Chuyên gia: ‘Đà Nẵng nên hình thành chuỗi đô thị trung tâm’
KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng TP Đà Nẵng nên hình thành chuỗi đô thị trung tâm và kết nối bằng giao thông công cộng.
Thông tin về đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, ông Phùng Phú Phong – Phó giám đốc phụ trách Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, cho hay khu vực quảng trường trung tâm thành phố hiện nay được đề xuất mở rộng với diện tích 9 ha nằm giữa sông Hàn, liên kết với bảo tàng, trung tâm hành chính, di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải…
“Trong tương lai Đà Nẵng sẽ hình thành khu trung tâm thành phố mới trên nền trung tâm hiện hữu, với diện tích khoảng 631 ha”, ông Phong nói.
Là người tham gia đóng góp ý kiến với đơn vị tư vấn Singapore trong quá trình làm đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho hay ông quan tâm đặc biệt đến việc xác định khu trung tâm cho Đà Nẵng trong tương lai.
Theo ông, đây là vấn đề mà thành phố gặp vướng mắc trong các đồ án quy hoạch từ trước đến nay. Lần này, qua sự góp ý của các chuyên gia và đơn vị tư vấn, khu vực trung tâm của Đà Nẵng đã được thể hiện khá rõ. Đó sẽ là một chuỗi trung tâm với “đô thị sân bay” bao quanh khu vực sân bay Đà Nẵng hiện nay, chạy dài tới khu đô thị trung tâm hiện hữu ở quận Hải Châu (tại đây sẽ không cho phép xây cao tầng vì nằm gần sân bay).
Chuỗi đô thị trung tâm này tiến về phía đông qua bên kia sông Hàn là khu cao tầng ở quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Thành phố cũng sẽ phát triển các tuyến giao thông công cộng kết nối chuỗi đô thị kéo dài ra biển, tạo thuận tiện cho đi lại của người dân, tránh kẹt xe.
KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, Đà Nẵng cần có sự kết nối với các địa phương ở miền Trung. Ảnh: Nguyễn Đông.
Video đang HOT
KTS Nam Sơn cho biết, ông đã góp ý với đơn vị tư vấn quy hoạch đô thị sân bay, tuyến đường bộ cao tốc và đường sắt đồng bộ để hạn chế chia cắt đô thị; đề xuất làm khu trung tâm mới về phía đông (khu An Đồn), giữ gìn giá trị đô thị ven biển, ven sông; không nên để hình “bức tường cao ốc” ở đô thị ven biển…
Theo ông, trong những cuộc họp bàn về quy hoạch đô thị, rất nhiều ý kiến cho rằng quỹ đất của Đà Nẵng đã dần cạn kiệt. Nhưng trên thực tế, sự cạn kiệt này là hệ luỵ của việc quản lý và xây dựng đô thị dàn trải. Nhìn từ trên cao, đô thị Đà Nẵng hiện tại đa số là nhà phố, xây dựng chưa hiệu quả về mặt sử dụng đất.
“Nếu làm đô thị nén thì nên tạo lên các tuyến giao thông công cộng, những khu nhà cao tầng. Khi chỉnh trang đô thị, chuyển nhà phố thành cao tầng sẽ dư dôi ra một số quỹ đất khá rộng để bổ sung công viên cho thành phố. Hiện nay thành phố đang rất thiếu diện tích cho công viên, cây xanh”, ông Sơn hiến kế.
Nhấn mạnh việc hình thành chuỗi đô thị trung tâm là định hướng phù hợp với Đà Nẵng, ông Nam Sơn nói nếu quy hoạch và quản lý tốt thì trung tâm Đà Nẵng sẽ kết hợp giữa nhà cao tầng và những khu công viên cây xanh; trong đó, quảng trường là khu vực Thành Điện Hải bên bờ tây sông Hàn.
Các chuyên gia cho rằng Đà Nẵng nên quản lý tốt khu vực nhà cao tầng ở khu vực ven biển. Ảnh: Kim Liên.
Ông Nguyễn Phước Thông, Chủ tịch Hội đồng kiến trúc sư (Hội KTS Việt Nam), nhấn mạnh nét đặc trưng của Đà Nẵng là sông Hàn, bán đảo Sơn Trà, bãi biển…. do vậy việc điều chỉnh quy hoạch lần này phải tôn trọng cảnh quan thiên nhiên để tạo nên dấu ấn, điểm nhấn cho thành phố.
KTS Thông cũng cho rằng, Đà Nẵng trong tương lai “nên biết cách dành ra những không gian cho mục đích công cộng”.
