Chuyên gia gợi ý cách Mỹ đáp trả Trung Quốc ở Biển Đông
Theo chuyên gia Mỹ, nước này nên ủng hộ luật pháp cho Biển Đông hoặc đưa lực lượng hải quân tuần tra chung với các nước đối thủ của TQ.
Trong các cuộc tranh chấp chủ quyền với Philippines và Việt Nam trên Biển Đông, Trung Quốc đã điều động tàu hải cảnh và các phương tiện bán quân sự khác. Tuy nhiên, tàu chiến hải quân, máy bay chiến đấu và các vũ khí khác vẫn được giữ ở xa nơi tranh chấp. Do đó cuộc đối đầu trên biển mới chỉ diễn ra giữa các tàu không vũ trang hoặc bán vũ trang.
Ngày 29/3, một tàu hải cảnh Trung Quốc chặn tàu Philippines tiếp tế cho các thủy thủ nước này ở bãi Cỏ Mây.
Theo giáo sư James R. Holmes tại ĐH Chiến tranh hải quân Mỹ, các nhà lãnh đạo Mỹ phải hiểu rõ bản chất của tình trạng Biển Đông hiện nay, đối chiếu với mong muốn của Washington và xã hội Mỹ về khu vực này đồng thời huy động các nguồn lực – ngoại giao, hải quân (tàu chiến, máy bay), nhân lực, vân vân – để đem đến một kết cục có thể chấp nhận được.
Bản chất của tình trạng đối đầu chiến lược
Thực chất tình trạng đối đầu hiện nay trên Biển Đông là gì? Đó là quá trình ganh đua chiến lược dai dẳng giữa Trung Quốc và Mỹ nhằm trả lời câu hỏi liệu Bắc Kinh có thể đơn phương hành động nhằm thay đổi trật tự thế giới do Mỹ đứng đầu hay không.
Nếu thành công, Trung Quốc sẽ tạo ra một tiền lệ theo đó nước này sẽ chiếm các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng được luật biển công nhận đồng thời hạn chế quyền tự do đi lại trên các vùng biển mà nước này kiểm soát. Trung Quốc sẽ biến các vùng biển ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á trở thành vùng biển khép kín chịu sự quản lý của luật pháp nước này. Điều đó cũng có nghĩa các mối quan hệ đồng minh của Mỹ trong khu vực sẽ bị nới lỏng.
Các nhà bình luận Trung Quốc coi vùng biển thuộc cái gọi là “bản đồ 9 đoạn” chiếm gần hết diện tích Biển Đông là “đất xanh của quốc gia” nơi Bắc Kinh “có chủ quyền không thể tranh cãi”.
Đưa chính sách về biển của nước này vào vấn đề chủ quyền – một khái niệm khơi dậy tinh thần dân tộc của cả các quan chức và dân thường – các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã kích động cảm xúc dư luận mà sau này họ sẽ rất khó rút lui. Mặc dù giới lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ hoãn lại các kế hoạch khẳng định chủ quyền nếu đón nhận phản ứng mạnh mẽ từ các nước khác, nhưng khó có khả năng Bắc Kinh sẽ không từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình để tiến tới một bộ quy tắc ứng xử trên biển.
Vậy mục tiêu của Trung Quốc là gì?
Video đang HOT
Trung Quốc đang tham gia vào cuộc chạy đua chiến lược đối đầu với các đối thủ châu Á và Mỹ cùng một lúc. Các nhà ngoại giao Trung Quốc muốn tách biệt hai cuộc đua này với hi vọng họ sẽ ở thế vượt trội trong từng cuộc đua và ngăn chặn 2 đối thủ này liên kết với nhau chống lại nước này.
Tàu chiến USS Cowpens của Mỹ từng suýt bị tàu Trung Quốc đâm phải trên Biển Đông.
Trong cuộc đối đầu với Mỹ, Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) bằng cách điều động máy bay chiến đấu, tên lửa chống tàu và các loại tàu có thể gây thương vong lớn cho các lực lượng Mỹ hoạt động ở châu Á khi có chiến tranh. Nói cách khác, Bắc Kinh muốn Washington phải “nhụt chí” đồng thời hạ thấp uy tín của Mỹ về cam kết với các đồng minh trong khu vực.
