Chuyên gia: có thể buộc phải đặt lại tên cho biến thể phụ của Omicron
Biến thể phụ BA.2 của Omicron không những lây lan với tốc độ nhanh hơn các biến thể trước đó, mà còn có thể gây bệnh nặng hơn, cũng như chặn đứng được một số vũ khí chủ lực hiện có trong điều trị Covid-19.
Không thể phát hiện BA.2 bằng phương pháp xét nghiệm PCR hiện có. Ảnh REUTERS
Đài CNN hôm 18.2 dẫn kết quả thu được từ phòng thí nghiệm ở Nhật Bản cho thấy BA.2 sở hữu những đặc điểm có thể cho phép nó gây bệnh nặng hơn các biến thể trước đó, bao gồm Delta.
Và như phiên bản gốc của Omicron, BA.2 chứng tỏ năng lực vượt qua phần lớn hàng rào miễn dịch đến từ vắc xin phòng Covid-19. Tin vui là mũi nhắc khôi phục được sự bảo vệ, giảm đến 74% nguy cơ mắc bệnh nặng nếu không may nhiễm biến thể phụ.
Video đang HOT
BA.2 cũng chống được một số liệu pháp điều trị bệnh Covid-19, bao gồm sotrovimab, loại kháng thể đơn dòng hiện được dùng cho các bệnh nhân mắc Omicron.
Báo cáo được đăng trên cổng thông tin bioRxiv trong lúc chờ được bình duyệt.
“BA.2 dường như nguy hiểm hơn BA.1 (Omicron) và có lẽ lây lan mạnh hơn, gây bệnh nặng hơn”, Đài CNN dẫn lời tiến sĩ Daniel Rhoads của Trung tâm Y khoa Cleveland ở bang Ohio. Ông Rhoads là một trong những chuyên gia đã nghiên cứu báo cáo nhưng không tham gia trực tiếp.
BA.2 có nhiều đột biến so với chủng xuất hiện ở Vũ Hán ( Trung Quốc). Biến thể phụ này sở hữu hàng chục điểm khác nhau về di truyền so với Omicron, biến nó thành dòng riêng biệt so với Alpha, Beta, Gamma và Delta.
Nhà nghiên cứu Kei Sato của Đại học Tokyo, nhóm thực hiện báo cáo, cho rằng dựa trên những phát hiện mới, có lẽ đã đến lúc không nên xem BA.2 là biến thể phụ của Omicron. Đồng thời, thế giới cần theo dõi sát sao diễn biến của nó.
“Như có lẽ các bạn cũng biết, BA.2 được gọi là phiên bản tàng hình của Omicron”, chuyên gia Sato lưu ý. Đó là do nó không lộ diện trong các kết quả xét nghiệm PCR. Vì thế, các phòng thí nghiệm cần phải thực hiện thêm một bước nữa để giải trình tự gien nếu muốn xác định một người mắc BA.2 hay không.
“Điều đầu tiên nhiều nước cần làm là nghĩ ra phương pháp mới để phát hiện BA.2″, chuyên gia Nhật cho biết. Theo ông, có lẽ chúng ta đang đối mặt một biến thể mới, cần một cái tên mới từ bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho nó.
Trà Vinh lý giải về hơn 6860 F0 đăng ký bổ sung
Trà Vinh vừa đăng ký bổ sung hơn 6.860 F0 trên hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19. Nguyên nhân việc này tới từ trước đó hệ thống máy xét nghiệm PCR bị sự cố và lực lượng CDC của tỉnh bị nhiễm COVID-19.
Liên quan đến sự việc này, ông Kiên Sốc Kha, Giám đốc sở Y tế Trà Vinh cho biết, việc bổ sung 6.860 ca này là do trước đó từ ngày 4 đến ngày 16/12 hệ thống máy xét nghiệm PCR của tỉnh đã bị sự cố và trong đội ngũ thực hiện xét nghiệm có 07 người bị nhiễm COVID -19.
Do đó, trong thời gian này tỉnh phải dồn mẫu bệnh phẩm gửi lên TP HCM để làm xét nghiệm. Tuy nhiên, những bệnh nhân này đến nay phần lớn đã xuất viện và tình hình dịch bệnh trên địa bàn đang trong tầm kiểm soát, ca nhiễm có chiều hướng giảm.
Về việc điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh, để giảm tải cho các bệnh viện dã chiến và khu thu dung, từ giữa tháng 11/2021, tỉnh Trà Vinh đã triển khai điều trị F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà. Đến nay, trong số gần 13.000 ca F0 của tỉnh đang điều trị, có gần 10.000 ca đang được điều trị tại nhà.
Lực lượng Y tế Trà Vinh thăm, nắm thông tin, phát thuốc F0 tại nhà.
Nhằm hỗ trợ công tác điều trị tại nhà, ngoài việc thành lập các trạm y tế lưu động; Đội Thanh niên tình nguyện hỗ trợ F0 điều trị tại nhà, Trà Vinh còn được Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng hỗ trợ 04 đoàn thầy thuốc, gồm 24 bác sĩ, 1 dược sĩ và 58 điều dưỡng trực tiếp tham gia điều trị Covid trên địa bàn.
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Trà Vinh đã ghi nhận 151 trường hợp tử vong, 90% trong số này là người trên 50 tuổi và người bị suy giảm miễn dịch. Theo đó, từ ngày 8 tháng 1 tới, tỉnh sẽ triển khai tiêm vaccine mũi 3 cho hơn 263.000 cho đối tượng này, sau khi tiêm hoàn thành cho lực lượng tuyến đầu.
Hiện nay tỉnh đã có 07 Bệnh viện dã chiến chuyên điều trị COVID-19 và các cơ sở y tế trong toàn tỉnh điều thành lập phòng, khu, khoa để thu dung điều trị. "Với mục tiêu giảm ca tử vong, chúng tôi triển khai hoạt động quản lý đối với những người trên 50 tuổi, những người có bệnh nền. Hiện tỉnh đang triển khai tiêm vaccine mũi tăng cường, trước mắt cho lực lượng tuyến đầu, sau đó tiếp tục tiêm cho những người trên 50 tuổi và người mắc bệnh nền", Ông Kiên Sốc Kha, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh cho biết thêm.
Tiết lộ gây sốc về người đầu tiên chết do Omicron ở Anh Người Anh đầu tiên chết do biến thể Omicron đã không chịu tiêm chủng dù ngoài 70 tuổi, và nghĩ rằng Covid-19 chỉ là "thuyết âm mưu", theo Express. Tiết lộ gây sốc đến từ một người gọi điện đến đài phát thanh LBC của Anh có trụ sở chính tại London, vào sáng 16.12, xưng là họ hàng thân thiết của nạn...