Chuyên gia dinh dưỡng lý giải vì saoăn cá biển, tốt nhất đừng ham… cá to
Gia đình chị Hoa (Hà Nội) được biếu một khúc cá Thu to hơn 10kg. Nghĩ rằng cá ngon nên chị Hoa chế biến và mời bố mẹ hai bên nội ngoại sang ăn tối cùng gia đình.
Tuy nhiên, nửa đêm hai con gái chị Hoa bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Rất may sau gần một đêm cả nhà thức trắng vì các con chạy ra chạy vào toilet, gần sáng hai bé cũng yên bụng và ngủ tiếp.
Chưa hết, sáng hôm sau, mẹ đẻ chị Hoa gọi điện cho con gái hỏi nguồn gốc các món ăn tối qua vì về nhà bà bị mẩn ngứa, nổi mề đay . Chị Hoa cũng kể cho mẹ chuyện hai con gái bị “miệng nôn, trôn tháo” tối qua. Hai mẹ con chị Hoa đã nghĩ đến nguyên nhân do thức ăn, nhưng lại gạt đi vì nghĩ cá biển tươi, sạch như thế thì làm sao gây ngộ độc được.
Cá biển cũng có thể nhiễm kim loại nặng như: asen, thủy ngân do môi trường ô nhiễm. Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có khá nhiều người cho rằng nước biển mặn sẽ không có vi khuẩn hoặc hạn chế vi khuẩn phát triển. Nhưng thực ra có những loại vi khuẩn ưa mặn sống được cả trong nước biển. Vì vậy, các loại: tôm, cua, ốc, cá… đều có thể nhiễm vi khuẩn.
Đáng chú ý là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, một trong những nguyên nhân gây ra những vụ ngộ độc thức ăn ở vùng biển. Vi khuẩn này gây ra hai loại hội chứng lâm sàng là tiêu chảy kiểu tả nhẹ và tiêu chảy phân có nhiều máu kèm theo đau bụng và sốt nhẹ.
Video đang HOT
Trong hải sản có thể chứa các độc tố từ tảo gây nguy hiểm cho người ăn. Độc tố tảo phycotoxins sinh sản trong các rạn san hô ven bờ, là nơi sinh sống của các loài thân mềm như: nghêu, sò, cua, tôm… Các độc tố tảo này không nguy hại đến các sinh vật biển nhưng chúng sẽ gây ngộ độc cho người nếu ăn phải. Độc tố tảo phycotoxins không bị phân giải khi đun nấu, có thể gây tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, gây liệt cơ, mất trí nhớ…
Cá biển cũng có thể nhiễm kim loại nặng như: asen, thủy ngân do môi trường ô nhiễm. Cá càng to thì thường bị nhiễm độc nặng hơn do quá trình tích lũy thức ăn. Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo, không nên ăn các loại cá lớn như: cá mập, cá kiếm, cá thu loại lớn, cá kình… vì hàm lượng thủy ngân tích lũy trong chúng khá lớn. Ngoài ra, do các chất độc hại thường lắng đọng ở lớp bùn nên ngoài các loài cá biển to, các loài sống ở tầng đáy như: ngao, sò, ốc, hến… rất dễ bị nhiễm độc.
Hải sản là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, chứa các axít béo omega 3, nhiều canxi, kẽm rất tốt cho sức khỏe trẻ em. Tuy nhiên, thủy – hải sản là một trong 20 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ngộ độc nhất.
Các triệu chứng của dị ứng thường là mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, mắt ngứa đỏ, tụt huyết áp, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy… Nhiều người vẫn nghĩ rằng tiêu chảy là do thức ăn này lạnh, nhưng thực ra là do trong hải sản có độc tố.
Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm độc tố khi ăn hải sản. Để phòng ngừa ngộ độc hải sản ở trẻ nhỏ, các bà mẹ cần phải lưu ý những điều sau:
- Không ăn hải sản đã chết vì chúng có thể tiết ra chất độc.
