Chuyên gia: Khuyến cáo 5 rủi ro với thị trường bất động sản năm 2023
Năm 2023, thị trường bất động sản Việt Nam dự báo sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. Dưới góc độ chuyên gia, ông Trần Kim Chung – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã khuyến cáo 3 kịch bản và 5 rủi ro cho thị trường bất động sản 2023.
Một khu chung cư trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh minh họa: Minh Nghĩa/TTXVN
Theo ông Chung, với kịch bản thứ nhất, dự báo thị trường tiếp tục điều chỉnh theo hướng thu hẹp, thực chất hơn. Đây là phương án có khả năng xảy ra nhất. Trong bối cảnh các nguồn tiền không có đột biến, các chính sách cũng phải đến cuối năm 2023 mới được thông qua thì nhiều khả năng thị trường sẽ phát triển theo xu hướng này.
Góc nhìn tích cực hơn rơi vào kịch bản thứ hai có phần tích cực hơn. Thị trường đón chờ động năng mới nếu ban hành bộ ba luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh Bất động sản. Từ đó xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi và cùng với sự ổn định của tình hình trong và ngoài nước thì vốn nước ngoài tiếp tục “rót” vào Việt Nam.
Khi đó, vốn trong nước sẽ được kích hoạt và hấp thu để đón chờ một chu kỳ đi lên mới. Thị trường bất động sản vượt qua “điểm lõm” – ông Chung phân tích. Kịch bản này có thể xảy ra nhưng xác suất thấp vì có nhiều điều kiện nằm ngoài khả năng của nền kinh tế Việt Nam.
Kịch bản thứ ba, ông Chung cho rằng kinh tế thế giới khó khăn và kinh tế trong nước bị ảnh hưởng đồng thời với kinh tế vĩ mô diễn biến đi ngang. Thị trường bất động sản sẽ đi xuống do các khoản nợ đến hạn, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp. Nếu không có khoản tiền đáp ứng yêu cầu trả lãi và tất toán, thị trường bất động sản bắt buộc phải điều chỉnh giảm để cơ cấu lại thị trường. Theo ông Chung, kịch bản này khó xảy ra nhưng không phải không thể xảy ra.
Bên cạnh đó, ông Trần Kim Chung cũng đưa ra những rủi ro mà thị trường năm sau có thể gặp phải. Đầu tiên là rủi ro kinh tế quốc tế sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.
Thêm một yếu tố cần tính đến là rủi ro kinh tế vĩ mô. Ông Chung cho rằng, cần chú ý đến lạm phát, lãi suất và tỷ giá; tín dụng đối với thị trường bất động sản; giải ngân vốn đầu tư công; đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu…
Tiếp đó, thị trường bất động sản đang điều chỉnh theo hướng đi xuống. Nếu không có chính sách nào đặc biệt, thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh xuống cho tương ứng với khoản tài chính đã bị rút khỏi hiện trường do các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. ông Chung nhận định.
Video đang HOT
Mặt khác, do năm 2019-2021, thị trường bùng phát nên một phần rất lớn tài chính cần thu hút để thanh quyết toán các giao dịch sẽ cần đến trong năm 2022-2023 nhưng hiện nay nguồn tài chính này không những không như kỳ vọng mà còn bị sụt giảm. Hệ quả là thị trường sẽ tiếp tục bị thu hẹp.
Rủi ro thứ 4 được chuyên gia này chỉ ra là đối tác. Ngoài những rủi ro như các năm, hiện nay xuất hiện thêm rủi ro phái sinh là một số doanh nghiệp bị phong tỏa tài sản do liên quan đến các doanh nghiệp đang gặp các vấn đề pháp lý. Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác đang có những diễn biến tài chính khó khăn…
Chính sách cũng là vấn đề cần quan tâm, nhất là về tín dụng, lãi suất, tỷ giá… Nếu các yếu tố này thay đổi theo hướng tăng cao hơn nữa sẽ tác động đến thị trường bất động sản. Đặc biệt, trong năm 2023, Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản sẽ được thông qua; trong đó, thuế nhà đất hoặc thuế tài sản sẽ được đưa ra.
