Chuyên gia CSIS nói về hoạt động cải tạo rầm rộ của Trung Quốc ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Trước việc Trung Quốc ráo riết thực hiện phi pháp các hoạt động cải tạo ở Biển Đông, chuyên gia Gregory Poling từ viện CSIS tại Washington cho rằng các quốc gia trong ASEAN nên gấp rút hoàn thành các cuộc khảo sát chung về hiện trạng của các thực thể ở Biển Đông trước khi quá muộn.

Chuyên gia CSIS nói về hoạt động cải tạo rầm rộ của Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 1

Chuyên gia Gregory Poling (Ảnh: Twitter)

Dưới đây là cuộc trả lời phỏng vấn của ông Gregory Poling, chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương từ Viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại Washington, Mỹ với phóng viênDân Trí về các căng thẳng ở Biển Đông.

***

Trung Quốc đang tăng tốc các dự án xây dựng và cải tạo đất ở Trường Sa nhằm đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền. Ông nghĩ như thế nào về các hành động của Trung Quốc?

Các hành động cải tạo của Trung Quốc dường như nhằm phục vụ ý đồ có sự hiện diện lớn hơn tại Trường Sa. Việc mở rộng hoạt động cải tạo cho phép Bắc Kinh có khả năng lớn hơn nhằm duy trì sự hiện diện thường xuyên quanh các bãi cạn bằng cách xây dựng các cơ sở để hỗ trợ các cuộc tuần tra giới hạn trên không và của lược lượng tuần duyên.

Ý đồ khác của việc cải tạo đất, có thể khiến các nước liên quan bị thiệt hại lớn hơn về lâu dài, là bằng việc thay đổi đặc điểm địa lý của các thực thể, Trung Quốc sẽ khiến việc chứng minh các thực thể này ban đầu là các bãi đá ngầm chứ không phải các đảo hợp pháp trở nên rất khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Điều này có thể phủ nhận khả năng của các bên tranh chấp khác nhằm bác bỏ các tuyên bố chủ quyền hàng hải của Trung Quốc thông qua trọng tài trong tương lai.

Theo ông, các bên liên quan có thể làm gì để ngăn chặn các hành động của Trung Quốc?

Không có giải pháp tối ưu cho các quốc gia liên quan hoặc các cường quốc bên ngoài nhằm chấm dứt các hành động cải tạo đất của Trung Quốc hiện nay. Điều các quốc gia nên làm là tiếp tục sử dụng sức ép ngoại giao để cố gắng và ngăn chặn Trung Quốc mở rộng sang các thực thể khác. Các quốc gia liên quan trongASEAN cũng nên gấp rút hoàn thành các cuộc khảo sát chung, mạnh mẽ về hiện trạng của các thực thể ở Biển Đông trước khi các hành động của Bắc Kinh khiến những cuộc khảo sát như vậy trở nên không thể.

Ông có thể dự đoán các hành động khiêu khích mà Trung Quốc có thể thực hiện ở Biển Đông trong năm nay?

Lịch sử gần đây đã chứng minh rằng có nhiều điều mà Bắc Kinh có thể làm để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền và xâm phạm chủ quyền của các nước khác ở Biển Đông. Một lệnh cấm đánh bắt đơn phương khác của Bắc Kinh có thể gây ra các cuộc đối đầu bạo lực với các tàu Việt Nam quanh quần đảo Hoàng Sa là rất có khả năng. Mới đây, vụ việc các tàu Trung Quốc đâm các tàu cá Philippines tại bãi cạn Scarborough cũng cho thấy nguy cơ xảy ra các vụ va chạm giữa Trung Quốc với ngư dân Philippines.

Với việc Manila bật đèn xanh cho Công ty năng lượng Forum Energy tiến hành một cuộc khảo sát tại Bãi Cỏ Rong trong năm nay và Việt Nam và Malaysia tiếp tục hoạt động khoan thăm dò dầu dọc bờ biển nước mình, Trung Quốc có thể quấy rối các tàu thăm dò dầu khí của các nước. Thậm chí, việc lặp lại các vụ cắt cáp như trong năm 2011 và 2012 cũng là một khả năng. Và cũng có dự đoán về khả năng Trung Quốc sẽ đưa một giàn khoan vào các vùng biển tranh chấp. Một điều rõ ràng là một động thái như vậy không mang ý nghĩa thương mại, vì khu vực mà Trung Quốc thăm hò hồi năm ngoái ở phía nam Hoàng Sa không có tiềm năng thương mại và chắc chắn không mang lại lợi nhuận bằng việc khoan thăm dò tại các vùng biển ngoài khơi bờ biển phía nam Trung Quốc, nơi đã được chứng minh là có nhiều trữ lượng dầu mỏ.