- Đối với cá, phải làm ngay khi cá còn tươi và bỏ toàn bộ lòng ruột vì trong ruột cá có nhiều vi khuẩn, có thể thấm nhanh vào thịt cá gây ngộ độc.
- Không nên mua các hải sản có màu sắc khác thường, vì những loài sống trong vùng ô nhiễm thường có màu sắc khác với bình thường.
- Khi chế biến phải nấu chín kỹ, hải sản để đông lạnh trước khi chế biến phải rã đông, tránh tình trạng nấu chín không kỹ bên trong do chưa rã đông hết.
- Nấu xong phải cho trẻ ăn ngay, nếu sau 2 giờ mới ăn cần đun sôi lại.
- Những trẻ có cơ địa dị ứng khi ăn thủy – hải sản cần cho ăn từ từ ít một, nếu có các biểu hiện dị ứng thì phải ngừng lại ngay.
Đ.Mai
Theo Gia đình & Xã hội)
Ăn nhiều rau lá xanh để duy trì khả năng vận động
Theo Journal of Gerontology: Medical Sciences, khi thiếu hụt vitamin K1 vốn có nhiều trong các loại rau lá xanh, người già trở nên khó vận động.
Vitamin K1 (phylloquinone) có nhiều trong các loại rau lá xanh - Ảnh: inmoment
Kết quả của một công trình nghiên cứu do nhóm các chuyên gia dinh dưỡng và lão hóa ở Đại học Tufts và Đại học y Wake Forest và Bắc Carolina (Mỹ) thực hiện khẳng định thiếu vitamin K1 có liên quan đến sự khởi phát của các bệnh mạn tính dẫn đến khả năng vận động bị hạn chế và cuối cùng là khuyết tật.
Theo nhà nghiên cứu Kyla Shea, trước đây khoa học đã chỉ ra rằng với nồng độ vitamin K1 (phylloquinone) trong máu thấp, tốc độ đi bộ chậm lại và nguy cơ viêm xương khớp tăng lên. Trong một nghiên cứu mới, Kyla Shea và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu về nồng độ vitamin K1 lưu thông trong máu và các chỉ số về khả năng di chuyển độc lập, ảnh hưởng đến hơn 1.300 nam giới và nữ giới ở độ tuổi 70 - 79 tham gia vào công trình nghiên cứu. Trong vòng 6 - 10 năm, cứ sau 6 tháng, những người cao tuổi này được kiểm tra y tế hoặc trả lời các câu hỏi về tình trạng thể chất của họ.
Theo các nhà nghiên cứu, những người bị hạn chế khả năng vận động thường gặp khó khi đi bộ 400m mà không nghỉ ngơi và phải được hỗ trợ khi leo lên 10 bậc cầu thang. Phân tích thông tin thu thập được cho thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa nồng độ vitamin K1 lưu thông trong máu và khả năng di chuyển bình thường. Nồng độ phylloquinone trong máu càng thấp, người già càng khó di chuyển trong không gian nếu thiếu sự giúp đỡ. Quy luật này là giống nhau cho cả nam và nữ.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng nồng độ vitamin K1 lưu thông trong máu phản ánh lượng chất này đi vào cơ thể qua dinh dưỡng. Các loại rau lá xanh - rau bina, rau diếp, các loại bắp cải, bông cải xanh là nguồn phylloquinone phong phú nhất. Đòng thời, vitamin K1 cũng được tìm thấy trong trà xanh, rau mùi tây, bơ, kiwi, chuối.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Ăn thường xuyên những loại thực phẩm này, bạn dễ bị ung thư Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí JNCI Cancer Spectrum vào tháng 5 năm 2019, chế độ ăn uống kém lành mạnh là nguyên nhân thúc đẩy các chẩn đoán ung thư lên con số hơn 80.000 tại Mỹ. Theo Stacy Kennedy, chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Ung bướu Dana-Farber, chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò...