Chuyên gia khuyến cáo những điều tuyệt đối kiêng kỵ khi chữa viêm khớp dạng thấp
Những ngày mùa đông, nhiều người mắc viêm khớp dạng thấp do lạnh, Lương y Nguyễn Minh Phúc, nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Vũng Tàu chỉ cách chữa và những điều kiêng kỵ.
Theo lương y Nguyễn Minh Phúc, viêm khớp dạng thấp tên tiếng anh là rheumatoid arthritis (viết tắt RA). Đây là một bệnh xương khớp cũng khá phổ biến. Bệnh sẽ phá hủy các khớp xương của người bệnh. Khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn khi vận động.
Theo lương y, viêm khớp dạng thấp có thể dứt cơn đau nếu biết cách điều trị. Ảnh minh họa
Mắc viêm khớp dạng thấp có triệu chứng nào?
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng rối loạn viêm mãn tính đặc hiệu ảnh hưởng tới khớp. Gây tổn thương tới các niêm mạc khớp, màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây tổn thương cho da, mắt, tim, phổi và mạch máu.
Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, sụt cân, ra nhiều mồ hôi, tê đầu chi trước khi xuất hiện các dấu hiệu ở khớp. Cũng ở giai đoạn này, tình trạng này chỉ xuất hiện viêm đau ở một khớp nhất định.
Sau từ vài tuần cho đến vài tháng sau. Bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát. Lúc này, tình trạng viêm đau diễn ra ở nhiều khớp. Nên được gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Đa ở đây có nghĩa là nhiều.
Các khớp thường bị viêm gồm có: 90% khớp cổ tay, 80% khớp ngón tay, 70% khớp bàn tay, 70% khớp cổ chân, 90% khớp gối, 60% khớp ngón chân, 60% khớp khuỷu. Các khớp ít bị viêm: cột sống, khớp háng, khớp vai…
Viêm khớp dạng thấp sớm có xu hướng ảnh hưởng đến các khớp nhỏ trước tiên. Đặc biệt là các khớp ở bàn tay và bàn chân. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện ở cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai.
Khoảng 40% người bị viêm khớp dạng thấp cũng trải qua các triệu chứng không liên quan đến khớp như. Mắt: Người bệnh thường bị khô mắt, nhạy cảm với ánh sáng, mắt đỏ và giảm thị lực.
Nướu bị khô hoặc bị kích ứng gây ra tình trạng nhiễm trùng; Xuất hiện những cục u nhỏ dưới da tại các vị trí bị viêm; Khó thở, với những triệu chứng viêm phổi có thể xuất hiện; Thiếu máu, tế bào hồng cầu giảm. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến tim, thận, mô thần kinh, tủy xương…
Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn 100%. Người bệnh chỉ có thể điều trị và khắc phục triệu chứng. Để giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm và giảm sự phát triển của bệnh.
Chính vì thế, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp phải học cách sống chung với bệnh. Việc điều trị giúp các khớp không bị tổn thương thêm. Bên cạnh đó, giúp giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng đặc biệt là tàn phế. Tuy nhiên, một số bệnh nhân sau khi điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp thuyên giảm và không thấy tái phát. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách là điều mà bạn cần phải làm.
Cách điều trị giảm triệu chứng đau nhức
Theo tư vấn từ lương y Nguyễn Minh Phúc, để giảm bớt cảm giác đau đớn khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh có thể sử dụng lá lốt, kinh giới, lá khúc tần đun thành nước ấm. Nước này dùng để ngâm các khớp khi có triệu chứng đau nhức rất hiệu quả.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, sử dụng một số cây rau có tác dụng làm ấm cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp như những loại ngũ cốc có màu vàng, đậu mè vàng, gạo lức, cây hoa thiên lý… sử dụng để nấu canh hoặc xào tỏi cũng có tác dụng trong quá trình chữa bệnh.
Cũng theo lời khuyên của lương y Nguyễn Minh Phúc, người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên tập những động tác nhẹ nhàng như vẫy tay, thái cực quyền, dưỡng sinh, tránh những bài tập quá sức sẽ làm phản tác dụng.
Người mắc bệnh cần giữ ấm cơ thể, không nên ra lạnh, đặc biệt là giữ ấm tay chân khi đi ngủ để khí huyết lưu thông. Tuyệt đối không ăn đồ lạnh, đồ nguội, chua, quá nóng hoặc quá lạnh. Nên ăn uống ngủ nghỉ điều độ, và ăn uống đồ ấm nóng nên thêm gia vị cay ấm như gừng, tiêu, tỏi…
Ngô Huệ
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Viêm khớp dạng thấp khác gì viêm xương khớp thông thường?
Viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp là hai dạng bệnh khớp thường gặp. Bản chất đây là hai bệnh khác nhau hoàn toàn, phân biệt đúng sẽ có giải pháp điều trị hiệu quả.
Về bản chất viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp thông thường hoàn toàn khác nhau
Cơ chế gây bệnh khác nhau
Viêm khớp dạng thấp bản chất là một bệnh tự miễn. Hệ miễn dịch của người bệnh "hiểu nhầm" và tấn công vào các bao hoạt dịch của khớp, dẫn đến sưng, đau khớp và cuối cùng có thể dẫn đến biên dang khơp va gây tan phê. Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết một cách đầy đủ, các nghiên cứu cho thấy viêm khớp dạng thấp có liên quan đến yếu tố di truyền.
Viêm xương khớp phổ biến hơn, nguyên nhân là sự thoái hóa của tổ chức sụn nằm trên đầu xương khớp. Các yếu tố nguy cơ khác của viêm xương khớp bao gồm: di truyền, chấn thương, béo phì hoặc thừa cân, áp lực lên khớp lặp đi lặp lại.