Trung Quốc có thể muốn thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Theo ông, khi nào Bắc Kinh sẽ làm điều đó?

Tôi không cho là như vậy. Nhưng một điều rõ ràng là Bắc Kinh đã bị bẽ mặt khi hoàn toàn không có khả năng thực thi ADIZ mà nước này đơn phương thiết lập ở Hoa Đông (hồi cuối năm 2013). Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ điều vi phạm nó mà Trung Quốc không thể làm gì. Giới chức Trung Quốc biết rằng ADIZ ở Biển Đông thậm chí còn khó thực thi hơn và có thể còn gây tranh cãi lớn hơn.

Theo quan điểm của ông, con đường dẫn tới một giải pháp cho các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông là gì?

Chúng ta không nên tìm kiếm một “giải pháp”, vì các tranh chấp lãnh thổ chồng chéo ở Trường Sa là không thể hòa giải được trong tương lai gần. Thay vào đó, chúng ta nên tìm kiếm các cách thức nhằm thu hẹp biên giới tranh chấp hàng hải và kiểm soát một cách hòa bình các tuyên bố chủ quyền chồng chéo về lâu dài. Sự phân xử sẽ giúp ích nhằm hối thúc Trung Quốc làm rõ tuyên bố chủ quyền thành một cái gì đó nhỏ hơn và dễ quản lý hơn quanh các quần đảo tranh chấp. Nhưng chỉ các cuộc đàm phán đa phương giữa các bên tranh chấp mới có thể dẫn đến một cơ chế bền vững để quản lý tranh chấp.

ASEAN muốn đẩy nhanh bộ quy tắc ứng xử (COC) với Trung Quốc nhưng Bắc Kinh lại cố tình trì hoãn và cản trở việc thiết lập COC. Theo ông, ASEAN có vai trò gì trong các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông?

ASEAN nên đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán, hỗ trợ các bên liên quan trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế và cố gắng ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc bằng việc thể hiện một mặt trận thống nhất. Việt Nam và Philippines đã bắt đầu các cuộc thảo luận, cùng với Malaysia, ở cấp ngoại trưởng nhưng chưa có các bên khác của ASEAN. Liệu nó có thể phát triển thành một nhóm nhỏ gồm các bên liên quan nhằm tìm kiếm một vai trò trong việc giải quyết các tranh chấp hay không thì còn phải chờ xem.

Video đang HOT

Mỹ nên làm gì để kiềm chế Trung Quốc và giúp các bên liên quan tìm một giải pháp cho tranh chấp hàng hải ở Biển Đông?

Mỹ nên tiếp tục ủng hộ giải pháp hòa bình và việc sử dụng luật pháp quốc tế trong các tranh chấp thông qua các kênh ngoại giao. Mỹ cũng nên đóng một vai trò then chốt trong việc kêu gọi sự ủng của quốc tế đối với các lập trường này và thúc đẩy một phản ứng quốc tế để hỗ trợ bất kỳ phán quyết nào mà phiên tòa phân xử có thể đưa ra trong năm nay. Mỹ cũng nên tiếp tục nỗ lực hiện thời nhằm đẩy mạnh sự răn đe và khả năng nhận thức về các vấn đề hàng hải của hải quân và lực lượng tuần duyên các quốc gia Đông Nam Á, kết hợp với các đối tác như Úc và Nhật Bản, đồng thời duy trì sự hiện diện hải quân mạnh mẽ trong khu vực.

Mỹ cũng nên hỗ trợ kỹ thuật và pháp lý cho các quốc gia Đông Nam Á để tiến hành khảo sát các thực thể và đưa các tuyên bố hàng hải của các nước này phù hợp với luật pháp quốc tế. Và có lẽ gây tranh cãi nhất, là Mỹ nên cân nhắc lại lập trường mơ hồ của mình liên quan tới việc liệu có hay không và trong trường hợp nào thì Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines có thể được áp dụng với Biển Đông.

Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn!

Đôi nét về chuyên gia Gregory Poling Gregory Poling là một thành viên cấp cao của Ban Chủ tịch Sumitro – Viện nghiên cứu Đông Nam Á và Sáng kiến đối tác Thái Bình Dương tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại Washington, Mỹ. Ông phụ trách các dự án nghiên cứu tập trung vào chính sách đối ngoại của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là về các quốc gia thành viên của ASEAN. Các mối quan tâm nghiên cứu của ông hiện nay bao gồm tranh chấp ở Biển Đông, dân chủ hóa tại Đông Nam Á và chủ nghĩa đa phương tại châu Á. Ông Poling đã xuất bản một loạt các cuốn sách về châu Á. (Nguồn: CSIS)

An Bình

Theo Dantri

Chuyên gia Mỹ hiến kế xây dựng mối quan hệ với Nga

Như đã biết, mối quan hệ giữa Moscow và Phương Tây đang ở giai đoạn khủng hoảng sâu sắc nhất kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay.

