Chuyên gia chứng minh Phần Lan gia nhập NATO là sai lầm lớn
Phần Lan đã hoàn tất thủ tục gia nhập NATO, điều này khiến Nga cảm thấy vô cùng tức giận.
Các nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí thông qua việc phê chuẩn thỏa thuận về vấn đề Phần Lan gia nhập NATO.
Tổng thống Phần Lan Sauli Niiniste cảm ơn các quốc gia trong khối vì sự hỗ trợ của họ đối với việc đảm bảo an ninh cho quốc gia này.
Tuy nhiên việc Helsinki gia nhập liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương bị đánh giá là “đầy cạm bẫy”. Ý kiến trên được ông Konstantin Dolgov – Phó Chủ tịch Ủy ban Chính sách Kinh tế của Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn.
Video đang HOT
“Giờ đây, theo các cuộc thăm dò, đa số cư dân Phần Lan ủng hộ ý định của chính phủ để trở thành thành viên của Liên minh quân sự NATO. Tuy nhiên sương mù ý thức hệ này sẽ nhanh chóng tan biến”, ông Dolgov cảnh báo.
Phần Lan đã hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.
Theo vị chuyên gia Nga, người dân Phần Lan sẽ phải chi tiền cho nhu cầu quốc phòng, điều này sẽ gây ra một số thiệt hại cho nền kinh tế đất nước.
Mức sống cao ở Phần Lan được đảm bảo bởi tính trung lập và quan hệ tốt với Liên Xô trước kia và nước Nga ngày nay, khi họ từ chối quân sự hóa, còn bây giờ tình hình sẽ thay đổi.
Cùng với đó, sau khi Phần Lan gia nhập các cấu trúc quân sự phương Tây, Nga sẽ buộc phải coi nước láng giềng phía Tây Bắc của mình là một đối thủ tiềm năng.
Bất kỳ hoạt động bố trí vũ khí nào của NATO trên lãnh thổ Phần Lan sẽ được Moskva giám sát chặt chẽ, sẵn sàng đưa ra quyết định phù hợp trong lĩnh vực quốc phòng.
“Nếu có mối đe dọa trực tiếp đến Liên bang Nga, chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để đảm bảo an ninh của đất nước”, ông Dolgov lưu ý.
IAEA thúc đẩy an ninh cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Ngày 29/3, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cho biết cơ quan này đang nghiên cứu kế hoạch đảm bảo an ninh cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine hiện do quân đội Nga kiểm soát.
Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi trên đường tới thăm nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, ngày 29/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong chuyến thăm tới nhà máy Zaporizhzhia, ông Grossi nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động để ngăn chặn một thảm họa. Ông cho biết tình hình an ninh tại nhà máy Zaporizhzhia không có dấu hiệu cải thiện, đồng thời bày tỏ hy vọng Nga và Ukraine có thể đạt được nhất trí về các nguyên tắc đảm bảo an toàn cho nhà máy.
Trước đó, cùng ngày, phái đoàn IAEA do Tổng Giám đốc Grossi dẫn đầu đã đến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia nhằm đánh giá tình hình an ninh của nhà máy. Đây là lần thứ hai của ông Grossi đến địa điểm này.
Zaporizhzhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu với tổng cộng 6 lò phản ứng. Nhà máy này đã hứng chịu nhiều cuộc pháo kích, gây lo ngại về nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân. Nga và Ukraine cáo buộc lẫn nhau pháo kích nhà máy này.
Tháng 9/2022, phái đoàn IAEA do ông Grossi dẫn đầu đã đến thị sát. Sau đó, cơ quan này đã công bố một báo cáo kêu gọi thiết lập một khu vực an ninh xung quanh nhà máy để ngăn ngừa các rủi ro về hạt nhân bắt nguồn từ xung đột. Trong vài tháng qua, Tổng Giám đốc IAEA đã tiến hành tham vấn với cả chính quyền Kiev và Moskva nhằm thiết lập một khu vực bảo vệ.
Pháp tăng cường an ninh trước các cuộc đình công và biểu tình mới Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin thông báo trong ngày 28/3 sẽ có 13.000 nhân viên thuộc các lực lượng an ninh được triển khai trên toàn quốc để đảm bảo trật tự trong bối cảnh các cuộc biểu tình tiếp diễn. Người biểu tình tuần hành tại Toulouse, Pháp ngày 23/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo ông Gerald Darmanin, đây là con số...