Đặc điểm bệnh khác nhau
1. Khu vực bị ảnh hưởng
Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mạn tính tự miễn trong các khớp. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp và cũng có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác của cơ thể.
Viêm xương khớp xảy ra khi sụn bị bào mòn, thoái hóa và đầu xương chạm vào nhau gây đau dữ dội. Bệnh hay gây đau ở các khớp cử động nhiều như đầu gối, ngón tay, cổ tay.
Viêm khớp dạng thấp thường gây biến dạng ổ khớp
2. Khác biệt về triệu chứng
Có những điểm tương đồng và khác biệt trong các triệu chứng của viêm xương khớp với viêm khớp dạng thấp
Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp bao gồm: Khớp đau và cứng; Sưng khớp; Khả năng vận động khớp bị hạn chế; Nóng đỏ quanh khớp; Độ cứng khớp buổi sáng kéo dài trong một giờ trở lên; Xuất hiện các nốt thấp; Tổn thương các khớp đối xứng; Tổn thương các khớp nhỏ bàn tay và bàn chân; Bệnh tim, thận và phổi cũng có thể liên quan.
Các triệu chứng viêm xương khớp bao gồm: Đau khớp, đặc biệt là sau khi sử dụng lặp đi lặp lại khớp bị ảnh hưởng; Khớp cứng vào buổi sáng kéo dài đến 30 phút; Sưng và nóng các khớp sau khi không hoạt động; Sưng khớp làm hạn chế vận động khớp.
3. Khác biệt về cận lâm sàng
Có những điểm tương đồng trong chẩn đoán, chụp Xquang của một khớp bị ảnh hưởng có thể phát hiện một trong hai bệnh vừa nêu. Có thể chọc hút dịch khớp để phân tích thành phần. Kết quả của các xét nghiệm này giúp phân biệt giữa viêm xương khớp với viêm khớp dạng thấp.
Hình ảnh của viêm xương khớp (bên trái) và viêm khớp dạng thấp (bên phải)
Xét nghiệm máu không thể giúp chẩn đoán bệnh viêm xương khớp, nhưng có thể giúp phát hiện viêm khớp dạng thấp. Sự kết hợp của khám sức khỏe, xét nghiệm và tiền sử bệnh có thể giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Các xét nghiệm để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bao gồm: Kiểm tra và phát hiện yếu tố thấp; Thử nghiệm protein phản ứng C; Kiểm tra Anti-CCP.
Phương pháp điều trị
Điều trị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp có cả điểm giống nhau và khác biệt.
Điểm khác biệt trong điều trị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp
Điều trị viêm xương khớp: tập trung làm giảm đau, giảm viêm và phục hồi chức năng khớp. Các thuốc thông thường gồm:
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc nhóm steroid, thuốc giảm đau.
Các lựa chọn điều trị viêm xương khớp khác, bao gồm liệu pháp vật lý để ổn định và tăng cường các khớp bị ảnh hưởng, điều trị nhiệt, nghỉ ngơi và giảm cân.
Các phương pháp điều trị thay thế như châm cứu và xoa bóp cũng được sử dụng.
Viêm khớp dạng thấp được điều trị: bằng cách sử dụng 5 loại thuốc chính:
Thuốc giảm đau;
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs);
Thuốc chống thấp khớp (DMARDs);
Chế phẩm sinh học;
Corticosteroid, bao gồm hydrocortisone và prednisone
Điểm giống nhau trong điều trị viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp thông thường:
Viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp cũng có thể can thiệp phẫu thuật hoặc mở khớp khi có chỉ định. Hai loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị hai loại viêm khớp là: phẫu thuật thay khớp hoặc thủ thuật mở khớp; thủ thuật làm cứng khớp.
Điều trị bằng thuốc Đông Y thế hệ 2
Đối với các bệnh lý xương khớp bao gồm cả viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân thường phải điều trị kéo dài. Dùng thuốc Tây có ưu điểm là có tác dụng giảm đau nhanh tuy nhiên thường gây tác dụng phụ.
Thuốc giảm đau dùng phổ biến có thành phần paracetamol có thể làm tăng men gan; các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh tim mạch khi dùng thuốc kháng viêm giảm đau không steroid cần tuân thủ đúng liều lượng thuốc, dùng trong thời gian ngắn nhất có thể.
Ngoài việc kiểm soát đau bằng các thuốc giảm đau chống viêm tân dược, bác sĩ thường khuyến cáo sử dụng các thuốc đông dược nhằm kiểm soát và giảm dần thuốc kháng viêm và corticoid.
Thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng lại an toàn, có thể dùng trong điều trị kéo dài. Thuốc Đông y cũng có hiệu quả lâu dài, dù có ngưng sử dụng thì hiệu quả vẫn còn một thời gian chứ không bị mất ngay như thuốc Tây.
Tuy vậy, đa phần các bài thuốc Đông y hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, truyền miệng, chưa có nghiên cứu bài bản nên hiệu quả chưa được kiểm chứng.
Thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 được thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc xương khớp bí truyền có hiệu quả vượt trội, có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp. Thuốc được sản xuất theo công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO và được thực hiện các nghiên cứu đầy đủ giúp khẳng định hiệu quả và sự an toàn cho bệnh nhân.
Khánh Ngô
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Chuyên gia khẳng định loại cây giống nhân sâm mọi người đổ xô trồng có thể gây tử vong Nhiều người dân đổ xô trồng loại cây cực độc có hình dáng giống hệt củ nhân sâm mà không hề hay biết đây là loại cây cực độc, có thể tử vong khi dùng quá liều. Người dân đổ xô trồng thương lục vì nghĩ là sâm thật Mới đây, nhiều người dân tại Hà Tĩnh đổ xô trồng giống cây cứ...