Các sự kiện ở Đông Ucraine đã làm cho tiến trình đối thoại Nga-Mỹ và các nước Liên minh Châu Âu (nhằm cải thiện mối quan hệ) trước thời điểm xảy ra xung đột ở Ucraine bị đình trệ.

Các chuyên gia Mỹ đang cố gắng tìm hiểu xem bằng cách nào để có thể thoát ra khỏi tình huống này và cách thức xây dựng chính sách đối với Nga. Một trong các chuyên gia đó - nhà Nga học Fiona Hill từ Viện nghiên cứu Brookings (Xin bạn đọc lưu ý đến cái tên này: đây là một trong những trung tâm phân tích (Think tank) quan trọng nhất của Mỹ chuyên nghiên cứu và đề xuất chính sách về các vấn đề khoa học xã hội, quản lý hành chính, chính sách đối ngoại và kinh tế thế giới.

Không phải ngẫu nhiên mà Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ được công bố lần đầu chính tại Viện này.Còn Fiona Hill là một chuyên gia nghiên cứu sâu về Nga, dĩ nhiên là rất hiểu Nga) đã đưa ra phương án của mình.

Thấy bài viết có nhiều điều thú vị , xin giới thiệu cùng bạn đọc để cùng tham khảo một cách nhìn khác (dịch qua bản tiếng Nga, nguồn :Lenta.ru, ngày 26/02).

Sau đây là lược dịch bài viết của bà (phần trong ngoặc là của người dịch):

Chuyên gia Mỹ hiến kế xây dựng mối quan hệ với Nga - Hình 1

Fiona Hill (Ảnh: alumni.harvard.edu)

Chuyên gia Mỹ hiến kế xây dựng mối quan hệ với Nga - Hình 2

Biểu tượng nút khởi động tiến trình " tái cài đặt quan hệ Nga-Mỹ" (có lẽ tác giả bức ảnh nhầm hoặc chơi chữ - peregruzka như trên bức ảnh nghĩa là" quá tải" (ND)

Khi soạn thảo chiến lược đối với Nga, cần phải tính đến:

Nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin là một thách thức duy nhất đối với trật tự thế giới Phương Tây. Putin có niềm tin rằng sức mạnh của nước Nga, vị trí của nước Nga trong thế giới hiện đại và cả tiến trình lịch sử không cho phép (các nước khác) cư xử với Nga như với một nước hạng trung.

Ông (V.Putin) muốn Phương Tây và các nước có biên giới với Nga phải tính đến những hậu quả tiêu cực có thể có trước khi ra những quyết định trong lĩnh vực an ninh và kinh tế có đụng chạm đến lợi ích của Moscow.

Trong trường hợp, nếu như Putin cảm thấy là các quyết định trên có thể đe dọa lợi ích của Nga, ông muốn Nga cũng có quyền phủ quyết, tương tự như tại Hội đồng Bản an Liên Hợp quốc.

Hoàn toàn rõ ràng là Phương Tây không chấp nhận một lập trường như vậy (của Nga), nhưng trong thời điểm hiện nay (Phương Tây) lúng túng không biết phải phản ứng như thế nào.

Trong trường hợp đối với Nga, chúng ta (Mỹ) không thể chỉ đơn thuần là điều chỉnh lại chiến lược của chúng ta để xây dựng mối quan hệ (với Nga) như đối với các nước khác, cũng như không thể tiếp tục sử dụng những kinh nghiệm cũ trong mối quan hệ với Nga (Liên Xô ngày trước).

Nước Nga hiện nay là một thách thức hoàn toàn khác. Trong tình huống này, chiến lược chờ thời với hy vọng sẽ có một lúc nào đó V.Puitn rời bỏ quyền lực và có người nào đó thay thế cũng không phù hợp.

Không thể đặt V. Putin tách khỏi đất nước Nga. Quan điểm của ông thể hiện quan điểm của xã hội Nga. Bất kỳ một người kế nhiệm nào của Putin cũng sẽ tích cực bảo vệ các lợi ích của nước Nga như ông.