Về phần các đối thủ châu Á, Trung Quốc theo đuổi tham vọng kiểm soát các hòn đảo, vùng biển và vùng trời trong khu vực. Trung Quốc áp dụng chính sách “sự đã rồi” đối với các vùng biển tranh chấp và dựa vào sức mạnh vượt trội để cản trở các đối thủ thách thức tham vọng của nước này. Thay vì sử dụng sức mạnh hải quân lớn mạnh nhanh chóng, Bắc Kinh sử dụng chiến thuật “nhẹ nhàng” bằng cách điều động tàu hải cảnh. Cho tới nay, có vẻ chiến thuật này của Trung Quốc đã có tác dụng.
Các phương án cho Mỹ
Đối mặt với chiến lược “nhiều mặt” này của Trung Quốc, Mỹ phải xác định liệu nước này có coi trọng các mối quan hệ đồng minh – cũng như mục tiêu đảm bảo cho tự do đi lại trên biển – để nỗ lực bảo vệ hay không.
Chi phí để ngăn chặn Trung Quốc bành trướng có lẽ sẽ rất cao và việc đối đầu với đối tác thương mại chính đồng thời là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân (Trung Quốc) chắc chắn sẽ đem tới rủi ro và bất trắc. Nhiều nhà chiến lược khuyên các nhà lãnh đạo Mỹ không đi theo con đường này (đối đầu Trung Quốc) trừ phi Washington đạt được lợi ích chiến lược rất cao ở châu Á cũng như duy trì vị thế đứng đầu trong hệ thống quốc tế. Như các nhà bình luận thể thao thường nói, “thời gian sẽ trả lời”.
Giả định rằng Washington sẽ dấn thân ở châu Á – Thái Bình Dương, vậy làm sao để đánh bại chiến lược của Trung Quốc?
Trước tiên, Mỹ cần kiên quyết không để quốc gia nào lôi kéo vào một cuộc xung đột có vũ trang trên Biển Đông. Thay vào đó, Washington nên ủng hộ việc thực thi luật pháp trên vùng biển này.
Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển đưa ra định nghĩa về đảo và rất ít đảo trên Biển Đông có thể được coi là đảo theo định nghĩa đó. Ví dụ, một “hòn đảo” không có nước ngọt sẽ không thể duy trì sự sống hay các hoạt động kinh tế và do đó về mặt pháp lý không thể được coi là một hòn đảo. Quốc gia nào sở hữu “hòn đảo” đó sẽ chỉ có chủ quyền với 12 hải lý xung quanh chứ không có vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Các quốc gia Đông Nam Á nên khai thác tối đa tự do trên các vùng biển quốc tế và phớt lờ bản đồ “đường 9 đoạn” của Bắc Kinh.
Washington nên khuyến khích các quốc gia châu Á đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế để xác nhận đâu là đảo, đâu là đảo san hô và đâu là mỏm đá. Mỹ sẽ thắng thế nếu các quốc gia châu Á có thể bảo vệ được vùng biển ở sát đất liền các nước này.
Thứ hai, cùng nhìn nhận vấn đề theo cách nhìn của Trung Quốc. Coi Biển Đông như một lãnh thổ và điều đó sẽ giúp sáng tỏ các vấn đề. Nếu nhìn nhận theo cách này, các ngư dân Trung Quốc đánh bắt trong vòng 200 hải lý từ bờ biển đảo Palawan sẽ bị coi là đánh bắt trộm tài nguyên thiên nhiên của Philippines giống như họ xâm nhập lên đảo. Các tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống tàu đánh cá được coi là lực lượng xâm lược bảo vệ những kẻ đánh bắt trộm. Đi theo cách tiếp cận này, Mỹ sẽ nhanh chóng đẩy Trung Quốc vào thế bị động.
Thứ ba, các lực lượng Hải quân và canh gác bờ biển Mỹ hoạt động ở châu Á phải “dấn thân” nhiều hơn, không nên chỉ dừng lại ở các hoạt động huấn luyện thông thường. Thay vào đó, các lực lượng Mỹ nên gia nhập vào các đội tàu hải quân và bảo vệ luật pháp của các đồng minh châu Á. Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ nên tham gia tuần tra tại các vùng biển ở khu vực này giống như các binh sĩ Mỹ tuần tra trên lãnh thổ các quốc gia NATO thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Philippines có lẽ sẽ không thể nào ngăn cản Trung Quốc tiếp cận vùng đặc quyền kinh tế do sức mạnh hải quân yếu kém. Tuy nhiên, nếu Mỹ tăng cường điều động lực lượng canh gác bờ biển và cả năng lực to lớn của Hải quân nước này tới Đông Nam Á, các quốc gia trong khu vực sẽ có cơ hội bảo vệ những quyền lợi chính đáng của các nước này.
