Chuyển giá có phải là hoạt động bất hợp pháp?
Chuyển giá về bản chất không phải là một hoạt động bất hợp pháp. Chỉ có gian lận về giá hay lạm dụng chuyển giá nhằm trốn thuế mới là bất hợp pháp.
Chuyển giá là chuyện bình thường
Theo ông Wayne Barford, Cố vấn cấp cao của Trung tâm Thuế và Đầu tư quốc tế, Cựu trợ lý Ủy viên Sở Thuế vụ Australia, chuyển giá được định nghĩa là các quy tắc và phương pháp định giá cho các giao dịch nội bộ và giữa các doanh nghiệp thuộc cùng một hệ thống sở hữu hoặc kiểm soát. Do những giao dịch liên kết xuyên biên giới có thể làm thay đổi thu nhập chịu thuế, các cơ quan thuế ở nhiều quốc gia có thể áp dụng những phương pháp xác định giá khác với những phương pháp thông thường dựa trên giá thị trường giữa những doanh nghiệp độc lập.
“Chuyển giá về bản chất không phải là một hoạt động bất hợp pháp. Chỉ có gian lận về giá hay lạm dụng chuyển giá nhằm mục đích trốn thuế mới là bất hợp pháp”, ông Wayne khẳng định.
Chuyển giá không nên bị đánh lẫn với trốn thuế (Ảnh minh hoạ: KT)
Vị chuyên gia này cho rằng, việc xem xét về chuyển giá không nên bị đánh lẫn với trốn thuế. Cần xem xét hành động chuyển giá khác với hành vi trốn thuế.
“Về bản chất, hành động chuyển giá phản ánh một phần nguyên tắc với giá thị trường và các hoạt động ở đây là kiểm tra về mặt nguyên tắc các giao dịch, so sánh với các giao dịch. Cần cân nhắc quan hệ giữa các thể nhân liên kết, các giao dịch liên kết, ở khía cạnh nào đó, có thể làm xói mòn đi các nguyên tắc trên thị trường”, ông Wayne nói.
Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (Amcham) Hà Nội cũng bày tỏ quan ngại khi cách nhìn nhận khá phổ biến về chuyển giá như một công cụ trốn thuế và một hành vi vi phạm pháp luật. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, các giao dịch liên kết và xuyên quốc gia sẽ ngày càng nhiều hơn.
Video đang HOT
“Cách nhìn nhận không phù hợp và thiếu khách quan về những giao dịch này sẽ tạo nên những thách thức và rào cản đối các nhà đầu tư xuyên quốc gia khi quyết định đầu tư tại Việt Nam”, ông Adam cảnh báo.
Đại diện Amcham Hà Nội cho rằng: “Chuyển giá là chuyện bình thường, không có gì ngạc nhiên cả”. Tuy nhiên, cần thiết phải có những phương pháp xác định các mức giá phù hợp đối với các giao dịch liên kết và giao dịch xuyên quốc gia, bao gồm cả các giao dịch hữu hình, vô hình, dịch vụ, tài chính hay phân bổ chi phí, cổ phần.
Quản lý như thế nào?
Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE), khái niệm chuyển giá hiện có nhiều cách hiểu khác nhau. Ở Việt Nam, chuyển giá là hành vi trốn thuế, lách thuế, tuy nhiên, ở các quốc gia phát triển khác lại nhìn nhận các giao dịch liên kết là những giao dịch rất bình thường.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài
“Không phải tất cả những giao dịch liên kết đều xấu. Những giao dịch liên kết của công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có những công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia là những giao dịch hết sức bình thường. Vì đó là việc cung cấp dịch vụ, hàng hóa đan xen lẫn nhau giữa công ty trong tập đoàn với các công ty con, và từ quốc gia này đến quốc gia khác. Hành vi giao dịch liên kết là việc bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp”, ông Toàn cho hay.
