Chuyên gia Đức: Chuyến thăm của Chủ tịch nước sẽ cải thiện vị thế của Việt Nam trên bàn đàm phán với Trung Quốc
Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang mới đây đã có chuyến thăm chính thức Trung Quốc để tham dự Diễn đàn hợp tác quốc tế “Một vành đai, một con đường”. Theo đó tờ Deutsche Welle ngày 11/05 đã đăng bài viết của chuyên gia bình luận người Đức – Frank Sieren, phân tích về quan hệ láng giềng giữa Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới. Ông cho rằng điểm quan trọng trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Trần Đại Quang là làm cách nào cải thiện vị thế của Việt Nam trên bàn đàm phán với Trung Quốc.
Chuyên gia này cho rằng, bất kể có phải là siêu cường quốc hay không, tìm cách thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các quốc gia láng giềng là điều rất quan trọng. Vấn đề này áp dụng hoàn toàn phù hợp với hai quốc gia láng giềng Việt Nam và Trung Quốc. Do đó, động thái Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tham dự Diễn đàn “Một vành đai, một con đường” trong tuần này rất có ý nghĩa. Đối với TQ mà nói, diễn đàn này cũng rất quan trọng vì sẽ giúp tăng cường quan hệ hợp tác giữa các quốc gia dọc theo “vành đai” và “con đường”.
Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ cải thiện vị thế của Việt Nam trên bàn đàm phán với Trung Quốc
Quá khứ từng trải qua xung đột
Vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa hai nước và sự căng thẳng vẫn chưa chấm dứt nhiều năm qua. Năm 2014, Trung Quốc đã kéo (trái phép) một giàn khoan dầu vào vùng biển của Việt Nam, dẫn đến cuộc xung đột giữa hai nước láng giềng. Vấn đề này mặc dù cho đến hiện giờ vẫn chưa giải quyết thỏa đáng, nhưng cuộc xung đột đã được gác qua một bên, hai nước đã tìm kiếm các giải pháp ngoại giao thay vì “dùng tên lửa nhắm vào nhau”.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Trung Quốc đã bắt đầu thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại. Vấn đề là sau nhiều năm – từ năm 1979 đến năm 1988, hai bên đã trải qua hai cuộc chiến tranh và đến nay thì kết thúc bằng cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo, nhưng quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã xuất hiện những chuyển biến tích cực về mặt chính trị. Tháng 01/2017, Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm Bắc Kinh, hai nước đang nỗ lực làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược.
Năm 2014, Trung Quốc đã kéo (trái phép) một giàn khoan dầu vào vùng biển của Việt Nam
Video đang HOT
Frank Sieren nhận định, đối với Chủ tịch Trần Đại Quang mà nói, Hội nghị thượng đỉnh “Một vành đai, một con đường” là cơ hội tốt để tiếp tục xu hướng thúc đẩy quan hệ song phương phát triển. Ông ấy không chỉ có buổi hội đàm với Chủ tịch TQ Tập Cận Bình, mà còn gặp gỡ với một số nhân vật chính trị cấp cao khác. Hai nước sẽ cùng nhau dự hội thảo với sự tham gia của 500 người. Chủ đề chính của Hội nghị Thượng đỉnh đã có thể thấy rõ từ cái tên, sẽ xoay quanh việc đề ra kế hoạch và triển khai thực hiện “Con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc. Cụ thể, dự án này có liên quan đến tổng cộng 28 quốc gia tham gia và rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng. Tính đến cuối năm 2016, Ngân hàng Phát triển Nhà nước Trung Quốc đã tung ra 160 tỷ USD cho các khoản vay phục vụ cho mục tiêu này. Trước mắt còn có một hợp đồng tài chính có trị giá lên tới 350 tỷ USD đang trong quá trình đàm phán.
Mặc dù Việt Nam không phải quốc gia nằm dọc theo Con đường tơ lụa từ Châu Á sang châu Âu, nhưng các quốc gia ven biển đóng một vai trò quan trọng trong con đường tơ lụa đi qua Biển Đông. Con đường này sẽ kết hợp với con đường tơ lụa trên đất liền. Thành phố Khâm Châu (Quảng Tây) nằm cách không xa biên giới Việt Nam sẽ trở thành cảng biển lớn phục vụ cho dự án này.
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng này không được như mong đợi. Năm 2016, có khoảng 1,8 triệu container vận chuyển đến cảng này. Từ nay đến năm 2020, con số này cần phải được nâng lên đến 5 triệu. Trái lại, tại các cảng lớn khác của TQ như Thâm Quyến, Ninh Ba và Thượng Hải đã vượt xa rất nhiều với con số lên tới 20 triệu container. Theo số liệu do TQ Kông bố, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam trong năm 2016 đạt 98 tỷ USD. 13 năm trở lại, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Ngược lại Việt Nam lại là một trong những nước xuất khẩu gạo quan trọng nhất của Trung Quốc.
Nhà bình luận người Đức Frank Sieren một trong hai tác giả của tác phẩm “Nguy cơ Trung Quốc”
Sông Mê Kông có vai trò như thế nào?