Theo Kiến thức
Quân đội Mỹ vẫn đủ sức răn đe Trung Quốc?
Các chuyên gia, thành viên Quốc hội thuộc đảng Cộng hòa và thậm chí là cả các đồng minh của Washington gần đây đều lo lắng về những cam kết quân sự của Mỹ ở châu Á. Tất cả đều quan ngại rằng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Lầu Năm Góc cùng các vấn đề mà Nhà Trắng đang phải đối mặt ở châu Âu và Trung Đông đã làm Mỹ suy yếu hoặc không sẵn sàng chiến đấu. Chính điều này đã khuyến khích Trung Quốc có thái độ hung hăng trong các vấn đề lãnh thổ.
Tuy nhiên, ông Benjamin H.Friedman, chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu An ninh Nội địa và Quốc phòng Cato (Mỹ) cho rằng những lo ngại trên đã đặt không đúng chỗ. Trong lịch sử, các quốc gia bị đe dọa thường ít để ý đến những gì mà nước đe dọa đang thực hiện; họ chỉ tập trung vào lợi ích của mình trong cuộc xung đột và cán cân quân sự ở đó. Thực tế, Mỹ và các đồng minh châu Á chưa hẳn đã mất lợi thế quân sự so với Trung Quốc và thực sự việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ và các vấn đề liên quan ở khu vực khác không gây nguy hiểm cho sự ổn định của châu Á.
Quân đội Mỹ vẫn có khả năng răn đe Trung Quốc.
Theo ông Benjamin H.Friedman, chính quyền Obama dự kiến sẽ chi 521 tỷ USD cho quốc phòng năm tài khóa 2015. Nếu vẫn giữ mức như vậy và có sự điều chỉnh lạm phát, ngân sách quốc phòng của Mỹ sẽ giảm nhẹ trong năm 2016, thấp hơn khoảng 15% so với năm 2010, năm chi tiêu quân sự cao nhất trong thời gian gần đây. Tuy nhiên chi tiêu của Lầu Năm Góc năm 2016 vẫn vượt mức trung bình của thời kỳ Chiến tranh Lạnh và gấp 3 lần so với ngân sách quốc phòng của Trung Quốc. Rõ ràng là Mỹ vẫn dành một lượng lớn ngân sách cho sức mạnh quân sự.
Tất nhiên, ngân sách quốc phòng không thể hiện nhiều trong việc một quốc gia sẽ chiến đấu như thế nào. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào vị trí địa lý chiến đấu và khả năng mà các lực lượng có thể triển khai chiến đấu. Ông Benjamin H.Friedman cho rằng những yếu tố này cho thấy tại sao Mỹ và các đồng minh châu Á vẫn có thể kiềm chế Trung Quốc trong tương lai gần. Mặc dù không thể đánh giá một cách toàn diện cán cân sức mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc ở đây, nhưng có một số điểm có thể giúp chúng ta so sánh.
Đầu tiên, trong các kịch bản chiến tranh có thể xảy ra nhất, Mỹ và các đồng minh sẽ ở thế phòng thủ, bảo vệ bờ biển, hải đảo. Phòng thủ bao giờ cũng dễ dàng hơn so với tấn công, đặc biệt là khi chống lại đối phương đến từ biển, ví dụ như khi Trung Quốc tấn công Nhật Bản hoặc Đài Loan chẳng hạn. Lực lượng phòng thủ trên đảo có thể chống lại các cuộc không kích và tấn công từ tàu chiến hoặc lực lượng đổ bộ của Trung Quốc.
Thứ hai, bất kỳ cuộc chiến tranh Mỹ-Trung nào cũng có thể xảy ra trong các lĩnh vực mà sức mạnh của Mỹ đang thống trị như trên không, trên biển và cả trong không gian. Ngay cả khi Trung Quốc triển khai các tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình có khả năng tấn công các tàu chiến của Mỹ, thì độ chính xác của tên lửa sẽ phụ thuộc vào tính dễ tổn thương của các loại radar nhằm gây nhiễu hoặc tấn công trực tiếp. Trung Quốc đang hạn chế về khả năng theo dõi và tiêu diệt tàu ngầm của Mỹ, một mối đe dọa với tàu chiến hải quân Trung Quốc.
