoạch, giai đoạn một đến năm 2020, sân bay Long Thành có hai đường hạ cất cánh song song, kích thước 4.000 m x 60 m, đáp ứng khai thác máy bay A380 hoặc tương đương. Nhà ga hành khách có công suất 25 triệu mỗi năm. Đến năm 2030, sân bay này sẽ có hai nhà ga có tổng công suất 50 triệu hành khách; giai đoạn sau 2030 gồm bốn nhà ga có tổng công suất 100 triệu hành khách.
Phối cảnh sân bay quốc tế Long Thành. Ảnh: ACV.
Sáng 25/6/2015, Quốc hội khóa XIII đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành , với 428 trong tổng số 461 đại biểu có mặt tại hội trường tán thành; 17 đại biểu không tán thành; 16 người không biểu quyết.
Lúc này, tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD, áp dụng đơn giá của năm 2014). Trong đó, giai đoạn một là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD). Diện tích đất của dự án 5.000 ha, trong đó, diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không 2.750 ha; diện tích đất cho quốc phòng 1.050 ha; diện tích đất dành cho hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không, các công trình thương mại khác 1.200 ha.
Năm 2015, năm dự án sân bay Long Thành được Quốc hội phê duyệt, cũng là năm sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay lớn nhất Việt Nam, đầu mối giao thương quan trọng nhất của phía Nam với quốc tế - rơi vào tình trạng quá tải trầm trọng khi công suất thiết kế chỉ 25 triệu khách/năm, nhưng đã phải đón đến 26 triệu khách.
Để công tác giải phóng mặt bằng được nhanh chóng, tháng 6/2017, Quốc hội đã có Nghị quyết 38 tách dự án hồi đất, tái định cư của dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành . Theo đó, tỉnh Đồng Nai sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng 5.000 ha và xây dựng các khu tái định cư tập trung, các công trình phục vụ tái định cư.
Cuối năm 2017, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành được Quốc hội thông qua. Tổng mức đầu tư dự án này là 22.938 tỷ đồng, diện tích đất thu hồi là 5.399 ha, trong đó diện tích đất của sân bay Long Thành 5.000 ha, diện tích đất khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn 282 ha, khu tái định cư Bình Sơn là 97 ha, khu nghĩa trang 20 ha. Nghị quyết cũng nêu việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tiến hành một lần và hoàn thành trước năm 2021.
Tuy nhiên, giai đoạn từ 2018 đến nay, nhiều lần dự án sân bay Long Thành bị một số đại biểu Quốc hội, lãnh đạo bộ ngành liên quan nêu tên vì lo lắng chậm tiến độ . Trong phiên thảo luận tại nghị trường tháng 10/2018, ông Dương Trung Quốc (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai) lên tiếng "việc giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình đã được bàn rất kỹ tại Quốc hội nhưng hiện có dấu hiệu chậm trễ".
Gần đây nhất, tháng 6/2020, trong báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ cho biết tiến độ thẩm định, trình duyệt dự án giai đoạn một đã chậm 3 tháng so với yêu cầu.
Một tháng sau, tháng 7/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay tỷ lệ giải ngân vốn để giải phóng mặt bằng để thi công sân bay Long Thành mới đạt 10% kế hoạch giao, mức rất thấp so với cam kết của tỉnh Đồng Nai là xong giải phóng mặt bằng và bàn giao đất.
Trước nguy cơ chậm tiến độ "dây chuyền" dự án sân bay Long Thành, sáng 21/7/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến làm việc tại Đồng Nai để đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công và tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng. Ông yêu cầu địa phương phải bàn giao mặt bằng 1.800 ha giai đoạn một sân bay quốc tế Long Thành vào tháng 10.
Ngày 20/10/2020, UBND Đồng Nai ký bàn giao 1.800 ha đất cho Cảng vụ Hàng không miền Nam để thi công sân bay Long Thành giai đoạn một, cùng gần 800 ha cho giai đoạn hai dự án.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn sáng 21/7. Ảnh: Phước Tuấn
Công tác chuẩn bị đầu tư dự án cũng được Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thực hiện song song với giải phóng mặt bằng .