Bởi vậy, theo ông Chung, trong năm 2023 và giai đoạn đến 2030, nhiệm vụ rất quan trọng của các tổ chức tài chính là phát triển đa dạng, đầy đủ nhiều nguồn tài chính cho thị trường bất động sản.
10 năm trước nhà trong phố là số một, nhưng tại sao ngày càng nhiều người bỏ trung tâm ra ngoại ô?
Các đại đô thị mới được quy hoạch bằng cách "nén" cư dân trong một không gian đô thị phong phú, nhường diện tích cho các tiện ích khác như trường học, bệnh viện, bể bơi, thậm chí biển nhân tạo, khu vui chơi, đường giao thông... thu hút người dân đổ về đây sinh sống.
Cuộc "di cư" bỏ "phố" về vùng ngoại ô
Nếu như thời gian trước chung cư nội thành chiếm thế mạnh trong cuộc đua cạnh tranh, thì hiện nay, người dân ngày càng có xu hướng lựa chọn những căn hộ chung cư ở ngoại thành. Lý do dẫn đến xu hướng dịch chuyển ra vùng ven ngoại thành là nhờ giải quyết được bài toán về cơ sở hạ tầng.
Bà Nguyễn Hương - Tổng Giám đốc Công ty CP Bất động sản Đại Phúc Land chia sẻ, trong khoảng 10 năm gần đây, các chủ đầu tư bất động sản đã dịch chuyển chiến lược sang đầu tư các dự án có quy mô lớn hơn có thể lên đến hàng trăm ha thậm chí hàng ngàn ha tạo nên các đại đô thị, các khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí tầm vóc góp phần thay đổi diện mạo của một vùng đất rộng lớn tại các địa phương.
Chính điều này đã thu hút người dân chuyển ra xa ngoài trung tâm thành phố sinh sống. Theo các chuyên gia bất động sản của VARS, đại đô thị đang tái định hình không gian đô thị tại Việt Nam, nơi các dự án cũ thông thường là các khu đô thị ngổn ngang với điều kiện hạ tầng cơ bản thiếu đồng bộ do bị hạn chế về diện tích, áp lực lợi nhuận của chủ đầu tư, do đó vận hành thiếu hiệu quả.
Cũng không trói buộc vào khái niệm cố hữu về một không gian sống rộng rãi, khoáng đạt, các đại đô thị mới được quy hoạch bằng cách "nén" cư dân trong một không gian đô thị phong phú, nhường diện tích cho các tiện ích khác như trường học, bệnh viện, bể bơi, thậm chí biển nhân tạo, khu vui chơi, đường giao thông...
VARS đưa ra phân tích, nếu hình dung các luồng giao thông là các bình thông nhau, thì việc hình thành các khu đại đô thị là cách tạo thêm những nhánh rẽ mới, giảm áp lực đến các đường ống chính. Áp lực mà hệ thống giao thông đang phải chịu đến từ việc tổ chức hệ thống giao thông chưa thực sự thông minh, dẫn đến việc quá tải.
Vấn đề của hệ thống đô thị Việt Nam là giải quyết giao thông bằng cách tăng mật độ sống tại các khu chung cư khu đô thị, dành diện tích còn lại để mở rộng đường sá, tăng lưu lượng.
Mở rộng đô thị đồng thời với việc triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm như đường cao tốc, cầu, cầu vượt, mở rộng các con đường hiện hữu... đang tạo cơ hội cho nhà đầu tư phát triển những dự án đại đô thị.
Nở rộ loạt dự án đại đô thị
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), tại TP.HCM, các dự án đại đô thị có diện tích trên 100 héc-ta hầu hết đều ở TP. Thủ Đức, Nhà Bè hoặc các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai...
Mặc dù xa trung tâm, nhưng với hạ tầng đồng bộ, các dự án đại đô thị tại TP.HCM thường có mức giá thấp nhất khoảng 35 - 40 triệu đồng/m2, các dự án cao cấp còn có mức giá lên tới 70 - 80 triệu đồng/m2. Các dự án đại đô thị nổi bật tại TP.HCM và các tỉnh lân cận có thể kể đến: Vạn Phúc City, Khu đô thị An Phú - An Khánh, Laimian City, Đông Tăng Long, Vinhomes Grand Park, Zeitgeist Nhà Bè, Aqua City...