Thiếu kinh nghiệm sẽ làm chậm khả năng của Trung Quốc trong việc khắc phục những hạn chế trên. Theo một số báo cáo gần đây, ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc vẫn còn phải vật lộn trong việc chế tạo máy bay tàng hình và tên lửa dẫn đường chính xác. Trong khi đó, quân đội của Bắc Kinh vẫn đang phải huấn luyện để điều khiển chiếc tàu sân bay duy nhất của mình và duy trì các tàu ngầm tên lửa đạn đạo hoạt động.
Máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Thứ ba, những hạn chế của quân đội Mỹ thường bị phóng đại quá mức. Mặc dù có ngân sách quốc phòng ngày càng tăng, kho vũ khí của Trung Quốc vẫn còn lưu trữ nhiều thiết bị lạc hậu. PLA đang sở hữu 7.580 xe tăng chiến đấu chủ lực - lớn hơn so với quân đội Mỹ. Nhưng chỉ có 450 chiếc trong số đó là hiện đại. Trung Quốc cũng có rất nhiều máy bay chiến đấu. Quy mô các phi đội không quân của nước này chỉ đứng sau Mỹ, nhưng đa số các máy bay này là yếu và lỗi thời. Trong tổng số hơn 1.300 chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc, chỉ có 502 chiếc là hiện đại, với 296 chiếc là biến thể từ Su-27 của Nga và 206 chiếc J-10 do Trung Quốc tự thiết kế. Còn lại khoảng 800 chiếc máy bay chiến đấu, chủ yếu là J-7, J- 8 và Q-5, được thiết kế, sản xuất trong những năm 1960, 1970. Chúng sẽ khó tồn tại lâu trong một cuộc chiến tranh hiện đại.
Lực lượng hải quân của Trung Quốc có lẽ là trong tình trạng tốt nhất, nhưng triển vọng cũng không nhiều. Tàu ngầm là một vấn đề đối với PLA. Hạm đội hiện đại dưới biển của Bắc Kinh bao gồm các tàu ngầm lớp Tấn, Hán, Nguyên và lớp Tống. Tất cả 4 lớp tàu ngầm này là do Trung Quốc tự xây dựng và điều thể hiện sự yếu kém hơn so với các thiết kế của phương Tây. Số tàu ngầm còn lại, đa số là lớp Minh, được sản xuất trong những năm 1980, đều đã lỗi thời. Một điều đáng ngại là, sau khi chế tạo 3 tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, PLA đã ngừng sản xuất và đặt hàng với Nga chế tạo 4 chiếc tàu ngầm lớp Kalina, báo hiệu một sự thiếu niềm tin đối với các thiết kế nội địa.
Một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc là tất cả các phần cứng vũ khí trang thiết bị do Trung Quốc thiết kế và sản xuất đều mới. Nhìn bên ngoài, Bắc Kinh đang phát triển các tàu chiến, máy bay không người lái và xe tăng mới nhằm đuổi kịp các loại vũ khí của phương Tây. Nhưng chúng ta biết rất ít về độ chính xác và tính hiệu quả của các loại vũ khí do nước này tự chế tạo.
Cuối cùng, có rất ít lý do để cho rằng Trung Quốc sẽ trở nên hung hăng hơn trong trung hạn. Xu hướng kinh tế và nhân khẩu học đang chống lại việc Trung Quốc duy trì đà tăng ngân sách quốc phòng. Bên cạnh đó, nỗi sợ hãi về một cuộc chiến tranh quy mô lớn, thậm chí là một cuộc chiến tranh thông thường với một quốc gia như Nhật Bản, sẽ làm dịu đi những tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.
Giới tinh hoa đối ngoại của Washington có thể vẫn tự tin về sự răn đe của mình. Nhưng nếu chiến tranh nổ ra, tất cả các bên đều thiệt.
Theo Báo Tin tức
Đối thủ mới ở Biển Đông của Trung Quốc Những hành động ngày một hung hăng, lấn tới của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã thúc đẩy Indonesia tăng cường sức mạnh quân sự theo hướng tập trung nhiều hơn vào mối đe doạ bên ngoài. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa Sau nhiều năm tập trung vào mối đe doạ ly khai ở quần đảo có độ...