Chuyên gia Mỹ hiến kế xây dựng mối quan hệ với Nga - Hình 3

Không đơn giản chút nào (Ảnh: M.Malinovski)

Thế thì phải làm gì? Cần phải xác định những nguyên tắc chủ đạo (khung) trong mối quan hệ với Nga trong tương lai. Tuy đây là một nhiệm vụ cho một tương lai dài hạn, nhưng chúng ta phải bắt đầu ngay từ cuộc khủng hoảng ở Ucraine hiện nay- nơi đang thể hiện rất rõ tất cả những mâu thuẫn sâu sắc nhất (giữa Nga và Mỹ)

Chiến lược trong mối quan hệ với Nga cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Tính thực tế. Điều này có nghĩa là (chúng ta) phải nhận thức được một thực tế là cả Nga, cả chúng ta (Mỹ) đều có những nguyên tắc nhất định mà chúng ta (Mỹ và Nga) không bao giờ nhượng bộ. Trước hết là Nga sẽ không bao giờ từ bỏ vùng Crimea mà Nga mới thôn tính được (nguyên văn).

Thành thử, chúng ta cần phải loại Crimea ra khỏi chương trình nghị sự trong các cuộc đàm phán về Đông Ucraine và chỉ tập trung vào chủ đề Đông Ucrinane, còn vấn đề Crimea để lại sau.

Cho đến chừng nào chúng ta vẫn phải trung thành với lập trường mà Phương Tây đã từng theo đuổi trước đây liên quan đến việc Xô Viết thôn tính các quốc gia Baltic sau chiến tranh thế giới thứ hai: từ chối không chính thức công nhận (Crimea là của Nga). Vẫn cần duy trì các biện pháp trừng phạt để đáp trả hành động thôn tính Crimea (của Nga).

Ngoài ra, sự nhượng bộ của Nga đối với vấn đề Đông Ucraine cũng chỉ có giới hạn. Nga không muốn chính phủ Kiev được Phương Tây ủng hộ lãnh đạo một nước Ucraine ổn định.

Chính vì thế mà thậm chí nếu Nga có rút quân (khỏi Ucraine), thì nước này cũng không bao giờ bỏ rơi quân nổi dậy. Nga muốn giữ lại cho mình quyền một mình ra các quyết định về việc thực hiện thỏa thuận giải trừ vũ khí và phi quân sự hóa các khu vực Miền Đông Ucraine. Phương Tây phải chấp nhận một thực tế là Nga ủng hộ quân nổi dậy.

2. Dần từng bước. Như vậy, tại các cuộc đàm phán, chúng ta (Mỹ) cần phải tập trung vào những đòi hỏi và những lợi ích cấp thiết, thay vì tìm kiếm việc ký một " thỏa thuận toàn diện".

Chúng ta (Mỹ) cần phải để lại sau các vấn đề phức tạp như thể chế chính trị và vấn đề lãnh thổ của Ucraine cũng như quy chế của nó trong khuôn khổ NATO và Liên minh Châu Âu .

Trước hết, chúng ta cần phải thuyết phục được Nga là Nga sẽ được lợi nếu như thay đổi cách xử sự của mình. Hiện nay người Nga cho rằng các biện pháp trừng phát từ phía Mỹ sẽ không bao giờ được dỡ bỏ nên họ không quan tâm đến việc thay đổi chính sách của mình.

Chúng ta cần phải làm chọ người Nga hiểu một cách rõ ràng rằng Mỹ và Liên Minh Châu Âu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga vì Nga đang vi phạm các thỏa thuận đã được tất cả thông qua.

Nếu như chúng ta (Mỹ, Liên minh Châu Âu và Nga) tìm được một lối thoát mà tất cả các bên đều chấp nhận được thì mối quan hệ thương mại (với Nga) sẽ được khôi phục sau một thời gian nhất định nào đó.

Ngoài ra, chúng ta cần phải nhận thức là Moscow rất coi trọng ý nghĩa của vị thế cường quốc vĩ đại cùng các lợi ích toàn cầu của mình.

Putin chắc hiểu rằng vị thế của Nga với tư cách là nhân tố chính trị quốc tế có ảnh hưởng sẽ bị sụp đổ nếu ngoài Mỹ và Châu Âu còn các nước khác tham gia vào tiến trình cấm vận và cô lập Nga.

Vì thế, Phương Tây cần phải làm cho Nga hiểu rằng sự kính trọng đối với Nga trong hiện tại và tương lai trực tiếp phụ thuộc vào quan điểm của Nga đối với Crimea và Ucraine (trong hiện tại), chứ không phải là vị thế của Nga trong quá khứ.

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần có sự ủng hộ từ các nước không nằm trong Liên minh xuyên Đại Tây Dương (tức NATO).

3. Linh hoạt. Nguyên tắc thứ ba của chiến lược là thành lập một cơ cấu để thực hiện việc thiết lập quan hệ với Nga trong tương lai dài hạn, tương tự như cơ chế nhóm "5 1" trong các cuộc đàm phán về Iran.