Frank Sieren nói thêm rằng, có thể nói lợi ích kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ song phương Việt – Trung. Tiếp tục mở rộng, cải thiện mối quan hệ này hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Việt Nam, cũng giúp cải thiện vị thế của Việt Nam trên bàn đàm phán với Trung Quốc. Do đó, ngoài tranh chấp chủ quyền biển đảo, còn có một vấn đề dần dần xuất hiện: Sông Mê Kông là một nguồn nước quan trọng đối với Việt Nam, và cũng là nguồn thủy lợi và điện lực quan trọng đối với các đập ven sông của Trung Quốc.
Kết thúc bài viết, chuyên gia người Đức nhận định, trong tương lai việc nước nào có quyền quyết định đối với nguồn nước sông Mê Kông sẽ trở thành vấn đề quan trọng hơn so với tranh chấp chủ quyền các đảo trên Biển Đông. Hiện nay, dựa vào các biện pháp quân sự, Việt Nam vẫn chưa đủ sức để thách thức TQ. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam kiên trì theo đuổi chính sách quốc phòng “Ba Không” trong suốt thời gian dài: Không liên quan quân sự, không cho phép nước khác xây dựng căn cứ quân sự tại quốc gia của mình, không dựa vào nước này để khai chiến với nước khác. Tóm lại, con đường tơ lụa mới đối với sự phát triển quan hệ song phương mà nói, sẽ không làm mất đi tính trung lập và quan hệ hữu nghị tốt đẹp.
Hoàng Anh (dịch từ Deutsche Welle)
Theo TDQ
Báo Trung Quốc nói gì về chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam?
Tờ báo Sina của Trung Quốc ngày 05/05 dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ diễn ra cùng ngày cho biết: "Phía Trung Quốc sẵn sàng cùng với Việt Nam không ngừng củng cố và phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện song phương, cùng nhau duy trì lợi ích chung của hai bên".
Trước đó, các tờ báo lớn của Trung Quốc như: Thời báo Hoàn Cầu, Tân Hoa Xã, Nhân Dân nhật báo,... đều đồng loạt đưa tin Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang sẽ có chuyến công du sang Trung Quốc. Khi được hỏi các thông tin cụ thể về chuyến thăm, Phát ngôn viên Cảnh Sảng cho biết: "Nhận lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang sẽ có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 11 15/05 và tham sự Diễn đàn Hợp tác Quốc tế &'Một vành đai, một con đường'".
Trong chuyến thăm này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các vị lãnh đạo cấp cao khác của nước này.
Báo Trung Quốc đồng loạt đưa tin về chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam
Trong tình hình mới, hai bên sẽ cùng nhau trao đổi các ý kiến nhằm củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị, tăng cường hợp tác sâu rộng, cùng nhau đề ra phương hướng cho sự phát triển quan hệ Việt Trung trong các giai đoạn tiếp theo.
Phát ngôn viên Cảnh Sảng cũng nhấn mạnh rằng: "Trung Quốc hy vọng với những nỗ lực chung, chuyến thăm này sẽ đạt được kết quả như mọng đợi và giúp thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Trung nâng lên một tầm cao mới".
Sau cùng, phát ngôn viên Trung Quốc cho biết, hiện nay quan hệ Việt Nam Trung Quốc đang trên đà phát triển thuận lợi. Hai bên thường xuyên có các cuộc tiếp xúc và trao đổi cấp cao, không ngừng tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai dân tộc. Trung Quốc sẵn sàng nỗ lực, không ngừng củng cố và phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, bảo vệ lợi ích chung của hai bên.
21 loạt đại bác chào mừng Chủ tịch nước Việt Nam tại Bắc Kinh
Chiều 11-5, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân được tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh theo nghi thức trọng thể dành đón Nguyên thủ quốc gia.
Chiều 11/5, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc đã được tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh theo nghi thức trọng thể dành đón Nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì lễ đón. Đúng 17 giờ (theo giờ địa phương), đoàn xe chở Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân tiến vào cổng Đông của Đại lễ đường Nhân dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân nồng nhiệt chào đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân.
Hai nhà Lãnh đạo giới thiệu các quan chức hai bên tham dự lễ đón.
Tiếp đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mời Chủ tịch nước Trần Đại Quang lên bục danh dự. Quân nhạc cử Quốc thiều Việt Nam và Quốc thiều Trung Quốc trong tiếng âm vang của 21 loạt đại bác chào mừng. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước Trần Đại Quang duyệt Đội quân danh dự.
Kết thúc lễ đón, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc và Chủ tịch nước Trần Đại Quang dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tiến hành Hội đàm cấp cao tại phòng Đông của Đại lễ đường Nhân dân.
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc đầu tiên của ông Trần Đại Quang trên cương vị chủ tịch nước sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Quốc hội khóa XIV bầu ra ban lãnh đạo mới.
Trả lời báo chí Trung Quốc tại Phủ chủ tịch ngày 10-5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên sẽ trao đổi về phương hướng và các biện pháp lớn nhằm tiếp tục tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy giải quyết những vấn đề hai bên cùng quan tâm, củng cố hơn nữa tình hữu nghị truyền thống Việt Trung.
(Theo Sputnik News)
Báo chí quốc tế đăng tải nhiều thông tin chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đại Quang Nhiều hãng thông tấn, báo chí quốc tế lớn như Reuters, SCMP, Xinhua, ... đã đồng loạt đăng tải nhiều thông tin về chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Nhiều hãng thông tấn, báo chí quốc tế lớn như Reuters, SCMP, Xinhua, ... đã đồng loạt đăng tải nhiều thông tin về chuyến thăm chính thức...