Chuyên gia dịch tễ Thụy Điển thừa nhận sai lầm vì không phong tỏa
Annika Linde, chuyên gia dịch tễ học Thụy Điển, thừa nhận quốc gia Bắc Âu đã “sai lầm” khi không phong tỏa để chống Covid-19.
Bà Linde, nhà dịch tễ học từng đứng đầu chiến dịch ứng phó với SARS và cúm lợn ở Thụy Điển từ năm 2005 tới 2013, tin rằng nước này cần có những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn từ đầu để kiểm soát Covid-19, cũng như bảo vệ người cao tuổi.
“Tôi nghĩ chúng tôi đã cần có nhiều thời gian chuẩn bị hơn. Nếu Thụy Điển phong tỏa từ đầu, chúng tôi có thể đã tận dụng được thời gian đó và chuẩn bị mọi thứ cần thiết để bảo vệ nhóm người cao tuổi”, bà Linde trả lời phỏng vấn tờ Observerhôm 24/5.
Video đang HOT
Một nhà hàng ở thủ đô Stockholm vẫn đông khách hôm 8/5. Ảnh: AFP.
Bà Linde lúc đầu ủng hộ chiến lược chống nCoV của người kế nhiệm, nhà dịch tễ Anders Tegnell, nhưng hiện đã thay đổi suy nghĩ khi thấy số ca tử vong của Thụy Điển cao hơn nhiều nước láng giềng như Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan. Thụy Điển đã báo cáo gần 34.500 người nhiễm và hơn 4.100 người chết vì nCoV.
Không giống như nhiều nước Bắc Âu hay trên thế giới, Thụy Điển chọn cách chống dịch “mềm mỏng” dựa trên ý thức tự giác của người dân để theo đuổi muc tiêu “miễn dịch cộng đồng”. Miễn dịch cộng đồng là thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc đa số người dân ở một khu vực, quốc gia, phát triển đủ kháng thể chống lại dịch bệnh truyền nhiễm lây lan. Tuy nhiên, đây là chiến lược gây nhiều tranh cãi khi được áp dụng với Covid-19, dịch bệnh mới vẫn còn nhiều bí ẩn.
“Lúc đầu tôi nghĩ rằng sớm hay muộn, tất cả người dân sẽ nhiễm bệnh dù bạn có làm bất kỳ điều gì, nên khi Anders Tegnell nói rằng ‘chúng ta sẽ làm phẳng đường cong và bảo vệ người già’, tôi đã nghĩ chúng tôi sẽ đạt miễn dịch cộng đồng sau một thời gian ngắn và cho rằng đó là chiến lược tốt”, bà Linde giải thích.
Tuy nhiên, bà Linde đã nhận ra sai lầm khi nhiều quốc gia khác chứng minh có thể làm giảm đáng kể số ca nhiễm và kiểm soát được đại dịch nhờ phong tỏa. Ngoài ra, mục tiêu bảo vệ người cao tuổi và nhóm có nguy cơ cao trong chiến lược của Thụy Điển cũng thất bại.
“Việc chúng tôi có thể bảo vệ người già giống như giấc mơ có rất ít cơ sở thực tế”, nhà dịch tễ học 72 tuổi nói.
Bà Linde thêm rằng thất bại của Thụy Điển một phần do cơ quan y tế công cộng đã không áp dụng được kinh nghiệm xử lý các đại dịch trước đó, như cúm Tây Ban Nha hay cúm lợn, để đối phó với nCoV.
Nhà dịch tễ học Tegnell ngày 25/5 cũng thừa nhận chiến lược ‘miễn dịch cộng đồng’ Covid-19 không tạo kết quả như kỳ vọng vào tháng 5.
“Số liệu điều tra hiện nay khá khác nhau, nhưng tỷ lệ miễn dịch cộng đồng của Stockholm nhiều khả năng dưới 30%. Như các bạn biết, việc tính toán tỷ lệ miễn dịch đối với nCoV gặp nhiều khó khăn”, ông cho biết.
Thụy Điển: tử vong do Covid-19 tăng cao, vượt 4.000 ca
Theo thống kê của Cơ quan Y tế Cộng đồng Thụy Điển công bố hôm ngày 25/5, tổng số người chết do dịch Covid-19 ở nước này đã vượt 4.000 ca.
Cơ quan Y tế Cộng đồng Thụy Điển cho biết, số người chết do Covid-19 đã tăng lên 4.029, trong khi số ca mắc là 33.843.
Người dân Thụy Điển tuân thủ giãn cách xã hội. (Ảnh: KT)
Thụy Điển đã áp dụng cách tiếp cận mềm trong chống dịch Covid-19, vẫn cho phần lớn các trường học, cửa hàng, nhà hàng mở cửa và trông cậy vào sự tự giác của người dân trong việc giãn cách xã hội.
Số người chết do đại dịch Covid-19 ở Thụy Điển đã tăng nhiều lần so với các nước Bắc Âu láng giềng nếu tính về bình quân đầu người và quy mô dân số, nhưng vẫn thấp hơn so với một số nước như: Tây Ban Nha, Anh, dù những nước này áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt hơn.
Lý do Thụy Điển kiên trì với 'miễn dịch cộng đồng' Dù các kết quả mới công bố đang "phản bội" chiến lược miễn dịch cộng đồng, Thụy Điển dường như không muốn thay đổi con đường đã chọn. Từ ngày 13 đến 20/5, Thụy Điển ghi nhận tỷ lệ người chết trung bình hàng ngày trên một triệu dân là 6,08, trở thành quốc gia có tỷ lệ tử vong bình quân đầu...