Rõ ràng là, Liên Hợp Quốc không phù hợp để thực hiện các sứ mệnh trên. Đức và một loạt các nước khác đề nghị sử dụng diễn đàn OSCE (Tổ chức hợp tác và an ninh Châu Âu) vì nó giảm thiểu các khác biệt trong thành phần Liên minh Châu Âu và NATO, kể cả Mỹ.

Tuy nhiên, có thể tính tới một phương án khác thay thế OSCE, đó là thành lập một nhóm hẹp, gọn hơn đại diện cho quyền lợi của Mỹ, Liên minh Châu Âu, NATO và một số nước chủ chốt khác như Pháp, Đức,Ba Lan và Anh.

Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta cũng cần hết sức thận trọng để không rơi vào các bẫy, khi mà một cơ chế như vậy biến thành một cơ chế cứng nhắc và chúng ra sẽ khó thoát ra được cái bẫy đó. Chúng ta cần phải có khả năng phản ứng nhanh trước các hành động của Nga và Putin và thay đổi ngay đường lối của mình khi cần thiết.

Chúng ta cũng cần phải sẵn sàng cho khả năng mỗi bên đều giải thích (với cộng đồng quốc tế) rằng một thành công nào đó trong các cuộc đàm phán là thắng lợi chính trị (của mình).

Phương Tây có thể tuyên bố là những sáng kiến mà họ đưa ra đã phát huy tác dụng, còn người Nga có thể nói: Các ngài thấy chưa, chúng tôi đã trụ vững cho đến khi họ nhận thức được rằng họ không thể thiếu Nga".

4. Thống nhất ( đoàn kết). Thống nhất - đấy là nhân tố chủ chốt của bất kỳ một chiến lược quan hệ nào đối với Nga. Chúng ta (Mỹ) cần phải quan tâm để lời nói luôn đi đôi với những hành động thực tế.

Chúng ta cần phải thường xuyên nỗ lực để loại trừ những bất đồng trong khuôn khổ Liên minh Châu Âu, NATO và trong các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương trong bối cảnh căng thẳng chính trị và kinh tế như hiện nay.

Mỹ cần phải sẵn sàng thỏa hiệp và thuyết phục chứ không phải ép buộc các nước đồng minh ra những quyết định mà họ không thể hoặc chưa sẵn sàng (cho quyết định đó).

Chúng ta (Mỹ) cần phải có cách tiếp cận mới đối với những nước dễ bị tổn thương và các quốc gia tại Châu Âu: Hy lạp, Síp, các nước Balcan , Bulgary, Hungary, Rumania và các nước khác.

Song song với việc hợp tác chặt chẽ với Liên minh Châu Âu, chúng ta (Mỹ) cần xem xét lại chính sách láng giềng Châu Âu và xây dựng quan hệ (tốt) với các nước như Armenia, Azerbaizan,Gruzia, Maldova cũng như các quốc gia Trung Á- để họ hoặc là hợp tác chặt chẽ hơn với Liên minh Châu Âu, hoặc chí ít cũng ủng hộ các mối quan hệ với Phương Tây trước mối đe dọa từ phía Nga.

Nói tóm lại ,điểm cốt lõi trong việc tìm kiếm và xây dựng chiến lược (mới) trong quan hệ với Nga và giải quyết cuộc khủng hoảng Ucraine là từ bỏ các kịch bản lâu nay đã được thử nghiệm (vì không còn phù hợp) .

Trước hết, chúng ta (Mỹ) cần phải chấp nhận các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Nga. Tính thực tế, từng bước một, linh hoạt và thống nhất cần phải trở thành những yếu tố cơ bản trong cách tiếp cận mới (đối với Nga).

Theo Lê Hùng

Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bayTai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bay
19:57:16 17/01/2025
Hành động đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc khiến nhiều người rơi nước mắtHành động đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc khiến nhiều người rơi nước mắt
07:36:13 17/01/2025
Hàn Quốc bắt 11 người Việt trốn trong xe tải rời đảo JejuHàn Quốc bắt 11 người Việt trốn trong xe tải rời đảo Jeju
07:16:58 18/01/2025
Ukraine không đàm phán với Tổng thống Putin bất chấp nguy cơ mất lãnh thổUkraine không đàm phán với Tổng thống Putin bất chấp nguy cơ mất lãnh thổ
13:33:27 17/01/2025
Tổng thống Joe Biden nói gì trong thông điệp chia tay?Tổng thống Joe Biden nói gì trong thông điệp chia tay?
06:38:29 18/01/2025
Hình ảnh hiếm hoi của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắtHình ảnh hiếm hoi của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắt
06:59:40 17/01/2025
Lễ nhậm chức tổng thống lạnh nhất trong vòng 40 năm qua tại MỹLễ nhậm chức tổng thống lạnh nhất trong vòng 40 năm qua tại Mỹ
12:10:14 18/01/2025
'Tình huống đặc biệt nguy hiểm' giữa cháy rừng Los Angeles'Tình huống đặc biệt nguy hiểm' giữa cháy rừng Los Angeles
22:10:13 17/01/2025