Đại diện VAFIE cho rằng, không chỉ doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động chuyển giá mà cả ở trong nước cũng có thể chuyển giá. Nhưng có thể với doanh nghiệp nước ngoài thì nhà nước chú trọng hơn, vì có thể thu được thuế cao hơn. Hiện cơ quan nhà nước đang thiết lập hệ thống dữ liệu về giá. Dữ liệu này hết sức quan trọng, nhưng phải được cập nhật liên tục thì lúc đó mới phản ánh được giá của thị trường. Khi dữ liệu này đảm bảo sự đúng đắn, khách quan thì buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ.
“Để làm được điều này phụ thuộc nhiều vào năng lực của cơ quan thuế, dữ liệu quản lý phải khách quan và trách nhiệm, đạo đức của người thi hành công vụ. Các giao dịch xuyên quốc gia xảy ra thường xuyên và trong tương lai sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa”, ông Toàn nhận định.
Để khắc phục tình trạng gian lận thuế, trốn thuế, dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) được Chính phủ trình tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã nêu khá chi tiết, đầy đủ và minh bạch những quy định về giao dịch liên kết. Tuy nhiên, ông Toàn đề nghị cần cắt giảm hơn nữa thủ tục hành chính và có quy định khắt khe về thanh tra doanh nghiệp. Cùng đó, doanh nghiệp có tham gia hoạt động liên kết phải kê khai rõ các giao dịch này, giá của các giao dịch, tạo thuận lợi minh bạch rõ ràng và giảm thiểu tiêu cực, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
“Chính phủ và cộng đồng cần có một cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp này, đặc biệt là về những giao dịch nội bộ hợp pháp giữa các doanh nghiệp trong những tập đoàn đa quốc gia, để tránh tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam”, Phó Chủ tịch VAFIE đề xuất./.
Năm 2016 Bộ Tài chính đã thanh tra, kiểm tra 1.406 cuộc với doanh nghiệp FDI, truy thu truy hoàn 1.310 tỷ đồng. Tổng số giảm lỗ 1.983 tỷ đồng, giảm khấu trừ hơn 3 tỷ đồng. Riêng năm 2017, bộ này đã thanh tra 1.288 doanh nghiệp, tổng số truy thu truy hoàn hơn 3.000 tỷ đồng.
Từ năm 2016 đến nay, Bộ Tài chính đã truy thu hoàn hơn 4.310 tỷ đồng tiền chuyển giá.
Cẩm Tú/VOV.VN
Ngân hàng không thể làm thay cơ quan thuế
Một số nội dung trong dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) được phân tích dưới đây rất cần được thảo luận tại Quốc hội kể từ hôm nay trước khi dự luật được thông qua vào đầu năm 2019.
Không phải cơ quan thuế muốn thông tin gì của khách hàng sẽ được các TCTD đáp ứng. Ảnh: THÀNH HOA
Ngày 8-11, Chính phủ tiếp tục trình ra Quốc hội dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Tại những lần lấy ý kiến trước, việc dự thảo quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc phối hợp với cơ quan quản lý thuế định kỳ trong việc thu, nộp thuế, khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ của người nộp thuế, cung cấp thông tin, phong tỏa tài khoản... theo đề nghị của cơ quan quản lý đã bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phản ứng vì cho rằng các quy định quá rộng này có thể không phù hợp với yêu cầu về bảo mật thông tin được quy định tại khoản 2, điều 14, Luật các tổ chức tín dụng (TCTD).
Tuy nhiên, khi Bộ Tài chính (cơ quan soạn thảo) bỏ đi chữ "định kỳ" trong các dự thảo sau khi bị phản ứng thì Nghị định 117/2018 của Chính phủ quy định về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã cho phép từ cấp Tổng cục trưởng Tổng cục thuế đến Phó chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền ký văn bản yêu cầu các TCTD cung cấp thông tin của khách hàng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Tuy nhiên, muốn nhận được thông tin của khách hàng tại các ngân hàng (từ thông tin tài khoản trở đi...) cơ quan quản lý thuế hay cơ quan khác cũng phải tuân thủ quy định: phải có căn cứ pháp lý cụ thể quy định thẩm quyền được yêu cầu cung cấp thông tin, lý do cần cung cấp cũng như nội dung và phạm vi thông tin khách hàng, thời hạn cung cấp... Nghĩa là không phải cơ quan thuế muốn thông tin gì của khách hàng sẽ được các TCTD đáp ứng.
