Chuyên gia dự báo lập trường của Trung Quốc với Iran trong đàm phán hạt nhân
Các chuyên gia cho rằng vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có đứng về phía Iran trong các cuộc đàm phán hạt nhân tại Vienna (Áo) hay không bởi liên minh chính trị của hai nước vẫn chưa bền vững.
Quốc kỳ Iran trước tòa nhà Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tại Vienna (Áo). Ảnh: CNBC
Kênh CNBC (Mỹ) cho biết các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Iran và Mỹ đã khởi động vào ngày 29/11 khi hai nước tìm cách khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Iran và các nước trong Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã đạt được thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) vào năm 2015. Điểm chính của JCPOA là Iran hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân để được nới lỏng các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi JCPOA vào năm 2018 đồng thời tái áp đặt các lệnh trừng phạt Iran.
Ông Asif Shuja tại Viện Trung Đông thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho biết: “Vấn đề xảy ra giữa Mỹ và Iran nhưng Iran đã cố gắng lấy lòng các nước trong nhóm P5 1 và Mỹ cũng làm điều tương tự. Quan điểm của những quốc gia này không chắc chắn, có thể thay đổi”.
Video đang HOT
Gần đây, Trung Quốc dường như công khai ủng hộ Iran. Vào ngày 29/11, phái đoàn của Trung Quốc tại Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác đã đăng trên mạng xã hội Twitter yêu cầu Mỹ nới lỏng mọi lệnh trừng phạt không nhất quán với thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công khai chỉ trích Mỹ. Trong cuộc họp báo ngày 29/11, người phát ngôn này nhấn mạnh: “Mỹ là thủ phạm của khủng hoảng hạt nhân Iran. Nước này cần dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt đơn phương nhằm vào Iran cũng như bên thứ ba, trong đó có Trung Quốc”.
Ông Behnam Ben Taleblu tại tổ chức phi lợi nhuận Quỹ Bảo vệ Dân chủ (Mỹ) đánh giá Trung Quốc đã tiếp tục thể hiện là “tiếng nói mở rộng” cho một số yêu cầu của Iran. Ông cho rằng thành công hoặc thất bại của chiến lược Mỹ đối với Iran dựa vào mối quan hệ Washington-Bắc Kinh.
Dường như Nga và Trung Quốc đứng về phía Iran nhưng mọi thứ có thể thay đổi khi họ gặp trực tiếp. Ông Shuja phân tích: “Có khả năng thay đổi lập trường, bởi khi mọi người gặp trực tiếp, sẽ có nhượng bộ lẫn nhau”. Ông đề cập đến việc Trung Quốc và Nga đã bỏ phiếu áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào Iran trong năm 2006, cùng với nhiều thành viên khác của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Ông Shuja nói thêm: “Đối với Iran, Nga và Trung Quốc là quan trọng nhất. Nhưng nếu bạn nhìn vào Nga và Trung Quốc thì Iran không phải đối tác quan trọng nhất”.
Afghanistan: Phái đoàn Mỹ thảo luận với các đại diện cấp cao của Taliban tại Qatar
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo phái đoàn Mỹ, do Đặc phái viên về Afghanistan Thomas West dẫn đầu, đã tiến hành các cuộc thảo luận với các đại diện cấp cao của Taliban tại Qatar trong hai ngày 29 và 30/11.
Các lực lượng Taliban tại tỉnh Kandahar, Afghanistan ngày 8/11/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, tại cuộc hội đàm, phái đoàn Mỹ đã hối thúc Taliban bảo vệ các quyền của tất cả người dân Afghanistan, duy trì và thực thi chính sách về ân xá, cũng như tiến hành thêm các bước để thành lập một chính phủ bao trùm, đại diện cho tất cả thành phần trong xã hội.
Đây là vòng đàm phán thứ hai giữa giới chức Mỹ và Taliban kể từ khi lực lượng này nắm quyền trở lại tại Afghanistan từ giữa tháng 8 vừa qua. Trong vòng đàm phán này dự kiến diễn ra trong 2 tuần này, hai bên sẽ tìm cách giải quyết một số vấn đề như cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng và các nhóm khủng bố thuộc mạng lưới Al-Qaeda, cũng như các chương trình cứu trợ nhân đạo. Các cuộc thảo luận cũng sẽ tập trung tìm cách đảm bảo đưa công dân Mỹ và người Afghanistan từng làm việc cho Mỹ trong cuộc tranh chiến kéo dài 20 năm rời khỏi quốc gia Tây Nam Á một cách an toàn.
Cùng ngày, hãng thông tấn SPA của Saudi Arabia đưa tin chính phủ nước này đang xúc tiến mở cửa bộ phận lãnh sự thuộc Đại sứ quán Saudi Arabia tại thủ đô Kabul nhằm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực của người dân Afghanistan. Tháng 8 vừa qua, Saudi Arabia đã sơ tán các nhân viên ngoại giao khỏi Kabul do lo ngại bất ổn sau khi Taliban giành lại quyền kiểm soát Afghanistan.
Liên quan đến hoạt động hỗ trợ nhân đạo tại Afghanistan, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết tổ chức quốc tế này cùng các đối tác đang phân phát quần áo mùa Đông, lều, bạt, nhiên cho hàng chục nghìn người ở quốc gia Tây Nam Á. Theo OCHA, dữ liệu từ các năm trước cho thấy trong tháng 11, Afghanistan thường bắt đầu ghi nhận số trường hợp hạ thân nhiệt, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và tử vong trực tiếp hoặc gián tiếp gia tăng do thời tiết lạnh giá.
Iran hối thúc Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Ngày 25/11, ông Mohammad Reza Ghaebi - quyền trưởng phái đoàn Iran tại Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) - đã hối thúc Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống Tehran "một cách hiệu quả và có thể kiểm chứng". Các máy ly tâm bên trong cơ sở hạt nhân Natanz, Iran. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo phóng...