Chuyên gia chỉ rõ loại rau củ mọc mầm hại như thuốc độc và những loại quý hơn thuốc bổ
Trái cây và rau củ có thể ăn được hay không sau khi chúng mọc mầm là vấn đề được nhiều người thắc mắc bấy lâu nay.
Bác sĩ Wang Zhenyun, chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Y tế Dự phòng Lian’an, Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, loại rau củ quả duy nhất không được ăn sau khi nảy mầm là khoai tây. Lạc và khoai lang có thể ăn được sau khi nảy mầm nhưng mùi vị của chúng sẽ kém đi. Và có một số loại rau sau khi nảy mầm không những không độc mà còn có giá trị dinh dưỡng cao hơn.
Khoai tây mọc mầm nhất định không ăn
Bác sĩ Wang Zhenyun cho biết, khi khoai tây bắt đầu mọc mầm sẽ sản sinh ra một lượng lớn độc tố tự nhiên “solanin”. Hàm lượng solanin trong mầm (1,34g/kg) cao hơn nhiều trong ruột khoai tây (0,04 – 0,07g/kg) hoặc trong vỏ (0,03 – 0,05g/kg). Độc tố này có khả năng chịu được nhiệt độ cao nên nó sẽ vẫn tồn tại ngay cả khi bỏ mầm hoặc nấu ở nhiệt độ cao.
Solanine rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt, ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt.
Vì vậy, khoai tây sau khi mua về nên đặt ở nơi thoáng gió, mát mẻ để giảm khả năng nảy mầm.
Những thực phẩm có thể ăn sau khi nảy mầm
Gừng, lạc, khoai lang, cà rốt, khoai môn và hành tây là những loại rau củ có thể ăn sau khi nảy mầm.
Bác sĩ Wang Zhenyun cho biết hầu hết gừng đều có mầm tại thời điểm mua, gừng nảy mầm thường khô bên trong và xơ, nhưng không có độc tố và có thể yên tâm ăn.
Còn với lạc tươi nếu mới mọc mầm thì vẫn an toàn để ăn, tuy nhiên, bác sĩ Wang Zhenyun nhắc nhở rằng nếu lạc đã nảy mầm và bị mốc sẽ sinh ra độc tố aflatoxin, là một chất cực độc gây ung thư. Độc tính của aflatoxin cao gấp 68 lần so với thạch tín và 10 lần so với kali xyanua, phá hủy mô gan nghiêm trọng.
Khoai lang là loại củ ăn được và vẫn có thể ăn được ngay sau khi mọc mầm, tuy nhiên, vì chất dinh dưỡng sẽ được cung cấp cho mầm nên mùi vị và giá trị dinh dưỡng sẽ giảm đi, cà rốt và hành tây cũng tương tự như vậy.
Video đang HOT
Khoai môn khi được trồng ra ruộng đã mọc cành và ra lá nên dù có mọc mầm cũng không cần lo lắng.
Những loại rau củ khi nảy mầm thậm chí còn tốt hơn
Các loại rau an toàn hơn sau khi nảy mầm bao gồm tỏi, đậu nành và rau mầm. Bác sĩ Wang Zhenyun cho biết tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn tỏi bình thường. Giống như gạo, đậu và các loại hạt, thậm chí, tỏi tăng cường chất lượng dinh dưỡng theo tuổi.
Tỏi mọc mầm sản sinh các hóa chất thực vật là thành phần quan trọng của các enzym chống oxy hóa của cơ thể con người, có thể giúp các tế bào khỏe mạnh chống lại tác hại của các gốc tự do và tăng cường khả năng chống oxy hóa và khả năng miễn dịch. Nó cũng có thể giúp trao đổi chất, vì vậy tỏi có giá trị dinh dưỡng cao hơn sau khi nảy mầm.
Tỏi mọc mầm cũng chứa nhiều hợp chất ức chế hoạt động của các chất sinh ung thư. Nó cũng ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám và bảo vệ tim.
Đậu nành là một nguồn protein thực vật chất lượng cao, có thể giúp giảm nồng độ cholesterol. Mầm đậu nành là loại rau và rất giàu chất xơ, có chứa nhiều vitamin A và -carotene.
Rau mầm cũng rất giàu chất xơ, có thể là nguồn cung cấp rau tốt cho người kiểm soát cân nặng, nên ăn kèm với các loại rau khác để đạt được hiệu quả cân bằng.
10 loại thực phẩm có thể gây sảy thai mà bà bầu nên tránh
Đu đủ là một trong những thực phẩm gây sảy thai phổ biến. Đu đủ xanh hoặc chưa chín có chứa các enzyme có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến sẩy thai.
