Chuyên gia đầu ngành về bệnh truyền nhiễm đưa ra nguyên tắc hàng đầu phòng chống virus corona mới
Đến thời điểm hiện tại (ngày 24/1) đã có 2 ca bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra được phát hiện ở Việt Nam đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bệnh viêm phổi lạ tại Vũ Hán do virus corona mới là bệnh lây qua đường hô hấp. Đến thời điểm hiện tại (ngày 24/1) đã có 2 ca bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra được phát hiện ở Việt Nam đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Dịch viêm phổi cấp đã xuất hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khiến nguy cơ lây lan, bùng phát ở mức rất cao.
Virus corona có diễn biến phức tạp, chuyên gia đầu ngành về bệnh truyền nhiễm đưa ra nguyên tắc phòng ngừa
GS. TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết bản chất của virus corona mới gây viêm phổi lạ tại Vũ Hán vẫn là chủng corona virus từng gây ra SARS (năm 2003) và MERS (2017). Bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới là bệnh lây qua đường hô hấp, nên bệnh có khả năng lây lan.
Bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới là bệnh lây qua đường hô hấp, nên bệnh có khả năng lây lan.
Theo GS. TS Nguyễn Văn Kính, đây là dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào nước ta vì thế cần giám sát chặt những người đi từ vùng dịch về. Giống như dịch SARS trước đó, chúng ta cần giám sát các chuyến bay đi từ vùng dịch về. Không phải ai đi từ vùng dịch về cũng áp dụng biện pháp cách ly nếu không sốt nhưng cần theo dõi tại nhà, khi có biểu hiện bệnh cần đến viện ngay.
Video đang HOT
Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc các tỉnh/ thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Ngoài ra, dịch mới bùng phát nên cũng chưa thể đánh giá được virus này nguy hiểm hơn hay ít nguy hiểm hơn so với SARS, tỷ lệ tử vong cao hay thấp. Theo thống kê tại Trung Quốc hiện đã ghi nhận hơn 540 ca mắc, 17 trường hợp tử vong.
Theo GS. TS Nguyễn Văn Kính về nguyên tắc, hầu như các bệnh truyền nhiễm đều không lây trong thời kỳ ủ bệnh trừ sởi, quai bị có thể lây trước khi có biểu hiện bệnh về lâm sàng. Chủng virus corona nói chung khi theo dõi trong thời gian dài thì không lây trong thời kỳ ủ bệnh, tuy nhiên với virus corona mới này thì cần theo dõi thêm.
Virus corona mới lây theo đường hô hấp, ở mức độ tiếp xúc gần. Trong vòng 2m nếu người xung quanh hít phải giọt bắn của nước bọt hay hắt hơi của người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Đây là dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào nước ta, vì thế cần giám sát chặt những người đi từ vùng dịch về. Giống như dịch SARS trước đó, chúng ta cần giám sát các chuyến bay đi từ vùng dịch về. Không phải ai đi từ vùng dịch về cũng áp dụng biện pháp cách ly nếu không sốt nhưng cần theo dõi tại nhà, khi có biểu hiện bệnh cần đến viện ngay.
Đồng thời, cơ quan y tế cũng phải nắm được danh sách của tất cả các hành khách trên chuyến bay đó, tên tuổi, địa chỉ, ngồi ở ghế nào. Trong trường hợp sau này có một hành khách xác định dương tính thì cần cách ly theo dõi những người ngồi gần bệnh nhân nhất, trong vòng 2m.
Cách phòng bệnh giống như phòng bệnh cúm: Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, hạn chế đến nơi đông người… Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh viêm đường hô hấp do virus corona mới tương tự như SARS.
Quan trọng là tổ chức hệ thống giám sát, phát hiện cách ly ca mắc càng sớm càng tốt vì bệnh lây qua đường hô hấp lây qua ho, hắt hơi, bắn nước bọt.
Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh viêm đường hô hấp do virus corona mới tương tự như SARS. Cụ thể, bệnh nhân sẽ bị viêm đường hô hấp cấp tính dẫn đến viêm phổi và suy đường thở. Khi 2 phổi tổn thương toàn bộ, bệnh nhân sẽ không có khả năng trao đổi oxy, dẫn đến não bị tổn thương, suy đa tạng và bệnh nhân sẽ tử vong. Nếu không được khống chế, tỷ lệ tử vong sẽ cao.
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với virus corona vì thế việc điều trị vẫn dựa trên phòng bệnh và phát hiện điều trị triệu chứng và biến chứng.
Theo baodansinh
Nhật Bản phát hiện ca thứ 2 nhiễm virus corona đến từ Vũ Hán
Ngày 24/1, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã xác nhận trường hợp thứ hai nhiễm virus corona gây bệnh viêm phổi cấp.
Thành phố Vũ Hán, Trung Quốc được coi là tâm điểm phát tán virus corona ra thế giới. (Nguồn: dailymediaspot.com)
Bệnh nhân này là một người đàn ông, ở độ tuổi 40, đến từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), nơi đầu tiên phát hiện những trường hợp nhiễm virus chết người này. Ông này đã tới Nhật Bản hôm 19/1.
Năm ngày trước chuyến đi tới Nhật Bản, người đàn ông này đã bị sốt và phải nhập viện hai lần ở Trung Quốc vào các ngày 15 và 17/1. Vào thời điểm đến Nhật, các triệu chứng bệnh của ông này đã dịu bớt.
Sau khi đến Nhật Bản, ông này đã tới bệnh viện hôm 20/1 để kiểm tra và được chuẩn đoán là không mắc bệnh viêm phổi cấp. Tuy nhiên, do tiếp tục bị sốt và đau họng nên ông đã tới bệnh viện hôm 22/1. Lần này, các bác sỹ đã xác nhận ông này đã mắc bệnh viêm phổi cấp và phải nhập viện.
Chu An
Theo Reuters/baoquocte
Vaccine ngừa virus corona có thể được thử nghiệm trong 3 tháng tới Vaccine ngừa virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp ở Trung Quốc (2019-nCoV) có thể được thử nghiệm trên cơ thể người trong ba tháng tới. Thông tin được đăng tải trên tạp chí y khoa Mỹ JAMA, số ra ngày 23/1. Chuyển bệnh nhân nghi nhiễm virus giống SARS gây bệnh đường hô hấp cấp tại bệnh viện Jinyintan ở...