Chuyên gia Đức bàn về thế hệ lãnh đạo mới ở Cuba
Cựu đại sứ Đức tại Cuba Bernd Wulffen cho rằng với việc Chủ tịch Raul Castro từ nhiệm vào năm 2018, thế hệ lãnh đạo mới ở Cuba sẽ cởi mở hơn.
Nhà ngoại giao Bernd Wulffen từng giữ chức đại sứ CHLB Đức tại Cuba trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2005.
Cựu đại sứ Đức tại Cuba Bernd Wulffen cho rằng một quá trình chuyển đổi có trật tự đang diễn ra ở Cuba và La Habana có cơ chế bảo đảm quyền lực. Các sĩ quan quân đội đang nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo ở Cuba. Phó Chủ tịch thứ nhất, Miguel Diaz-Canel vốn là một chuyên gia tuyên huấn trong Các lực lượng vũ trang. Cựu đại tá Marino Murillo hiện chịu trách nhiệm về kinh tế và đại tá Alejandro Castro (con trai của Chủ tịch Raul Castro) giữ một chức vụ rất quan trọng, điều phối cơ quan tình báo.
Chủ tịch Raul Castro và Phó Chủ tịch thứ nhất mới được bầu Miguel Diaz Canel tại lễ bế mạc Đại hội ĐCS Cuba. Ảnh Public Radio International
Trên danh nghĩa, Cuba vẫn sẽ duy trì nền kinh tế kế hoạch tập trung, trong khi ban lãnh đạo đã nhận ra rằng không thể bỏ qua vai trò của khu vực kinh tế tư nhân vì kinh tế nhà nước không thể tạo ra đủ việc làm. Tuy được gọi là “mô hình Cuba”, nhưng xem ra đường lối kinh tế này chịu ảnh hưởng của mô hình phát triển của Trung Quốc và Việt Nam, mặc dù ban lãnh đạo Cuba không công khai thừa nhận kinh tế thị trường.
Về những thay đổi ở thượng tầng kiến trúc, cựu đại sứ Bernd Wulffen nói thế hệ lãnh đạo cách mạng lão thành như Fidel Castro và Raul Castro sẽ nhường chỗ cho một thế hệ lãnh đạo mới, trong số này hầu hết ở độ tuổi 50.
Theo cựu đại sứ Bernd Wulffen, phần lớn nhân dân Cuba muốn mở cửa – đặc biệt về kinh tế. Thu nhập của người dân hiện nay là quá ít, không tương xứng với công sức bỏ ra. Một bộ phận những người về hưu sống dưới mức nghèo khổ, mặc dù tiền thuê nhà và thực phẩm khá rẻ. Người dân Cuba muốn có một cuộc sống sung túc hơn, mua được xe máy hoặc ô tô và thoải mái sử dụng internet.
Chỉ có điều, người dân Cuba luôn tự hào về cách mạng vì đã khôi phục chủ quyền của đất nước và lòng tự tôn dân tộc. Dưới thời Tổng thống độc tài Fulgencio Batista (bị lực lượng cách mạng do Fidel Castro lãnh đạo lật đổ năm 1958), Cuba vốn là thuộc địa của Mỹ. Cách mạng đã mang lại nền độc lập hoàn toàn cho đất nước Cuba và người dân ở đây vẫn tự hào rằng họ có một cái gì đó của riêng mình.
Video đang HOT
Theo cựu đại sứ Đức tại Cuba, điều quan trọng đối với nhân dân Cuba là duy trì nền độc lập trong tương lai. Cuba không bao giờ muốn một lần nữa lệ thuộc vào Mỹ hoặc bất cứ thế lực nào khác. Người Cuba yêu nước và rất gắn bó với quê hương của họ. Những người ngoài cuộc không được quên điều này.
Minh Châu (Theo Deutsche Welle)
Theo_Kiến Thức
Kịch bản Thế chiến III: Mỹ đại bại trước Trung Quốc?
Chuyên gia Mỹ chỉ thẳng điểm yếu chết người khi Mỹ đối đầu Trung Quốc ở Thế chiến III và tất sẽ đại bại.
Tạp chí National Interest hôm 20/4 đăng tải bình luận của Peter Navarro - Giáo sư tại Đại học California-Irvine, trong đó chỉ ra một lý do lớn khiến nước Mỹ hiện nay không thể giành phần thắng nếu Thế chiến III xảy ra.
Hiện nay, phần lớn các nhà máy sản xuất vũ khí của Mỹ đã đóng cửa.
Để tiết kiệm chi phí, người Mỹ đã tích cực phát triển các nhà máy gia công tại Thành Đô, Trùng Khánh và Thâm Quyến của Trung Quốc.
Đây chính là động thái sẽ trở thành một mối đe dọa chiến lược đối với Mỹ. Khi cần huy động cho một hoạt động quân sự quy mô lớn, phía Mỹ sẽ vấp phải nhiều khó khăn khi muốn ra khỏi Trung Quốc.
