Chuyên gia khuyến cáo tổng rà soát nhà máy nước sạch cả nước
Theo ông Châu Trần Vĩnh (ảnh), Phó cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước, sự cố nước sông Đà nhiễm dầu thải là lời cảnh tỉnh về an ninh nguồn nước.
Nguồn nước sông Đà bị ô nhiễm – Ảnh: PV
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Vĩnh nói, để khai thác nước phục vụ sản xuất nước sạch, Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt sông Đà. Trong đó quy định rõ điều kiện công ty phải thực hiện để bảo đảm cung cấp nước ổn định, an toàn gồm xử lý nước bảo đảm chất lượng nước theo quy chuẩn. Thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước tại khu vực lấy nước trên sông Đà, kênh dẫn nước sông và trạm bơm nước trong kênh, hồ Đầm Bài và trạm bơm nước hồ Đầm Bài. Thường xuyên quan trắc, theo dõi chất lượng nguồn nước sông Đà và hồ Đầm Bài. Thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ảnh hưởng xấu tới nguồn nước và môi trường, trường hợp xảy ra sự cố phải dừng ngay việc khai thác, báo cáo kịp thời đến các cơ quan chức năng ở Trung ương, địa phương để có biện pháp xử lý.
Sau sự cố trên, cơ quan chức năng yêu cầu phía Công ty sông Đà phải có những giải pháp gì để đảm bảo an toàn cấp nước, thưa ông?
Cơ quan chức năng yêu cầu nhà máy phải tăng cường phương án bảo vệ nghiêm ngặt nguồn nước, tiếp tục duy trì, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước và chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình hồ Đầm Bài theo quy định.
ông Châu Trần Vĩnh (ảnh), Phó cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước
Phía công ty phải có giải pháp đầu tư tuyến ống kín dẫn nước thô từ sông Đà về nhà máy để xử lý, sản xuất, đảm bảo an toàn cấp nước. Trường hợp nước thô đầu vào có dấu hiệu bị ô nhiễm, phải ngừng ngay hoạt động sản xuất, báo cáo kịp thời đến các cơ quan chức năng.
Cơ quan quản lý triển khai biện pháp gì để đảm bảo an toàn cấp nước sinh hoạt trên toàn quốc?
Video đang HOT
Sự cố vừa qua là bài học cảnh tỉnh vấn đề bảo đảm an ninh trong việc cấp nước sinh hoạt cho người dân, nhất là tại các thành phố lớn. Qua đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm về bảo vệ chất lượng nguồn nước từ khâu khai thác, xử lý nước thô thành nước sạch và phân phối qua hệ thống đường ống đến từng hộ dân.
Cần xây dựng hệ thống theo dõi thường xuyên, quan trắc giám sát chất lượng nguồn nước để kịp thời phát hiện những bất thường, cảnh báo, có các biện pháp ứng phó sự cố kịp thời. Cần phải rà soát toàn bộ pháp luật liên quan đến cấp nước sinh hoạt cho người dân để điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn tuyệt đối, bảo đảm an ninh trong việc cấp nước sinh hoạt.
Trước mắt, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Cục Quản lý tài nguyên nước, Tổng cục Môi trường và các đơn vị có liên quan phối hợp với Bộ Xây dựng và các địa phương rà soát, kiểm tra tình hình hoạt động của các nhà máy nước sạch trong cả nước, đảm bảo đủ nguồn nước sạch, an toàn phục vụ nhân dân.
Xin cảm ơn ông.
Theo TPO
An ninh nguồn nước: Cơ quan nào phải chịu trách nhiệm trước hàng triệu dân uống nước "bẩn"?
Nước quan trọng tới cuộc sống mỗi người dân như thế nào có lẽ không cần phải nói rõ.
Nhưng sau vụ nước sạch sông Đà bốc mùi mới thấy cả chính quyền và đơn vị cung cấp nước không hề có một quy trình xử lý khủng hoảng nào để người dân có thể an tâm.
Nhìn cách xử lý khủng hoảng mà... hoang mang
Người dân Hà Nội không thể quên đường ống nước sông Đà tính tới nay đã 21 lần bị vỡ, rò rỉ do chất lượng ống và việc thi công không đảm bảo yêu cầu. Với việc thiếu hụt nước sinh hoạt cho người dân Thủ đô, năm 2015, Hà Nội đã khởi công dự án cấp nước sông Đà giai đoạn 2, nâng công suất lên 600.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành.
Mỗi lần vỡ, rò rỉ đường ống, hàng chục tới hàng trăm ngàn hộ dân Hà Nội lại khốn đốn.
Tới vụ nước Sông Đà bốc mùi như lần này đã biến thành một cuộc khủng hoảng về nước thực sự nhưng nhìn lại, chúng ta chưa hề có một quy trình để đảm bảo an ninh nguồn nước như thế nào cho người dân mặc dù để vận hành được một nhà máy nước, quy trình phải thông qua nhiều cơ quan chức năng của ngành Tài nguyên môi trường, Xây dựng, Khoa học- Công nghệ...