Nghị định trên đã hợp thức hóa một phần việc các cơ quan thuế lấy thông tin của khách hàng như mong muốn của các nhà soạn luật thời gian qua. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã được trình lên Quốc hội để các đại biểu cho ý kiến kể từ ngày 8/11 tới, Bộ Tài chính vẫn để lại những quy định tại điều 27: "NHTM có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc thu, nộp thuế, khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, cung cấp thông tin, phong tỏa tài khoản... theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế"
Lý giải về quy định này, theo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự luật, Bộ Tài chính cho rằng cơ bản là kế thừa Luật Quản lý thuế hiện hành, đồng thời bổ sung các quy định như khấu trừ, nộp thay tổ chức cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử... Đồng thời quy định dự kiến còn yêu cầu NHTM trích tiền để nộp thuế từ tài khoản của người nộp thuế, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo đề nghị của cơ quan thuế. Thêm nữa là NHTM phải nộp thay người nộp thuế có bảo lãnh về tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nếu bên bị bảo lãnh không nộp đúng hạn.
Phía soạn thảo cho rằng, sự kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước với cơ quan quản lý thuế giúp người nộp thuế thuận tiện, giảm hồ sơ, đồng thời giúp quản lý về thuế đúng quy định của pháp luật. Làm như vậy lại không trái với Hiến pháp và không xung đột với các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Nhưng trên thực tế ngay từ Nghị định 117 về cung cấp thông tin cũng giới hạn phạm vi cung cấp thông tin và trường hợp được cung cấp thông tin. Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi phải quy định rõ những trường hợp như thế nào cơ quan quản lý thuế mới được yêu cầu cung cấp thông tin và căn cứ cung cấp, chứ không phải mở rộng phạm vi cung cấp thông tin thiếu rõ ràng.
Mặt khác, cũng không có quy định nào cho phép ngành thuế yêu cầu NHTM tự động khấu trừ, trích tiền từ tài khoản của khách hàng để chuyển giao cho cơ quan thuế, cho dù là mục đích thu về ngân sách nhà nước. Các luật sư từng lên tiếng rất mạnh về vấn đề này vì Luật các tổ chức tín dụng có quy định, ngân hàng có nghĩa vụ tôn trọng và đảm bảo các quyền của khách hàng, có quyền từ chối việc điều tra, phong tỏa, trích tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được khách hàng chấp nhận.
Nếu làm như đề xuất của dự luật, thực chất là một hình thức cưỡng chế thuế mức độ cao. Bởi hiện nay, ngay cả tòa án cũng chỉ được lệnh phong tỏa tài khoản của khách hàng, còn việc chuyển tiền, khấu trừ tài khoản của khách hàng phải kèm theo các phán quyết khác của tòa án.
Mặt khác, việc cơ quan soạn thảo vẫn trình ra Quốc hội quy định NHTM nộp thay tổ chức cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử khi có phát sinh thu nhập ở Việt Nam càng khó chấp nhận vì NHTM không có chức năng nộp thay doanh nghiệp. Kể cả những trường hợp doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh thì các hợp đồng bảo lãnh đều có mục đích, nội dung cụ thể và có thời hạn bảo lãnh rõ ràng. Ngoài thời hạn bảo lãnh thì ngân hàng không thể thực hiện thay các quyền của doanh nghiệp, kể cả quyền nộp thuế hay khấu trừ thuế.
Lan Nhi
Theo .thesaigontimes.vn
Chứng khoán 9/11: VN-Index giảm mạnh Các cổ phiếu dầu khí GAS, PVS, PVD, PVB...cũng như nhóm ngân hàng, chứng khoán ACB, BID, CTG, MBB, HCM, VCB, VCI... giam điêm kha manh Chưng khoan 9/11: VN-Index giam manh . Anh: Văn Giap/BNEWS/TTXVN Ap lưc ban manh vê cuôi phiên ngay 9/11 đa khiên chi sô 2 san giam manh. Kêt thuc phiên giao dich chưng khoan, chỉ số Vn-Index...