Tin đang nóng

Công ty tặng vé số cho nhân viên rồi đòi lại khi có người trúng hơn 20 tỷ đồngCông ty tặng vé số cho nhân viên rồi đòi lại khi có người trúng hơn 20 tỷ đồng
10:14:31 18/01/2025
Clip bà xã Cường Đô La mang xấp tiền mặt gần 300 triệu đưa tận tay cho người này, mối quan hệ gây bất ngờClip bà xã Cường Đô La mang xấp tiền mặt gần 300 triệu đưa tận tay cho người này, mối quan hệ gây bất ngờ
12:07:24 18/01/2025
Tăng giá nhiều tỷ đồng sau AFF Cup, Nguyễn Xuân Son đi vào lịch sử đội tuyển Việt NamTăng giá nhiều tỷ đồng sau AFF Cup, Nguyễn Xuân Son đi vào lịch sử đội tuyển Việt Nam
12:45:42 18/01/2025
Phương Oanh hé lộ khoảnh khắc đời thường của cặp sinh đôi, biểu cảm 2 nhóc tì ra sao mà khiến netizen "đổ rầm rầm"?Phương Oanh hé lộ khoảnh khắc đời thường của cặp sinh đôi, biểu cảm 2 nhóc tì ra sao mà khiến netizen "đổ rầm rầm"?
13:52:18 18/01/2025
Sao nữ hạng A và chồng đại gia chính thức kết thúc cuộc hôn nhân giả tạo sau 18 ngày hàn gắn trên truyền hìnhSao nữ hạng A và chồng đại gia chính thức kết thúc cuộc hôn nhân giả tạo sau 18 ngày hàn gắn trên truyền hình
11:58:30 18/01/2025
Song Joong Ki lâm khủng hoảng trầm trọng: Bị soi thô lỗ với vợ, khóc lóc giả tạoSong Joong Ki lâm khủng hoảng trầm trọng: Bị soi thô lỗ với vợ, khóc lóc giả tạo
11:49:41 18/01/2025
Thiên An nói gì khi bị réo tên vào vụ cô gái lên bài "bóc phốt" Jack 4 năm trước bất ngờ tiết lộ người đứng sau dàn dựng?Thiên An nói gì khi bị réo tên vào vụ cô gái lên bài "bóc phốt" Jack 4 năm trước bất ngờ tiết lộ người đứng sau dàn dựng?
13:42:36 18/01/2025
Hoa hậu Thanh Thuỷ và SOOBIN đính chínhHoa hậu Thanh Thuỷ và SOOBIN đính chính
13:57:10 18/01/2025

Tin mới nhất

Tòa án tối cao Mỹ thông qua luật cấm TikTok

Tòa án tối cao Mỹ thông qua luật cấm TikTok

15:03:58 18/01/2025
Tòa cho rằng mối đe dọa an ninh quốc gia từ khả năng TikTok chuyển dữ liệu về Trung Quốc một cách trái phép đã vượt qua mối lo ngại về việc hạn chế quyền tự do ngôn luận của hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ.
Sau TikTok, ứng dụng Trung Quốc RedNote liệu có rơi vào hoàn cảnh tương tự tại Mỹ?

Sau TikTok, ứng dụng Trung Quốc RedNote liệu có rơi vào hoàn cảnh tương tự tại Mỹ?

14:45:37 18/01/2025
Nhiều người đã tự đặt ra câu hỏi liệu RedNote có bị đặt ra những nghi vấn tương tự về an ninh quốc gia đối với Mỹ như TikTok. Và khi TikTok chính thức bị cấm cửa liệu RedNote có thể trở thành một nền tảng thay thế trong lòng người dùng ...
Chính quyền Palestine sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm ở Gaza

Chính quyền Palestine sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm ở Gaza

13:58:35 18/01/2025
Văn phòng Tổng thống Palestine cho biết các nhân viên hành chính và an ninh của Palestine sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ của mình để giảm bớt đau khổ của người dân và tạo điều kiện cho những người di tản trở về nhà.
Nam Sudan áp đặt lệnh giới nghiêm sau vụ cướp các cửa hàng của người Sudan

Nam Sudan áp đặt lệnh giới nghiêm sau vụ cướp các cửa hàng của người Sudan

12:12:07 18/01/2025
Cảnh sát cho biết, 3 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình vào tối 16/1, sau khi có báo cáo rằng 29 công dân Nam Sudan đã thiệt mạng ở quốc gia láng giềng Sudan hồi đầu tuần.
EU công bố gói viện trợ 235 triệu euro cho Syria