"Thật vậy, trong khi 60 nhà máy đóng tàu lớn nhất Trung Quốc đang làm việc ngày đêm để chế tạo thêm nhiều tàu ngầm và tàu chiến, rất nhiều các nhà máy đóng tàu tại Mỹ đã bị phủ bụi hoặc đã đóng cửa", chuyên gia Navarro cho biết.
Bên trong nhà máy sản xuất F-22.
Thực chất, khi Thế chiến II bùng nổ, Mỹ đã có một nền kinh tế mạnh và sức mạnh quân sự mạnh mẽ đến kinh ngạc. Vào thời điểm đó, tiềm lực quân sự của Mỹ lớn gấp 2 lần tiềm lực quân sự của phát xít Đức và đế quốc Nhật cộng lại.
Giữa thành công về kinh tế và quân sự có mối liên hệ mạnh mẽ. Sự giàu có đã giúp Mỹ có nhiều nguồn tài chính đầu tư cho quân đội và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng. Các nhà máy có thể cung cấp cho quân đội lượng vũ khí, xe tăng, tàu dồi dào và nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu Thế chiến III xảy ra, Mỹ sẽ không còn giành được ưu thế quân sự như trước.
Trong khi đó, Trung Quốc đang sản xuất một loạt chiến đấu cơ thế hệ 5 tại Thành Đô trên cơ sở những chiếc F-22 và F-35 của Mỹ, miệt mài sao chép những chiếc Su của Nga thì chương trình phát triển F-22 của Mỹ đã bị đóng cửa, còn F-35 bị gián đoạn do những khó khăn về tài chính và kỹ thuật.
Theo cảnh báo của chuyên gia Navarro, nếu các nhà hoạch định chính sách Mỹ không thức tỉnh, các chuyên gia an ninh quốc gia và các nhà kinh tế không dừng lại để xem xét quyền lợi chung, không tập trung phục hồi các khu phức hợp quân sự, thì quân đội Mỹ sẽ đại bại trong một cuộc chiến tranh trong tương lai.
National Interest hồi tháng 11/2015 cũng đã liên tiếp dẫn lời chuyên gia phân tích quân sự Mỹ cho rằng Chiến tranh Mỹ- Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là một thảm họa, Nhật Bản và Ấn Độ có thể sẽ tham gia vào cuộc chiến tranh này.
Hồi tháng 6/2015, nhà tương lai học Peter Singer, phát biểu tại Lầu Năm Góc cảnh báo giới lãnh đạo quân sự Mỹ rằng tranh chấp trên biển Đông sẽ làm bùng nổ CTTG lần thứ 3 với Trung Quốc trong thời gian gần.
Theo ông Singer, trong tương lai sẽ xuất hiện những tiền đồn quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông với mục đích gia tăng mạnh mẽ năng lực quản lý, kiểm soát vùng biển này. Tình trạng đối đầu chính thức ở Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng rõ nét khiến vùng biển này đang đứng trước nguy cơ trở thành "kho thuốc súng" làm bùng nổ CTTG thứ 3.
Báo The Independent của Anh cũng đưa ra các phân tích cho thấy tương lai thất bại của Mỹ khi đối đầu Trung Quốc. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về cai bây Thucydides.
Chủ tịch Tập Cận Bình dân khai niêm cai bây Thucydides tai My trong khi nước này đa chuyên đôi hang ngan tau buôn sang cho quân đôi co thê trưng dung bât cư luc nao, phat triên tên lưa "sat thu tau sân bay Hoa Ky", thư vu khi siêu thanh co thê tân công lanh thô My.
Trung Quốc sẽ lấn lướt Mỹ ở Biển Đông. Ảnh minh họa: Reuters
Thậm chí năm 2015 bât châp suy giam kinh tê noi chung, Trung Quôc vân gia tăng ngân sach cho quôc phong đê "không môt ke thu nao dam băt nat". Bây giơ đa tơi luc nhưng khăng đinh nay cua ông Tâp Cân Binh đươc kiêm tra trong thưc tê.
Theo The Independent, 5 năm trươc, khi sưc manh kinh tê tăng vot, Băc Kinh đa gưi công ham tơi Tông thư ky Liên Hơp Quôc đê đoi chu quyên vơi gân như toan bô Biên Đông.
Tuy nhiên kê tư khi Tổng thống Barack Obama lên năm quyên, ông đa cung vơi Ngoai trương Hillary Clinton lưa chon chuyên trong tâm chiên lươc đôi ngoai sang châu A đê lam ro vơi cac đông minh va đôi tac, Trung Quôc se không thê tư tung tư tac, thich lam gi thi lam.
Huy Vũ (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nhật vạch trần nỗi sợ máy bay trinh sát Nga của Mỹ Một chuyên gia quân sự Mỹ đã bày tỏ sự lo ngại về 2 loại máy bay trinh sát và tác chiến điện tử của Nga đã triển khai ở Syria. Chuyên gia quân sự, cựu chiến binh Lục quân Hoa Kỳ Kettlin Patterson vừa có bài viết cho tạp chí The Diplomat. Trong bài viết, ông Patterson cho biết, đầu tư quy...