Mang bầu rồi sinh con khỏe mạnh, an toàn thực sự là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Ngay cả việc thiếu hoặc thừa một số loại thực phẩm đều có thể ảnh hưởng đến cơ thể người phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Tuy nhiên, bạn có biết rằng ăn một số loại thực phẩm nhất định, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ, có thể gây ra mối đe dọa cho em bé của bạn?
Sảy thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ (ba tháng đầu) là rất phổ biến. Ăn một số loại thực phẩm như đu đủ hoặc uống nước ép dứa có thể gây co thắt bên trong và giãn cổ tử cung dẫn đến sẩy thai.
Thói quen dinh dưỡng và chế độ ăn uống của người mẹ đóng một vai trò quan trọng trong thai kỳ bởi vì bất cứ điều gì mẹ tiêu thụ đều có thể ảnh hưởng đến em bé. Vì vậy, mẹ càng khỏe mạnh khi mang thai, khả năng biến chứng sức khỏe càng ít.
Ảnh minh họa.
Dưới đây là danh sách những thực phẩm nên tránh ăn khi mang thai, đặc biệt là ba tháng đầu.
1. Dứa
Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến thai chết lưu. Dứa chứa bromelain, có thể gây co thắt bên trong và giãn cổ tử cung ở phụ nữ khi mang thai, dẫn đến sẩy thai.
2. Gan động vật
Việc ăn gan động vật không tốt cho phụ nữ mang thai. Ăn gan động vật mỗi ngày trong khi mang thai dẫn đến tích tụ retinol cao có thể gây hại cho thai nhi.
3. Nha đam
Bà bầu nên tránh tiêu thụ nước ép nha đam, vì nó có thể dẫn đến xuất huyết vùng chậu, gây sảy thai. Ngoài ra, các bà bầu nên tránh sử dụng các sản phẩm từ nha đam trong ba tháng đầu của thai kỳ.
4. Đu đủ
Đu đủ là một trong những thực phẩm gây sảy thai phổ biến. Đu đủ xanh hoặc chưa chín có chứa các enzyme có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, bà bầu nên tránh tiêu thụ đu đủ xanh, đặc biệt là trong thời kỳ đầu mang thai.
5. Cua
Bên cạnh hương vị thơm ngon, cua còn chứa hàm lượng canxi và chất dinh dưỡng cao. Nhưng, bạn nên tránh ăn chúng quá nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ, vì chúng có thể khiến tử cung co lại, gây xuất huyết trong hoặc thậm chí là thai chết lưu.
Bên cạnh đó, cua cũng chứa hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho sức khỏe tổng thể của bà bầu.
6. Sản phẩm sữa chưa tiệt trùng
Các sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng như phô mai feta, gorgonzola, brie... chứa vi khuẩn có tên Listeria, có thể có hại cho phụ nữ trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ.
Vi khuẩn này cũng được tìm thấy trong gia cầm và hải sản chưa nấu chín. Vì vậy, bà bầu nên thận trọng hơn và tránh ăn những thực phẩm này trong thời kỳ mang thai.
7. Khoai tây mọc mầm
Mặc dù ăn khoai tây thường xuyên khi mang thai được coi là an toàn, nhưng khoai tây mọc mầm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Khoai tây mọc mầm chứa nhiều độc tố khác nhau như solanine có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, khoai tây mọc mầm không chỉ có hại cho bà bầu mà còn có hại đối với tất cả mọi người.
8. Trứng sống
Phụ nữ mang thai nên tránh ăn trứng sống hoặc thực phẩm có trứng sống, vì những thứ này có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Hãy chắc chắn rằng lòng trắng trứng và lòng đỏ trứng đã hoàn toàn chín sau khi nấu.
9. Hạt vừng
Bà bầu không nên ăn quá nhiều hạt vừng khi mang thai. Hạt vừng, khi trộn với mật ong, có thể dẫn đến sẩy thai. Tuy nhiên, hạt vừng đen có thể được tiêu thụ trong giai đoạn cuối của thai kỳ, vì chúng giúp sinh nở tự nhiên hơn.
10. Caffeine
Mặc dù các nghiên cứu khẳng định rằng, tiêu thụ caffeine ở mức độ vừa phải là an toàn khi mang thai, nhưng phụ nữ mang thai vẫn nên hạn chế tiêu thụ, vì mức độ caffeine tăng lên trong thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai hoặc em bé thiếu cân.
6 loại rau củ chứa đầy độc tố có thể gây ung thư, thiệt mạng nhưng nhiều người vẫn ăn Rau quả là những thực phẩm lành mạnh cho sức khỏe. Tuy nhiên có một số loại rau củ lại ẩn chứa độc tố nguy hiểm, có thể gây ung thư hay tử vong nếu chúng ta ăn quá nhiều. 1. Cà chua xanh Tuyệt đối không nên ăn cà chua chưa chín. Bởi cà chua khi còn xanh có chứa lượng lớn...