Chuyên gia đánh giá về tính khả thi của ‘kế hoạch hòa bình’ do ông Trump đề xuất
Trong bối cảnh hơn 2 tháng nữa sẽ đến Lễ nhậm chức Tổng thống, nhóm của ông Donald Trump dường như đã có những động thái đầu tiên hướng tới việc thực hiện lời hứa chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine, theo nguồn tin của tờ Wall Street Journal (WSJ).
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) gặp ông Donald Trump khi ông là tổng thống Mỹ tại một cuộc họp của Liên hợp quốc vào tháng 9/2019. Ảnh tư liệu: EPA
Tờ WSJ dẫn một số nguồn tin cho hay đội ngũ của ông Trump đang xem xét các phương án “đóng băng” cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, một nhà quan sát cho rằng dù ‘kế hoạch hòa bình’ do ông Trump đề xuất được cho là động thái tích cực đầu tiên, nhưng kế hoạch này sẽ cần phải điều chỉnh để được Nga chấp thuận.
Trích dẫn các nguồn tin đáng tin cậy, bao gồm các thành viên trong nhóm thân cận của ông Trump, tờ WSJ cho biết nhóm của ông Trump đã đề xuất “đóng băng” mặt trận Ukraine và thiết lập một khu phi quân sự dọc theo mặt trận này, buộc Kiev phải từ bỏ theo đuổi tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong ít nhất 20 năm, song vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho nước này.
“Chúng tôi có thể đào tạo và hỗ trợ khác nhưng nòng súng sẽ là của châu Âu. Chúng tôi sẽ không cử những người đàn ông và phụ nữ Mỹ đến để duy trì hòa bình ở Ukraine. Và chúng tôi không trả tiền cho việc đó. Hãy để người Ba Lan, người Đức, người Anh và người Pháp làm việc đó”, tờ WSJ dẫn lời một thành viên trong nhóm của ông Trump cho biết.
Điện Kremlin cho rằng thông tin này quá “trừu tượng” để có thể bình luận chi tiết.
Khi được hỏi liệu Moskva đã biết rõ thông tin này hay chưa, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời: “Mọi thứ trong bài báo này rất bâng quơ. Nội dung này giống như ‘kế hoạch của tờ Wall Street Journal cho Ukraine’. Những ấn phẩm này ngày càng trở nên trừu tượng hơn”.
Cố vấn truyền thông của Tổng thống Volodymyr Zelensky, ông Dmitry Litvin, nghi ngờ về độ tin cậy của thông tin trên tờ báo này. Ông nói rằng nhìn chung, các kế hoạch thực sự của tổng thống khó có thể được công bố trên báo chí.
Video đang HOT
Cơ hội trở thành hiện thực
Lô tên lửa Javelins do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine ngày 11/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà phân tích chính trị và quân sự người Nga Sergey Poletaev nhận định với tình hình hiện tại, cơ hội để “kế hoạch hòa bình” được nêu trên tờ WSJ trở thành hiện thực là rất thấp.
“Nga sẽ không chấp thuận kế hoạch này ở tình hình hiện tại, bởi một trong những mục tiêu chính của Moskva – loại bỏ mối đe dọa quân sự xuất phát từ Ukraine – không được giải quyết, và ngược lại. Theo đó, kế hoạch này không phù hợp với chúng tôi trong tình hình này. Nhưng nó có thể là một số điểm khởi đầu cho các cuộc đàm phán”, ông Poletaev nói.
Ông giải thích đối với Nga, mối đe dọa quân sự đầu tiên xuất phát từ việc Ukraine gia nhập một khối quân sự lớn, tức NATO, và thúc đẩy cơ sở hạ tầng của NATO. Mối đe dọa thứ hai liên quan đến việc bơm vũ khí vào Ukraine. Ông Poletaev cho biết mục tiêu lý tưởng của Nga là “dân chủ hóa” Ukraine – tức là giải trừ quân bị.
Ông Poletaev cũng chỉ ra các điều khoản của dự thảo thỏa thuận Istanbul, từng bị NATO phá vỡ vào mùa xuân năm 2022, và đề xuất hòa bình bất ngờ của Nga vào tháng 6 năm ngoái – bao gồm các điểm về việc cắt giảm quy mô quân đội Ukraine.
Chuyên gia quân sự này nhấn mạnh bất kể thỏa thuận nào cuối cùng đạt được, việc thực hiện thỏa thuận đó trong dài hạn sẽ luôn phụ thuộc trước hết và quan trọng nhất vào sức mạnh quân sự, kinh tế và chính trị của Nga.
“Không có hiệp ước hòa bình nào là vĩnh viễn. Kết quả của các cuộc xung đột quân sự được bảo vệ bởi sức mạnh của bên chiến thắng. Theo đó, nếu trong 20 năm nữa, chúng ta ít nhất cũng mạnh như hiện tại, chúng ta sẽ đảm bảo rằng Ukraine không gia nhập NATO”, ông Poletaev nói. Ông đồng thời nhấn mạnh chính sự cân bằng quyền lực giữa các quốc gia và nhận thức của họ về các mối đe dọa, sẽ quyết định liệu các thỏa thuận đó có được tuân thủ hay không.
Bình luận về tương lai của cuộc xung đột Ukraine nói chung dưới thời Trump 2.0, ông Poletaev cho biết mặc dù đảng Cộng hòa có thể leo thang về mặt chiến thuật – lên đến việc chấp thuận Ukraine sử dụng các hệ thống tấn công tầm xa của NATO để tấn công Nga, bất kỳ hành động nào không phải là sự can thiệp trực tiếp của NATO (có khả năng gây ra chiến tranh hạt nhân) cuối cùng sẽ dẫn đến thất bại cuối cùng của Ukraine.