Tình hình tương tự tại Hà Nội, khi các dự án đại đô thị đang được định vị tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh... hoặc tỉnh Hưng Yên, Hòa Bình, Vĩnh Phúc...
Đơn cử, các dự án đại đô thị nổi bật, cung cấp ra thị trường hàng chục nghìn căn hộ với mức giá xung quanh 30 - 40 triệu đồng/m2 có thể kể đến như Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Ocean Park 2, Vinhomes Riverside Long Biên, Ecopark (Hưng Yên, tiếp giáp Hà Nội)...
VARS cho biết, các dự án đại đô thị với diện tích từ 100 ha trở lên được triển khai tại các quận, huyện xa trung tâm đang là nguồn cung chủ yếu cho thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc căn hộ. Đây cũng là chiến lược kinh doanh của các chủ đầu tư trong bối cảnh quỹ đất tại các khu trung tâm thành phố ngày càng khan hiếm.
Bà Hương cho biết: "Hiện nay, top 10 chủ đầu tư đang sở hữu hàng chục ngàn ha quỹ đất dự phòng cho việc phát triển dự án. Một số chủ đầu tư đang sở hữu các quỹ đất khủng có thể kể đến như NovaLand (10.600ha), Vinhomes (16.800 ha), Hưng Thịnh (4.500 ha), FLC (9.000ha), Phát Đạt (5.804 ha), Đất Xanh (4.000 ha), Ecopark (500ha)...".
Hiện, các dự án đại đô thị với diện tích từ 100 ha trở lên được triển khai tại các quận, huyện xa trung tâm đang là nguồn cung chủ yếu cho thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc căn hộ. Đây cũng là chiến lược kinh doanh của các chủ đầu tư trong bối cảnh quỹ đất tại các khu trung tâm thành phố ngày càng khan hiếm.
Vị này cho rằng, các chủ đầu tư có một số điều kiện nền tảng thúc đẩy xu hướng phát triển các dự án đại đô thị. "Thứ nhất, các chủ đầu tư đã có quá trình tích lũy kinh nghiệm phát triển dự án và nguồn lực tích lũy trong một khoảng thời gian đủ dài.
Thứ hai, quỹ đất nội đô tại các thành phố lớn ngày càng khan hiếm và giá cả đất đai ngày càng gia tăng nên xu thế dịch chuyển ra vùng ven hình thành các khu đô thị vệ tinh là điều tất yếu.
Thứ ba, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng được chính phủ quan tâm và đang phát triển mạnh. Thứ tư, các địa phương điều chỉnh quy hoạch phát triển vùng và khu vực cùng với chính sách mời gọi nhà đầu tư hấp dẫn
Thứ năm, xu hướng lựa chọn của người dân khi dịch chuyển từ các khu dân cư hiện hữu sang các dự án quy mô được quy hoạch bài bản, đồng bộ về không gian sống, tiện ích, kiến trúc nhà cửa và chất lượng xây dựng. Chất lượng cuộc sống và điều kiện sống của người dân vì vậy có sự cải thiện đáng kể", bà Hương đưa ra phân tích.
Vị này nhận định, các chủ đầu tư trong nước đã dần vươn lên dẫn đầu dần thay thế cho các nhà đầu tư ngoại và dẫn dắt xu thế đầu tư thị trường bất động sản. Đầu tư phát triển các dự án đại đô thị đòi hỏi năng lực, thương hiệu của chủ đầu tư phải đủ tầm mới có thể đảm bảo việc triển khai hiệu quả.
Tuy nhiên, VARS nhận xét, vấn đề thời gian cấp phép cho dự án vẫn kéo dài cũng như thủ tục phức tạp đang là một cản trở cho các chủ đầu tư trong kế hoạch phát triển đại đô thị trên thị trường bất động sản trong ít nhất một năm tới.
Đà Nẵng giải bài toán nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp Đà Nẵng đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở công nhân khu công nghiêp, các thiết chế văn hóa, dịch vụ phục vụ người lao động trong khu công nghiệp. Giải quyết chỗ ở cho công nhân Thống kê sơ bộ, Đà Nẵng hiện có hơn 27.000 lao động ngoại tỉnh và lượng lớn lao động nước...