Năm 2017, ACV tổ chức tuyển chọn quốc tế phương án kiến trúc nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Long Thành. Phương án "Hoa Sen" của công ty Heerim Architects & Planners (Hàn Quốc) được Bộ Giao thông Vân tải lựa chọn để thực hiện thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn một.
Trong 12 tháng, ACV đã phối hợp với tư vấn hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn một gồm nhiều hạng mục chuyên ngành hành không, tính chất kỹ thuật phức tạp. Bộ hồ sơ được trình các cấp thẩm quyền gồm thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi, khảo sát, hồ sơ thiết kế các hạng mục công trình, hồ sơ nghiên cứu về giao thông kết nối, tổng mức đầu tư, báo cáo khảo sát... với khối lượng lên đến 200 kg.
Năm 2019, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 95 về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn một , giao Chính phủ xem xét, quyết định tổng mức đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư và đưa ra phương án huy động vốn với yêu cầu: "Sử dụng vốn của nhà đầu tư; không sử dụng bảo lãnh Chính phủ; và bảo đảm tiến độ, tính khả thi, hiệu quả và minh bạch".
Phối cảnh sảnh đi nhà ga hành khách Long Thành. Ảnh: ACV
Ngày 11/11/2020, Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư giai đoạn một dự án , với tổng mức đầu tư khoảng 109.111 tỷ đồng, mục tiêu đưa vào khai thác trong năm 2025.
Trong giai đoạn một, đường băng sân bay Long Thành sẽ dài 4.000 m, rộng 75m cùng hệ thống đường lăn, sân đỗ đảm bảo cho các loại máy bay hoạt động; xây dựng nhà ga hành khách công suất 25 triệu khách/năm, tổng diện tích sàn 373.000 m2.
Theo ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), có hai yếu tố thuận lợi hết sức cơ bản đối với ACV trong việc thực hiện dự án. Thứ nhất là công tác giải phóng mặt bằng do UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện, phần đất cần thiết cho giai đoạn một đã được tỉnh bàn giao cho Bộ Giao thông Vận tải. Thứ hai là nguồn vốn được đảm bảo đầy đủ, sẵn sàng.
Thông tin việc ACV bố trí nguồn tài chính cho dự án, ông Lại Xuân Thanh nói với VnExpress "vốn tự có của ACV đến từ 2 nguồn, gồm 29.225 tỷ đồng tiền mặt hiện có và dòng tiền tích lũy trong giai đoạn 2020 - 2025 dành riêng cho dự án là 6.877 tỷ đồng". Số còn lại dự kiến được ACV huy động dưới nhiều hình thức như vay thương mại, phát hành trái phiếu doanh nghiệp thị trường trong nước và quốc tế...
"Hiện nay, 22 tổ chức đã ký thỏa thuận bảo mật thông tin để trao đổi về dự án, trong đó 12 tổ chức đã ký biên bản ghi nhớ về mong muốn tài trợ cho dự án với tổng giá trị đề xuất hơn 143.000 tỷ đồng, nhiều hơn nhu cầu vốn cần huy động", ông Lại Xuân Thanh nói hồi tháng 11/2020.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, cảng hàng không quốc tế Long Thành là cảng quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực. Sân bay này sẽ áp dụng các công nghệ hiện đại và có tính mở để có thể cập nhật các công nghệ tiên tiến nhất theo tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm khai thác hiệu quả, chính xác, độ tin cậy cao với đầy đủ chức năng dự phòng, tiết kiệm năng lượng.
Các hạng mục công trình giai đoạn một sẽ được xây dựng đồng bộ bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế, bảo đảm mục tiêu, quy mô, công suất, hiệu quả đầu tư, không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt.
TP.HCM: Hơn 17.000 người trong cộng đồng được lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên Theo ngành Y tế, Thành phố đã lấy mẫu xét nghiệm giám sát ngẫu nhiên tại sân bay, bến xe, ga tàu 17.168 trường hợp, trong đó 16.441 âm tính và 727 đang chờ kết quả. Sáng ngày 28/2, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Thành phố. Theo đó, trong...