Chuyên gia đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong không gian Đại Á-Âu
Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ hỗ trợ “Ý tưởng Á-Âu” khẳng định Việt Nam đã chứng minh cho toàn thế giới thấy thương mại tự do sẽ vượt qua mọi rào cản và hạn chế giả tạo.
Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, báo điện tử Infox.ru vừa đăng bài viết “Việt Nam và vòng cung Đại Á-Âu” của tác giả Grigory Trofimchuk, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ hỗ trợ “Ý tưởng Á-Âu,” trong đó đánh giá rất cao vai trò của Việt Nam trong các tiến trình hội nhập tại không gian Đại Á-Âu .
Theo bài viết, vai trò cũng như tiềm năng to lớn của Việt Nam vẫn chưa được đánh giá và khai thác đầy đủ. Việt Nam có diện tích và quy mô dân số không nhỏ, lại đang nằm ở trung tâm của nền kinh tế toàn cầu.
Video đang HOT
Việt Nam – một trong những nước đi đầu trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – đang củng cố vị thế của mình không phải bằng các tuyên bố mà bằng các chỉ số kinh tế cụ thể.
Chuyên gia Trofimchuk khẳng định: “Ngay trong bối cảnh tác động tiêu cực của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2020 vẫn là 2,91%. Và sang năm 2021, theo dự báo của United Oversea Bank, tăng trưởng GDP của đất nước Đông Nam Á này có thể đạt 7,1%, nghĩa là cao hơn mức 6% đã được thiết lập. Như vậy, Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người nhanh nhất.”
Bài viết cũng trích dẫn các nguồn tin uy tín cho biết Việt Nam sẽ nằm trong số 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư trong khối ASEAN.
Việt Nam cũng nằm trong số 10 quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới và trong nhóm 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới.
Chuyên gia Grigory Trofimchuk trao đổi với phóng viên TTXVN. (Ảnh: Hồng Quân/Vietnam )
Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ hỗ trợ “Ý tưởng Á-Âu” khẳng định Việt Nam đã chứng minh cho toàn thế giới thấy thương mại tự do sẽ vượt qua mọi rào cản và hạn chế giả tạo.
Ông nhấn mạnh “môi trường đầu tư ổn định và an toàn được Chính phủ Việt Nam đảm bảo chính là một trong những nền tảng chính trị đáng tin cậy nhất để thực hiện các hoạt động kinh tế quy mô lớn và dài hạn.”
Bài viết cho rằng thập niên tới sẽ là thời kỳ tăng trưởng về chất đối với Việt Nam. Những thành công trong hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) đang khuyến khích các nước ASEAN khác tham gia tích cực hơn vào các quá trình hội nhập trong không gian Á-Âu./.
Đầu tư cho giao thông là 'chìa khóa' để kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ
Tạp chí borgenmagazine.com của Mỹ ngày 6/4 đăng bài nhận định Việt Nam đang ở ngã ba đường trong quá trình phát triển và cần đầu tư vào mạng lưới giao thông để duy trì và mở rộng tốc độ tăng trưởng.
Tạp chí borgenmagazine.com của Mỹ ngày 6/4 đăng bài nhận định kể từ khi tiến hành cải cách kinh tế theo đường lối Đổi mới tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam đã có sự tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc, tạo ra sự bùng nổ hoạt động kinh tế và giảm tỷ lệ nghèo.Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam vẫn còn thua so với nhiều nền kinh tế phát triển khác và đây chính là chìa khóa để Việt Nam phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn nữa.
Tạp chí borgenmagazine.com của Mỹ nhận định đầu tư cho giao thông là 'chìa khóa' để Việt Nam phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Ảnh minh họa: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Theo tác giả bài báo, cải thiện mạng lưới du lịch sẽ tác động sâu sắc đến cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam bằng cách tăng hoạt động kinh tế khả thi. Điều này sẽ kết nối tốt hơn người tiêu dùng với nhà sản xuất, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa và tài nguyên bằng cách tăng hiệu quả vận chuyển. Ngoài ra, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng người nghèo bằng cách kết nối tốt hơn các khu vực có ít cơ hội kinh tế với các trung tâm kinh tế quan trọng.
Báo trên cũng nhận định Chính phủ Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu này bằng cách tạo ra một dự án kết nối toàn quốc mang tên Đường cao tốc Bắc-Nam. Dự án trị giá 5 tỷ USD kết nối cả nước với 2.109 km đường bộ, gấp đôi 1.000 km đường cao tốc Việt Nam hiện nay. Dự án này sẽ kết nối trực tiếp 32 tỉnh của Việt Nam, từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Dự án sẽ "cách mạng hóa" mạng lưới giao thông Việt Nam. Do đó, chính phủ coi đây là "ưu tiên quốc gia". Tuy nhiên, chính quyền trung ương gặp phải vấn đề với việc cấp vốn cho dự án.
Tác giả cho rằng Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP) vừa được thông qua sẽ giúp củng cố khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cho các dự án PPP. Luật sẽ làm rõ quá trình đầu tư vào Việt Nam bằng cách tạo ra các hợp đồng mẫu chuẩn, bảo lãnh của Chính phủ để hoàn thành dự án và cho các nhà đầu tư nước ngoài thanh toán các khoản đầu tư bằng ngoại tệ phù hợp và cơ chế chia sẻ rủi ro. Chính phủ sẽ thực hiện luật vào tháng 1/2021 với mục tiêu làm cho đầu tư tư nhân và nước ngoài vào các dự án cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam đơn giản hơn, ít rủi ro hơn và do đó, hấp dẫn hơn.
Bài báo kết luận Việt Nam đang ở ngã ba đường trong quá trình phát triển và cần đầu tư vào mạng lưới giao thông để duy trì và mở rộng tốc độ tăng trưởng. Dù gặp khó khăn trong việc cấp vốn cho dự án Đường cao tốc Bắc-Nam, song việc thực hiện Luật PPP được kỳ vọng sẽ khắc phục vấn đề này bằng cách làm cho hình thức PPP trong các dự án cơ sở hạ tầng trở nên đơn giản và hấp dẫn hơn.
Triển khai Nghị định của Chính phủ về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh Ngày 7/4, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định số 33/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Nội...