Người dân Hà Nội chờ lấy nước từ Công ty nước sạch Hà Nội. Ảnh: Bảo Trung
Theo lãnh đạo Hà Nội một số cán bộ của Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) có phát hiện dầu loang từ sáng ngày 8/10/2019, nhưng đã không có bất cứ báo cáo nào với cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình, cũng như thành phố Hà Nội.
Đồng thời, cũng không có bất cứ hành vi ứng cứu ngăn chặn ô nhiễm của nguồn dầu này theo quy định, cứ để mặc kệ, dẫn đến váng dầu đã chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lý nước của nhà máy, rồi chảy vào hệ thống phân phối đến người dân phía Tây Nam Hà Nội.
Tổng giám đốc Công ty nước sạch Sông Đà Nguyễn Văn Tốn khi trả lời báo chí cho rằng, trước đây nhiều lần đường ống dẫn nước sông Đà bị vỡ khiến người dân Hà Nội thiếu nước nghiêm trọng. Vì vậy, việc ông KHÔNG đưa ra quyết định ngưng cấp nước là "có trách nhiệm với người dân".
Khi mọi việc vỡ lở, cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình mới yêu cầu công ty này xử lý triệt để ô nhiễm để bảo vệ chất lượng nguồn nước cấp cho nhà máy; khoanh vùng ngay khu vực ô nhiễm, thu gom dầu thải, bùn đất, cây cỏ nhiễm dầu; khẩn trương đem toàn bộ chất thải nhiễm dầu đang để trong khuôn viên nhà máy chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định. Bởi việc chôn lấp tạm thời cát lẫn dầu thải là không đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Còn lãnh đạo Hà Nội thì tuyên bố, trong trường hợp thiếu nước cục bộ, Hà Nội sẽ tạm thời điều hòa nước cấp từ trạm Dương Nội, Nhà máy nước sông Đuống và kiến nghị nhà máy lắp camera để giám sát toàn bộ việc bảo vệ nguồn nước, đồng thời thay đổi công nghệ để nâng cao, đảm bảo chất lượng nguồn nước.
Cuộc khủng hoảng về nước khiến hàng chục ngàn người dân phải tìm mọi cách từ việc đi ở nhà, khách sạn, nhà nghỉ, tới mua nước sạch đóng chai về dùng... cuộc sống hoàn toàn đảo lộn, thiệt hại không thể đo đếm. Xong cách xử lý khủng hoảng của các đơn vị thì rất bị động và lúng túng.
Phải đảm bảo an ninh nguồn nước cho người dân
Thông tin trên trang của Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên môi trường thì chất lượng nước ở Việt Nam suy thoái một cách đáng lo ngại, với dấu hiệu của độc tính phát sinh từ các thành phố, khu công nghiệp và nông nghiệp.
Trong đó nước thải đô thị là góp phần lớn nhất đối với ô nhiễm nguồn nước, với chỉ 12,5% nước thải đô thị được xử lý trước khi xả vào môi trường.
Đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp bên hành lang Quốc hội chiều 21/10 cho rằng, từ vụ việc đổ dầu thải vào nguồn nước mặt sông Đà đã đặt ra câu hỏi với nguồn nước mặt trên cả nước. Và liệu rằng an ninh nguồn nước có được đảm bảo khi ô nhiễm nguồn nước đang trực tiếp đe dọa sức khỏe của hàng triệu người dân.
Ông nhận xét, việc xử lý vụ việc của cơ quan quản lý chính quyền địa phương còn chậm trễ, gây bức xúc trong dư luận, hoang mang, lo lắng trong nhân dân.
"Sự cố là bài học kinh nghiệm chung cho cá nhân, tổ chức, các cấp chính quyền phải quan tâm nhiều hơn với sức khỏe của người dân trên tất cả các lĩnh vực" - Đại biểu Phạm Văn Hòa nêu.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương- đoàn Quảng Bình cũng cho hay, vấn đề an ninh nguồn nước hiện nay chưa được quản lý nhất là nguồn nước mặt được sử dụng sản xuất nước sạch.
Thực tế cho thấy, nguồn nước ô nhiễm từ hệ thống nước thải của các hộ gia đình, chất thải từ trâu bò, động vật có nhiều cơ hội xâm nhập vào hệ thống nước mặt nếu như không được kiểm soát tốt.
"Cần có nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, đúng quy trình mới hạn chế được những sự cố đáng tiếc như vừa cho. Nguồn nước cung cấp nước sạch cho người dân phải được quản lý, bảo vệ chặt chẽ" - Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nêu.
Vị đại biểu này cũng cho rằng, các đơn vị kinh doanh nước sạch phải có giải pháp tích cực đảm bảo tuyệt đối an toàn nguồn nước; xây dựng hệ thống nước đảm bảo mới được cung cấp cho người dân. Với những cá nhân, tổ chức xả thải vào nguồn nước, theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cũng yêu cầu phải xử lý nghiêm minh, có tính răn đe với các đối tượng khác./.
Theo Toquoc
Đã khống chế được khu vực ô nhiễm đầu nguồn nước sông Đà Đến nay, Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam đã cô lập suối Trầm và hồ Đầm Bài. Liên quan đến việc xử lý ô nhiễm đầu nguồn nước sông Đà, ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam, đơn vị được thuê xử lý khu vực ô nhiễm khẳng định, đến...