Chuyên gia đông y chia sẻ những bài thuốc đơn giản chữa ho cực kỳ hiệu quả
Thời tiết thay đổi thất thường cộng với không khí bị ô nhiễm khiến các bệnh lý viêm đường hô hấp tăng cao trong đó có triệu chứng ho. Đông y có nhiều bài thuốc trị ho đang được áp dụng mang hiệu quả cao.
Cây húng chanh có tác dụng gì.
Ho không phải là bệnh mà ho là một phản xạ có điều kiện đột ngột thường lặp đi lặp lại. Có tác dụng loại bỏ các chất kích thích, chất bài tiết hoặc chất nhầy làm nghẽn khí quản hoặc để loại bỏ các vi khuẩn bám vào đường hô hấp.
Trong đông y, lương y Vũ Quốc Trung – Hội Đông y thành phố Hà Nội cho biết có nhiều bài thuốc chữa ho hiệu quả và những bài thuốc dân gian hay sử dụng bằng các loại cây nhà, lá vườn như hoa hồng, húng chanh, củ gừng, lá hẹ hấp mật ong…
Bài thuốc từ hoa hồng
Theo Đông y, hoa hồng trắng hay hồng bạch là một vị thuốc vị ngọt, không độc, mùi thơm mát, tính mát. Trong thành phần có chứa nhiều đường, vitamin, tinh dầu có thể chữa ho và nhuận tràng hiệu quả. Để làm thuốc, hoa được hái phải là những đóa mới nở. Được bào chế bằng cách bỏ cả cuống lẫn đài, phơi khô trong bóng râm và cất trong lọ kín để giữ hương vị.
Video đang HOT
Cách sử dụng: lấy 15g hoa hồng bạch và một lượng vừa đủ đường phèn sắc hoặc hấp cách thủy uống hàng ngày. Sử dụng khi còn nóng, liên tục trong 1 tuần. Có tác dụng chữa ho khái huyết do phế hư.
Hoặc lấy 15g hoa hồng bạch còn tươi, 1 quả quất chín, thìa mật ong hoặc đường phèn cho vào chén nhỏ hấp cơm hoặc chưng cách thủy. Sau khi chín thì nghiền nát, trộn đều, gạn lấy nước để uống nhiều lần trong ngày. Có tác dụng chữa ho do lạnh.
Ngoài hoa hồng bạch, có thể lấy thêm hoa hồng đỏ để chữa ho. Cách đơn giản 5 bông hồng đỏ kết hợp với 20g đậu đen, 20 lá rau diếp cá, 1 thìa cà phê đường trắng. Nhặt cánh hoa hồng, rau diếp cá rửa sạch, thái nhỏ. Đậu đen xay thành bột mịn. Cho tất cả vào bát rồi mang hấp cách thủy. Khi chín cho bệnh nhân ăn 2 lần/ngày và ăn liên tục 5 – 7 ngày để có kết quả tốt.
Lương y Trung chú ý các loại hoa hồng phải hồng nhà trồng đảm bảo không có thuốc trừ sâu, bảo quản.
Bài thuốc nam chữa ho từ cây húng chanh
Húng chanh còn gọi là tần lá dày, dương tử tô, rau thơm lông, rau thơm lùn. Theo Đông y, húng chanh vị cay the, hơi chua, mùi thơm, tính ấm. Có tác dụng thanh nhiệt, bổ phổi, giải độc, điều hòa hô hấp, lợi phế, giải cảm, chữa ho và viêm họng. Húng chanh nằm trong danh mục 70 cây thuốc Nam quan trọng trong y học theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế .
Theo nghiên cứu khoa học, trong tinh dầu húng chanh có chứa nhiều chất như carvacrol, thymol, salicylat, eugenol… Có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh và các trực khuẩn E.coli, bạch cầu, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn…
Cách đơn giản nhất lấy lá húng chanh và 4 – 5 quả quất xanh rửa sạch, xay nhuyễn, thêm đường phèn, hấp cách thủy trong 20 phút. Uống liên tục 1 – 2 lần mỗi ngày cho đến khi giảm ho thì ngưng sử dụng.