Theo ông, không gian đô thị với quảng trường, vườn hoa, công viên, đường phố sẽ tạo nên những nét riêng. “Phố phải khác với đại lộ. Phố ở biển phải khác với phố trong đô thị. Đó là vấn đề về kỹ thuật thiết kế đô thị”, ông Thông đặt vấn đề.
Người dân theo dõi một cuộc thi về thiết kế công viên trung tâm ở Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Các chuyên gia cũng đề cập đến việc điều chỉnh quy hoạch chung lần này là cơ sở để Đà Nẵng hướng đến trở thành đô thị đặc biệt .
“Đây là một cơ hội nhưng cũng là thử thách rất lớn, vì nhìn vào các tiêu chí về đô thị đặc biệt thì Đà Nẵng sẽ phải nỗ lực rất lớn”, KTS Nam Sơn nói.
Theo ông, với vị trí của mình, Đà Nẵng phải đóng vai trò là trung tâm vùng. Tuy nhiên, Đà Nẵng nằm ở dải đất hẹp, nên không thể là trung tâm vùng với các đô thị bao quanh như Hà Nội hay TP HCM. Thay vào đó, Đà Nẵng cần xây dựng mô hình trung tâm dạng tuyến và “không thể phát triển một mình mà phải kết nối với Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và các đô thị khác ở miền Trung”.
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, lưu ý việc Đà Nẵng xây dựng chuỗi đô thị trung tâm và hướng tới đô thị đặc biệt sẽ phải đối mặt với bài toán giao thông. Ông đơn cử, tỷ trọng giao thông công cộng hiện nay ở Hà Nội mới đạt hơn 20%, trong khi thành phố đặt ra mục tiêu 40% đến năm 2020.
Thủ đô đã thúc đẩy xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị, cộng với xe buýt BRT, xe điện, xe chạy bằng năng lượng mặt trời. “Đó là những chỉ tiêu phấn đấu. Kinh nghiệm từ Hà Nội cho thấy đây là chỉ tiêu rất khó”, ông nhấn mạnh.
Theo KTS Nghiêm, đô thị loại đặc biệt thì đường sắt phải trở thành phương tiện giao thông công cộng. TP HCM còn bổ sung thêm giao thông đường thuỷ. Từ đó để thấy giao thông công cộng cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, đánh giá loại đô thị. Đà Nẵng muốn trở thành đô thị đặc biệt phải chú trọng đến vấn đề này”, ông Nghiêm nói.
Hôm 1/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp về báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, Đà Nẵng hướng tới là đô thị loại đặc biệt, dự báo dân số đến năm 2030 khoảng 1,79 triệu người, diện tích xây dựng đô thị 31.836 ha, chiếm hơn 32% diện tích đất liền.
Cấu trúc cảnh quan Đà Nẵng bao gồm 3 vùng đô thị đặc trưng, vùng ven mặt nước, vùng lõi xanh, vùng sườn đồi và một vùng sinh thái. Thành phố sẽ chuyển đổi mô hình phát triển dàn trải, sử dụng đất đơn năng (làng đại học, khu công nghiệp…), phát triển đơn cực (chủ yếu là Hải Châu – Thanh Khê) lâu nay theo hướng đô thị nén, sử dụng đất đa năng với các khu đô thị đại học, công nghệ cao, sân bay, cảng biển…; sử dụng đất hỗn hợp và phát triển đa cực, đa trung tâm.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,33%
Tin từ Cục Thống kê tỉnh cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 toàn tỉnh tăng 1,33% so với tháng 1.
Nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán là nguyên nhân khiến CPI tăng mạnh. Trong ảnh: Người dân mua sắm tại Lotte Mart Vũng Tàu.
Theo đánh giá của Cục Thống kê tỉnh, CPI tháng 2 tăng do nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu. Trong đó tăng cao ở một số nhóm hàng như: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,38%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,21%; giày dép và mũ nón tăng 0,57%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,96%; giao thông tăng 1,65%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,36%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,22%...
Vĩnh Lợi (Bạc Liêu): Dân đến vui vẻ, về hài lòng Không chỉ tạo không khí vui vẻ, nhiệt thành, Ban Thường vụ Huyện ủy Vinh Lơi, tỉnh Bạc Liêu còn khuyến khích các đơn vị liên quan giải quyết thủ tục cho người dân càng sớm càng tốt đê ngươi dân hai long Lấy phương châm "Đến với dân, không chờ dân đến" trong thực hành lời dạy của Bác Hồ, Ban Thường...