EU công bố gói viện trợ 235 triệu euro cho Syria

11:45:33 18/01/2025
Chính phủ chuyển tiếp Syria đã vận động hành lang để Mỹ và EU dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, nhưng một số chính phủ châu Âu vẫn còn do dự và muốn có thời gian để xem chính quyền mới ở Syria thực hiện quyền lực của mình như thế nào.
Tỷ phú Bill Gate chia sẻ trải nghiệm sau bữa ăn tối với ông Trump

Tỷ phú Bill Gate chia sẻ trải nghiệm sau bữa ăn tối với ông Trump

11:40:19 18/01/2025
Theo đó, trong cuộc phỏng vấn, ông Gates cho biết đã dùng bữa tối với ông Trump, Chánh văn phòng Tổng thống mới Susie Wiles và Larry Cohen Giám đốc điều hành (CEO) của Gates Notes, phụ tá thân cận của ông Gates.
Cuộc đối đầu mới ở Panama: Trung Quốc vươn tầm, Mỹ tăng áp lực

Cuộc đối đầu mới ở Panama: Trung Quốc vươn tầm, Mỹ tăng áp lực

09:19:13 18/01/2025
Người ta đã nói về một tuyến đường sắt cao tốc mà Trung Quốc sẽ xây dựng tại Panama. Một tuyến tàu điện ngầm mới tại Thành phố Panama. Một cảng container hiện đại.
Khủng hoảng rác thải gia tăng tại đảo Phuket, Thái Lan

Khủng hoảng rác thải gia tăng tại đảo Phuket, Thái Lan

09:17:45 18/01/2025
Theo cục kiểm soát ô nhiễm, Phuket chỉ có một lò đốt do chính quyền vận hành, chỉ có thể xử lý khoảng 900 tấn rác mỗi ngày. Phần còn lại được chuyển đến các bãi đổ rác. Chỉ có 10% rác thải ở Phuket được tái chế và 60% là rác thải hữu cơ...
Phe ông Yoon cáo buộc lãnh đạo cơ quan điều tra 'vi phạm bí mật quân sự'

Phe ông Yoon cáo buộc lãnh đạo cơ quan điều tra 'vi phạm bí mật quân sự'

07:21:04 18/01/2025
Đội ngũ luật sư của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 16.1 đã nộp đơn khiếu nại cáo buộc lãnh đạo cơ quan cảnh sát và chống tham nhũng đã xâm nhập trái phép tư dinh tổng thống.
Cột mốc mới cho Ấn Độ trong hàng không vũ trụ

Cột mốc mới cho Ấn Độ trong hàng không vũ trụ

07:13:50 18/01/2025
Ấn Độ ngày 16.1 đã ghép nối hai vệ tinh trong không gian, một cột mốc quan trọng cho giấc mơ về một trạm vũ trụ và chuyến bay có người lái lên mặt trăng của nước này.
Cuba xác nhận 13 binh sĩ thiệt mạng trong vụ nổ kho vũ khí

Cuba xác nhận 13 binh sĩ thiệt mạng trong vụ nổ kho vũ khí

07:06:54 18/01/2025
Chính phủ Cuba ngày 15.1 thông báo 13 binh sĩ đã thiệt mạng sau một vụ nổ xảy ra tại một kho vũ khí ở nước này vào ngày 7.1.
Tình báo Israel cài thuốc nổ trong máy ly tâm hạt nhân Iran

Tình báo Israel cài thuốc nổ trong máy ly tâm hạt nhân Iran

07:02:24 18/01/2025
Một quan chức cấp cao Iran lần đầu thừa nhận tình báo Israel đã cài chất nổ vào các máy ly tâm được dùng để làm giàu uranium tại các cơ sở hạt nhân Iran.

Có thể bạn quan tâm

Rosé (BLACKPINK) khoe loạt ảnh cá tính trên tạp chí GQ tháng 2/2025

Rosé (BLACKPINK) khoe loạt ảnh cá tính trên tạp chí GQ tháng 2/2025

Sao châu á

15:52:26 18/01/2025
Rosé xuất hiện trên trang bìa tạp chí GQ Hàn Quốc số tháng 2 năm 2025. Bộ ảnh lập tức thu hút người hâm mộ bởi vẻ đẹp thanh lịch tự nhiên và nét quyến rũ độc đáo của cô.
Tình hình căng thẳng gì đang xảy ra với Hằng Du Mục và các con riêng của Tôn Bằng?

Tình hình căng thẳng gì đang xảy ra với Hằng Du Mục và các con riêng của Tôn Bằng?

