Chuyên gia CSIS: Trung Quốc sẽ không vội vàng thỏa hiệp với Mỹ
Scott Kennedy, một chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, tình hình “khá ổn định” của nền kinh tế Trung Quốc cho phép Bắc Kinh không thực hiện những “thỏa hiệp khủng khiếp” với Washington trong cuộc chiến thương mại.
“Nền kinh tế Trung Quốc vẫn khá ổn định. Họ có các đối tác thương mại khác, họ có những ưu đãi nội bộ mà họ có thể sử dụng. Do đó, họ có thể chịu được cơn bão”, chuyên gia Kennedy phát biểu.
Theo ông, một số vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc, như mức nợ gia tăng, đã được giải quyết trước khi bắt đầu cuộc chiến thương mại năm ngoái, góp phần vào sự ổn định hiện tại ở Trung Quốc.
“Vì vậy, tình hình kinh tế Trung Quốc hiện đang tương đối tốt. Điều đó có nghĩa là họ không vội vàng thực hiện những “thỏa hiệp khủng khiếp” để đáp ứng yêu cầu của phía Mỹ”, Scott Kennedy nhận định.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng cho rằng, tình hình của nền kinh tế Mỹ cũng khá tương tự khiến cả hai bên phải sẽ phải ngồi xuống chờ đợi và suy tính.
Video đang HOT
GDP của Trung Quốc trong quý II/2019 chỉ tăng trưởng 6,2%, tốc độ thấp nhất được ghi nhận trong vòng 27 năm qua, sau khi đạt mức tăng trưởng 6,4% trong quý I.
Theo Quốc Vụ viện Trung Quốc, trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng, Bắc Kinh có kế hoạch tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế, bao gồm đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển theo khu vực.
Tăng trưởng GDP của Mỹ đã giảm từ 3,1% của quý I/2019 xuống 2,1% trong quý II/2019. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này vẫn cao hơn so với mức dự báo 1,8% của các nhà phân tích nhờ chi tiêu của người dân tăng mạnh vào các mặt hàng như ô tô, thực phẩm và quần áo.
Một nghiên cứu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nền kinh tế toàn cầu có thể mất khoảng 850 tỷ USD vào đầu năm 2020 do bất ổn thương mại liên quan đến cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc.
Các quan chức Trung Quốc và Mỹ có kế hoạch tổ chức vòng tham vấn thương mại thứ 13 giữa hai nước tại Washington vào đầu tháng 10 để cố gắng ký kết một thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài. Hai bên đã đàm phán thương mại nhiều lần trong vài tháng nhưng cuộc chiến vẫn lâm vào trạng thái bế tắc.
Quỳnh Lê (Theo báo chí nước ngoài)
Chứng khoán châu Á khởi sắc trước nhiều diễn biến tích cực
Các thị trường đã trên đà đi lên sau khi Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong ngày 4/9 tuyên bố chính thức rút lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi trong nhiều tháng qua.
Bảng tỷ giá chứng khoán tại ngân hàng Hana ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đã khởi sắc trong phiên ngày 5/9 khi giới đầu tư phấn khởi trước một loạt diễn biến tích cực về thương mại cũng như tình hình tại đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) và châu Âu.
Khép lại phiên này, chỉ số Nikkei 225 tại thị trường Tokyo tăng hơn 2% lên 21.085,94 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải cũng ghi thêm 1% lên 2.985,86 điểm. Các thị trường Sydney, Đài Bắc và Wellington đồng loạt tăng 0,9%, thị trường Seoul ghi thêm 0,8% và Singapore tiến 0,3%. Nhiều thị trường khác trong khu vực như Manila, Bangkok và Jakarta cũng nằm an toàn trong vùng xanh.
Các thị trường đã trên đà đi lên sau khi Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga ngày 4/9 tuyên bố chính thức rút lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi trong nhiều tháng qua.
Bên cạnh đó, châu Âu cũng liên tục phát đi nhiều tin vui, với việc Italy đã thành lập một chính phủ mới ôn hòa và ủng hộ châu Âu, trong khi các nghị sỹ Anh đã tiến gần hơn đến việc thông qua luật ngăn chặn Brexit không thỏa thuận.
Ngày 5/9, Trung Quốc cho hay sẽ nối lại đàm phán thương mại với Mỹ tại Washington vào tháng 10 tới. Tuyên bố này là một dấu hiệu tích cực trong tiến trình đàm phán nhằm giải quyết căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế thế giới, vốn đã đè nặng lên các thị trường chứng khoán và kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, tại Hong Kong, sau khi tăng gần 4% trong phiên ngày 4/9 sau quyết định bất ngờ nói trên của nhà lãnh đạo Đặc khu Hành chính này, hoạt động chốt lời đã khiến chỉ số Hang Seng giảm điểm nhẹ xuống còn 26.515,53 điểm.
Bên cạnh đó, những lo ngại rằng quyết định trên sẽ không đủ để giải quyết tình hình bất ổn hiện tại cũng phần nào kìm hãm thị trường Hong Kong./.
Khánh Ly (TTXVN/Vietnam )
Cấu trúc lợi nhuận ngân hàng và rủi ro tiềm ẩn Lãi suất có xu hướng tăng không hẳn do chính sách siết lại, mà chịu tác động lớn hơn từ thay đổi cấu trúc lợi nhuận các ngân hàng. Rủi ro tiềm ẩn ở đây. Rủi ro tiềm ẩn không trực tiếp ở hoạt động ngân hàng và nợ xấu, mà ở chi phí của nền kinh tế trong vay vốn cho tiêu...