Chuyên gia khuyến cáo những ai ăn rau sống sẽ có hại sức khỏe
Rau sống là thứ gia vị quen thuộc và dễ ăn tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng loại rau này không phải ai cũng có thể sử dụng.
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP HCM, rau sống là một từ chung để chỉ các loại rau có thể ăn trực tiếp, không qua chế biến. Những loại rau được ăn sống như diếp cá, kinh giới, rau răm, tía tô, húng quế, xà lách, kèo nèo, rau nhúc, dừa nước…
Rau sống giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau co thắt, kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn. Trong thành phần của các loại rau sống, hoạt chất chiếm tỷ lệ nhiều nhất là tinh dầu tạo mùi đặc trưng, vitamin C, B, men tiêu hóa, chất xơ, đường, carbohydrat. Một số loại cải chứa thành phần sulfur (lưu huỳnh) có tác dụng chống oxy hóa.
Rau sống cung cấp một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng cho cơ thể. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, các loại rau thơm còn chứa một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể người ăn tăng sức đề kháng với bệnh tật.
Rất nhiều người không nên ăn rau sống vì có thể không tốt cho sức khỏe
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu rau sống không được rửa sạch và đảm bảo an toàn, chúng sẽ là vật trung chuyển ký sinh trùng làm người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hóa nên có nhiều đối tượng không nên ăn.
Đối với những người có tiền sử đường tiêu hóa kém thì rau sống không đảm bảo vệ sinh chính là một trong những nguyên nhân khiến họ bị viêm đại tràng mãn tính.
Còn đối với những người bị rối loạn tiêu hóa càng không nên ăn rau sống bởi chất xơ trong rau có tác dụng phụ gây khó chịu đường tiêu hóa như đầy hơi, chuột rút, co thắt dạ dày, tiêu chảy, giảm hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng.
Người bị hội chứng ruột kích thích nếu ăn nhiều rau sống có thể bị đầy hơi, đau dạ dày, có cảm giác muốn đi đại tiện ngay.
Ngoài những người có hệ tiêu hóa kém thì đối với người mắc bệnh nhân suy thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và photpho, vì thận không thể loại bỏ chúng theo đường tiểu.
Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai lại càng không được ăn rau sống bởi thực phẩm sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng, có thể gây nguy hiểm đối với mẹ và thai nhi.
Nếu trường hợp vẫn muốn ăn rau sống thì theo các chuyên gia dinh dưỡng, có ba cách tốt nhất để thưởng thức món rau sống an toàn và dinh dưỡng. Trong đó, ăn sống giữ cho các enzyme, vitamin, phytochemical và tinh dầu còn nguyên vẹn. Phương pháp hấp là cách tốt nhất để giữ lại nước trong rau. Xào rau nhanh cũng giữ lại được một số chất dinh dưỡng. Bạn cũng có thể sử dụng lò vi sóng để chế biến rau.
Rau sống thường được trồng ở đất, nếu rửa không sạch, cơ thể dễ nhiễm ký sinh trùng. Cần rửa rau dưới vòi nước, ngâm rau khoảng 15 phút trong dung dịch nước muối loãng 5%.
Chú ý rửa sạch trước khi cắt hoặc thái nhỏ, vì các vitamin tan trong nước như C và nhóm B có thể mất hơn 50% khi rửa quá kỹ hoặc luộc quá chín.
Ngọc Nga
Theo vietQ
Lá dâu tằm có thể hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường
Chiết xuất từ lá dâu tằm có thể thay thế thuốc trị tiểu đường nhờ giảm hơn 20% tổng lượng đường cơ thể hấp thụ vào máu.
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TP HCM, chiết xuất từ lá dâu tằm có thể thay thế các loại thuốc tiểu đường để điều chỉnh lượng đường trong máu. Hoạt chất được tìm thấy trong lá dâu tằm là 1-deoxynojirimycin (DNJ) có tác dụng ngăn chặn sự phân hủy carbohydrate thành đường đơn giản, ngăn chặn cơ thể hấp thụ đường và giảm lượng đường trong máu.
Lá dâu tằm chứa nhiều hợp chất có ích cho việc chữa trị bệnh tiểu đường. Ảnh: TC
Nghiên cứu chiết xuất dâu tằm được thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi (có so sánh với giả dược) ở những người tình nguyện khỏe mạnh. Kết quả cho thấy chiết xuất dâu tằm (250 mg) làm giảm tổng lượng glucose và insulin 22% và 24% so với giả dược. Lá dâu tằm làm giảm tổng lượng đường được hấp thụ vào máu hơn 20%.
Chiết xuất từ dâu tằm không gây ra tác dụng phụ như buồn nôn và đầy hơi - những tác dụng phụ thường gặp với nhiều loại thuốc tiểu đường. Bổ sung lá dâu tằm vào quá trình ăn uống sẽ giúp ngăn ngừa tiểu đường tiến triển.
"Người dùng sử dụng nước ép của lá dâu tằm có thể giảm cân, chữa chứng khát nước nhiều, đi tiểu thường xuyên và người mệt mỏi", dược sĩ Phụng nói.
Cẩm Anh
Theo VNE
4 tác hại khi bữa ăn thiếu chất xơ Bạn sẽ cảm thấy đói nhanh, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trĩ, táo bón, lượng đường trong máu tăng cao. Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TP HCM, chất xơ có nhiều tác dụng đối với cơ thể, giúp tiêu hóa tốt, nâng cao sức khỏe, giảm cân... Việc bổ sung đầy đủ chất...