Netizen

15:46:29 18/01/2025
Dù đã chia tay từ tháng 8/2024, song ồn ào liên quan đến Hằng Du Mục (tên thật: Nguyễn Thị Thái Hằng, SN 1995) và chồng cũ Tôn Bằng vẫn chưa chấm dứt. Cứ vài ba hôm, Tôn Bằng lại xuất hiện trên mạng đăng bài chêvợ cũ,
Sự bứt phá của phim truyền hình Hàn Quốc trong kỷ nguyên trực tuyến

Sự bứt phá của phim truyền hình Hàn Quốc trong kỷ nguyên trực tuyến

Hậu trường phim

15:44:09 18/01/2025
Phim truyền hình Hàn Quốc đang có sự chuyển mình mạnh mẽ khi các đài truyền hình bắt tay với các nền tảng trực tuyến (OTT).
Phi vụ nghìn cân: Chuyến phưu lưu đầy cảm xúc đầu năm mới

Phi vụ nghìn cân: Chuyến phưu lưu đầy cảm xúc đầu năm mới

Phim âu mỹ

15:40:08 18/01/2025
Phi vụ nghìn cân (tựa gốc: Hitpig!) hé lộ chuyến phiêu lưu đầy cảm xúc của đội thú cầm đầu là chú heo săn tiền thưởng.
Chuyện chấn động gì đã xảy ra với Jack và Thiên An vào 4 năm trước?

Chuyện chấn động gì đã xảy ra với Jack và Thiên An vào 4 năm trước?

Sao việt

14:50:54 18/01/2025
Nhắc đến showbiz Việt trong năm 2021, chắc hẳn không ai quên được vụ bê bối chấn động liên quan đến Jack và Thiên An.
Wxrdie: Người tài năng nhất thế hệ là tlinh, trình của một rapper không nằm ở yếu tố kỹ thuật hay sự nổi tiếng

Wxrdie: Người tài năng nhất thế hệ là tlinh, trình của một rapper không nằm ở yếu tố kỹ thuật hay sự nổi tiếng

Nhạc việt

14:44:48 18/01/2025
Với anh chàng rapper 24 tuổi, xuất xưởng được album đầu tay có số tracks bằng số tuổi, có dung lượng dài nhất trong số các album Hip-hop tại Việt Nam, là một thành công lớn với chính Wxrdie lẫn ekip.
Những 'đại kỵ' cần tránh khi dùng mật ong ngày Tết để khỏe mạnh cả năm

Những 'đại kỵ' cần tránh khi dùng mật ong ngày Tết để khỏe mạnh cả năm

Trắc nghiệm

14:28:14 18/01/2025
Mật ong, một món quà quý giá từ thiên nhiên, không chỉ là một loại thực phẩm thơm ngon mà còn là một vị thuốc quý với vô vàn lợi ích.
Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá hưởng án treo

Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá hưởng án treo

Pháp luật

14:07:07 18/01/2025
Sau ba ngày xét xử liên tục vụ án Hạc Thành Tower, sáng 18/1, Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá tuyên án 11 bị cáo, trong đó cựu Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Văn Chiến và cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Đình Xứng và nhiều đồng phạm hưởng án tre...
Huyền thoại Man Utd qua đời sau 3 năm mất trí nhớ

Huyền thoại Man Utd qua đời sau 3 năm mất trí nhớ

Sao thể thao

13:07:16 18/01/2025
Chúng tôi vô cùng đau buồn khi thông báo với các bạn rằng cha của chúng tôi, ông Denis Law đã qua đời. Ông đã chiến đấu trong một trận chiến khó khăn nhưng cuối cùng đã được an nghỉ , CLB Mạnchester United đưa ra thông báo
Cách trị mụn đầu đen trên mặt hiệu quả

Cách trị mụn đầu đen trên mặt hiệu quả

Làm đẹp

12:14:57 18/01/2025
Ngoài các cách trị mụn đầu đen trên mặt, việc chăm sóc da cũng rất quan trọng. Nguyên tắc quan trọng và cốt lõi trong việc chăm sóc da chính là thực hiện tốt bước làm sạch.
Ngôi nhà tập thể tầng 2 rộng 38m2 của cô gái 35 tuổi được dân mạng trầm trồ vì có đến tận 2 phòng ngủ

Ngôi nhà tập thể tầng 2 rộng 38m2 của cô gái 35 tuổi được dân mạng trầm trồ vì có đến tận 2 phòng ngủ

Sáng tạo

10:23:05 18/01/2025
Ngôi nhà nhỏ này được cải tạo từ tầng hai của một nhà tập thể cũ, diện tích chỉ khoảng 38m2, tuy nhỏ nhưng mỗi không gian đều được tận dụng tối đa, thậm chí không có nửa mét vuông bị lãng phí.