“Nếu ông Trump bắt đầu chiến đấu với Nga bằng chính đôi tay của nước Mỹ, điều này sẽ trái ngược với toàn bộ đường lối chính trị và những cam kết của ông ấy. Về mặt chiến lược, tôi không mong đợi bất kỳ sự leo thang nghiêm trọng nào từ Mỹ”, ông Poletaev nói.
Trong phân tích cuối cùng, nhà quan sát này tin rằng cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ kết thúc khi việc tiếp tục chiến tranh trở nên tốn kém hơn đối với Ukraine, so với các điều kiện giải trừ vũ khí.
“Đối với ông Trump, vị tổng thống Mỹ không thể cung cấp cho Ukraine bất kỳ đảm bảo hòa bình nào. Chỉ có Nga mới có thể làm được điều này”, ông Poletaev kết luận.
'Kế hoạch hòa bình' tiềm năng của ông Trump cho xung đột Nga - Ukraine
"Kế hoạch hòa bình" của ông Donald Trump sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 có thể bao gồm việc yêu cầu Ukraine từ chối gia nhập NATO trong 20 năm và thiết lập một khu phi quân sự.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Kiev, ngày 20/11/2023. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Tờ Wall Street Journal (WSJ) ngày 7/11, các nguồn tin cho biết ông Trump vẫn chưa phê duyệt một kế hoạch cụ thể, bao gồm cả cách ông sẽ thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngồi vào bàn đàm phán. Mặc dù các cố vấn đã đưa ra ý tưởng, nhưng quyết định cuối cùng sẽ do một mình ông Trump đưa ra.
Ví dụ, một ý tưởng được đề xuất với ông Trump, được ba người thân cận với tổng thống đắc cử nêu chi tiết, là Kiev cam kết sẽ không gia nhập NATO trong ít nhất 20 năm. Đổi lại, Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine để ngăn chặn một cuộc tấn công từ Nga trong tương lai.
Kế hoạch cũng sẽ đóng băng tiền tuyến và cả hai bên sẽ đồng ý về một khu phi quân sự. Không rõ ai sẽ kiểm soát khu vực này, nhưng một cố vấn của ông Trump cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình sẽ không bao gồm quân đội Mỹ.
"Chúng tôi có thể cung cấp đào tạo và hỗ trợ khác, nhưng 'nòng súng' sẽ là của châu Âu. Chúng tôi không gửi binh sĩ Mỹ đến để giữ gìn hòa bình ở Ukraine. Và chúng tôi sẽ không trả tiền cho việc đó. Hãy để người Ba Lan, người Đức, người Anh và người Pháp làm điều đó", một trong những thành viên trong nhóm cố vấn của ông Trump cho biết.
Đầu năm nay, Keith Kellogg và Fred Fleitz, những người từng phục vụ trong Nhà Trắng trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, đã trình bày với ông một kế hoạch hành động, theo đó Mỹ sẽ trì hoãn cung cấp vũ khí cho Ukraine cho đến khi Kiev đồng ý đàm phán hòa bình với Nga. Ukraine có thể tìm cách giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, nhưng họ sẽ phải thực hiện thông qua đàm phán ngoại giao.
Không rõ ông Trump sẽ theo đuổi chiến lược nào trong số này. Nhưng bất kỳ nỗ lực nào để khởi xướng các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga, chưa nói đến việc ký kết một thỏa thuận, sẽ gặp phải nhiều trở ngại.
Đầu tiên, Ukraine và Nga tiếp tục theo đuổi các mục tiêu quân sự rất khác nhau và không tìm cách thay đổi. Ngoài ra, sẽ có sự phản đối mạnh mẽ từ một số đồng minh NATO.
Trong khi đó, theo WSJ, Tổng thống Zelensky có thể dễ dàng bị thuyết phục đàm phán hơn, nhưng ông sẽ phải đối mặt với áp lực từ công chúng liên quan đến vấn đề lãnh thổ.
Trước đó, vào ngày 5/11, Mỹ đã tổ chức bầu cử tổng thống. Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng. Một số nhà lãnh đạo nước ngoài, bao gồm cả Tổng thống Ukraine, đã chúc mừng ông Trump về chiến thắng của mình.
Tổng thống Zelensky nhấn mạnh rằng ông đã có cuộc điện đàm tuyệt vời với Trump, trong đó hai nhà lãnh đạo đã nhất trí duy trì đối thoại chặt chẽ và phát triển hợp tác.
Trong một bài đăng trên X, ông Zelensky nhắc lại cuộc hội đàm trực tiếp với ông Trump tại thành phố New York (Mỹ) vào tháng 9 vừa qua: "Chúng tôi đã thảo luận chi tiết về quan hệ đối tác chiến lược Ukraine - Mỹ, Kế hoạch Chiến thắng (do Tổng thống Zelensky trình bày với các đồng minh) và các biện pháp chấm dứt hành động của Nga ở Ukraine. Chúng tôi mong đợi kỷ nguyên của một nước Mỹ hùng mạnh dưới sự lãnh đạo quyết đoán của Tổng thống Trump".
Tuy nhiên, trong bài phát biểu tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 6/11, ông Trump không hề nhắc đến Ukraine.
Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga Ukraine Khi phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) sắp kết thúc vào tuần trước, Trung Quốc và Brazil đã tổ chức một cuộc họp bên lề với sự tham dự của 17 thành viên. Mục đích của cuộc họp kín ngày 27/9 là tập hợp sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình về xung đột Ukraine. Chiến...