Cách khác lấy húng chanh và tía tô, thêm lát gừng gừng tươi sắc với nước trong ấm chuyên dụng. Thấy cô cạn thì tắt bếp, cho người bệnh uống khi còn ấm cũng làm giảm cơn ho.
Bài thuốc chữa ho từ củ gừng
Theo Đông y, gừng tính ấm, vị cay có tác dụng tán phong hàn, làm ấm tỳ vị. Gừng được sử dụng trong trường hợp ho do cảm lạnh, cảm cúm do thời tiết thay đổi. Tuyệt đối không dùng cho trường hợp âm hư nội nhiệt sinh ho, cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt, trúng nắng.
Cách đơn giản lấy 60g gừng già tươi rửa sạch, giã nhuyễn, đun với nửa lít nước trong 30 phút, lọc bỏ bã lấy nước cho thêm ít mật ong vào khuấy đều để uống. Chia làm 2 lần uống, mỗi lần 50ml đều đặn vào hai buổi sáng tối cho đến khi cơn ho dứt hẳn.
Cách thứ hai lấy 7 lát gừng sống, 2 củ cải trắng rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 7 ngày giúp giảm ho an toàn.
Theo infonet
Tô hạp hương giúp long đờm, giảm ho
Tô hạp hương có tính kháng viêm rất mạnh nên làm giảm sự bài tiết của phế quản, giảm ho, long đờm, kích thích đường hô hấp.
Tô hạp hương
Tô hạp hương là một cây to có thể cao 12-15m. Lá hình chân vịt, cuống dài, có 3 hoặc 5 thuỳ mép có răng cưa. Hoa đơn tính mọc ở kẽ lá, hoa đực thành bông, hoa cái hợp thành hình cầu, trong có hạt dẹt. Bộ phận được dùng làm thuốc của cây tô hạp hương là nhựa cây và tinh dầu.
Cây tô hạp hương được thu hái vào mùa thu, bóc lớp vỏ của cây sau đó đun sôi với nước cho nhựa và dầu nổi lên. Có thể lấy như lấy cánh kiến trắng. Vị thuốc là một chất sền sệt như mật thường chia thành 2 lớp: Lớp dưới xám, lớp trên lỏng màu sẫm. Mùi thơm như bông, vị đắng, hơi hắc. Vì tan trong cồn cho nên có thể tinh chế được.
Theo Đông y, tô hạp hương có vị ấm, nóng và có nhiều tinh dầu nên chủ trị các bệnh như kinh phong, cảm lạnh, bụng và ngực đau do bị lạnh. Loại cây này có tính kháng viêm rất mạnh nên làm giảm sự bài tiết của phế quản, giảm ho, long đờm, kích thích đường hô hấp.
Cây tô hạp hương có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh mạnh vành, làm giảm nhịp tim, cái thiện lưu lượng máu ở bệnh mạch vành. Với tính kháng khuẩn và kháng viêm nhẹ cây tô hạp hương có công dụng trị các bệnh chàm, mụn nhọt ngoài da giúp vết thương mau lành.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội)
Theo baogiaothong
Chè dưỡng nhan đang khiến chị em "sôi sục" suốt mùa hè năm nay: Công dụng có thực sự thần thánh như lời đồn thổi? Theo lương y Vũ Quốc Trung, mặc dù làm từ những nguyên liệu có công dụng trẻ hóa, giữ gìn sắc xuân nhưng không ít chị em đang bị "thần thánh hóa" quá mức tác dụng của chè dưỡng nhan. Chè dưỡng nhan nhan nhản từ facebook đến ngoài đường phố Dường như bất cứ loại thức ăn đồ uống nào được gắn...