Chuyên gia chỉ ra hiểu lầm của nhiều người về “những bài thuốc giải rượu nhanh” đang được truyền miệng
Theo Nghị định số 100/2019 áp dụng từ ngày 1/1/2020, khi lái xe có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng. Do đó, nhiều người đã tìm đến các bài thuốc giải rượu nhanh được truyền miệng, nhưng nó có thực sự hiệu quả?
Bạn Tuấn Kiệt (22 tuổi, Hải Phòng) hỏi:
Công việc của em thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng và sử dụng rượu bia, nhất là trong mùa lễ Tết sắp tới. Và xin chuyên gia chia sẻ những bài thuốc để giúp giải rượu một cách nhanh và hiệu quả nhất chỉ trong thời gian ngắn?
Bạn Minh Hương (25 tuổi, Ninh Bình) hỏi:
Em được người quen mách cho sử dụng nước chanh, quất sau khi uống rượu sẽ giúp giải rượu nhanh. Điều này có đúng không ạ?
Chất cồn có tác dụng rất mạnh đối với hoạt động dẫn truyền thần kinh trong hoạt động của não bộ. Ảnh hưởng mà nó gây ra rất phức tạp với nhiều biểu hiện khó dự đoán như:
- Thay đổi trí nhớ.
- Mất sự ức chế.
- Thay đổi cảm xúc, có thể làm tăng sự bực bội, buồn bã hoặc hưng phấn.
Video đang HOT
- Phản xạ chậm.
Nếu uống nhiều chất cồn có thể dẫn đến tử vong bởi trong cơ thể nó được coi như một chất độc, khiến cơ thể tăng cường khả năng đào thải trong máu và đẩy mạnh hoạt động đào thải ở gan và thận.
Theo thời gian, sử dụng rượu quá mức có thể gây ra vấn đề sức khỏe gan như xơ gan, gây hại cho thận, tim và não, thậm chí gây ra chứng mất trí nhớ.
Tại Việt Nam, chất cồn (rượu bia) là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tai nạn giao thông.
ThS. BS. Huỳnh Minh Đức – Bác sĩ ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trả lời:
Uống nước chanh, quất có một vài tác dụng như làm giảm hấp thu chất cồn (rượu, bia) vào dạ dày, đường ruột và máu; làm loãng nồng độ cồn trong máu; và giúp tăng cường thành mạch, làm trí óc của người uống rượu bia tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, nó không có tác dụng giải lượng chất cồn đã hấp thu vào cơ thể.
Nước chanh, quất có tác dụng để tăng cường niêm mạc dạ dày. Khi uống loại nước này vào, nó sẽ tạo ra một lớp láng qua niêm mạc dạ dày, giúp hấp thu bớt dịch axit của dạ dày, làm kết tủa một số chất trong dạ dày và hạn chế cho dạ dày và đường ruột hấp thu thêm rượu.
Đồng thời, khi uống nước chanh, việc này sẽ bổ sung thêm lượng nước cho cơ thể để làm hòa loãng nồng độ cồn trong máu. Ngoài ra, chanh có vitamin C giúp đảm bảo thành mạch tốt, những trường hợp người uống rượu thường sẽ có thành mạch giãn, có thể gây ra tình trạng xuất huyết não, tai biến mạch máu não do tổn thương từ việc uống rượu.
Ngoài nước chanh, có thể uống nhiều loại nước khác để mang lại hiệu quả tương tự như uống nước bột sắn, nước lọc, nước gừng…
Tiến sĩ Dược học, Lương y Nguyễn Hoàng trả lời:
Thực tế, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học chứng minh rằng có bài thuốc, loại thuốc nào cả trong tây y và đông y giúp giải rượu.
Có chăng, chúng ta đang có những bài thuốc dân gian, đông y giúp giảm bớt khả năng hấp thụ rượu của cơ thể hoặc các bài thuốc về tây y chỉ giúp một phần nhỏ trong việc chuyển hóa rượu mà thôi chứ thực chất nó không giúp giải say.
Theo Helino
Ăn những loại trái cây này sẽ khiến nồng độ cồn tăng
Ngoài rượu, bia thì những loại trái cây phổ biến dưới đây cũng khiến nồng độ cồn trong hơi thở cao vượt mức so với bình thường.
Vải và sầu riêng... khiến hơi thở có nồng độ cồn tăng.
Từ ngày 1/1/2020, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với tài xế điều khiến phương tiện tham gia giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt mức chính thức có hiệu lực.
Cũng theo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia cáo hiệu lực từ ngày 1/1/2020, người điều khiển phương tiện giao thông dù là ô tô, xe máy, xe đạp, tàu, thuyền, máy bay... nếu có uống rượu trước hoặc trong khi điều khiển các phương tiện giao thông đều bị phạt.
Tuy nhiên, không chỉ rượu, bia mà một số loại hoa quả rất phổ biến cũng khiến hơi thở của người sử dụng có nồng độ cồn cao hơn mức bình thường.
Các loại trái cây có nồng độ cồn cao
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), một số loại trái cây rất phổ biến và được nhiều người ưa dùng như: vải, sầu riêng, nho, xoài, dứa... cũng chứa nồng độ cồn cao hơn các loại trái cây khác.
Nguyên nhân dẫn đến điều này là do các loại trái cây trên chứa hàm lượng đường rất cao. Khi để ở môi trường không khí dễ bị lên men, dẫn đến hiện tượng đường hóa rượu vừa nhanh và nồng độ cũng cao hơn các loại trái cây khác.
Do đó, khi vừa ăn vải xong mà bị lực lượng chức năng thổi nồng độ cồn thì nồng độ cồn trong hơi thở bạn đã vượt mức số 0miligam/1 lít khí thở.
"Chưa kể, khi ăn vải, lượng cồn trong quả vải rất nhỏ, không đủ hấp thu vào trong máu sẽ chuyển hóa qua phổi, khiến hơi thở có mùi cồn. Dù ăn nhiều hay ăn ít thì sự thật là máy đo nồng độ cồn vẫn sẽ báo có nồng độ cồn trong khoang miệng sau khi ăn vải", chuyên gia này khẳng định.
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, cồn hoa quả hay cồn rượu bia cùng là một loại cồn, kể cả là ít hay nhiều. Do vậy, khi tham gia giao thông, tốt nhất là các lái xe nên tránh ăn nhiều các sản phẩm này, hoặc sau khi ăn xong nên súc miệng kỹ, ngồi nghỉ 30 - 60 phút để lượng cồn bay hết trước khi lưu thông trên đường.
Về vấn đề này, Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết người dân không nên quá lo lắng trước vấn đề ăn trái cây xong cũng có thể bị thổi phạt. Bởi nồng độ cồn trong các loại thực phẩm này đều không cao và sẽ bay hơi chỉ sau một thời gian ngắn. Ngoài ra, quy trình kiểm tra, xét nghiệm nồng độ cồn của lực lượng cảnh sát giao thông hiện nay là rất chính xác.
"Chúng ta lưu ý rằng nếu không may ăn phải những đồ ăn, thức uống có ethanol thì ít nhất nên đợi 15- 30 phút mới tham gia giao thông để tránh việc bị xử phạt "oan sai" - bác sĩ khuyến cáo.
Theo thoidai
Sau khi uống rượu, bia bao lâu thì được lái xe? Việc kiểm tra có còn nồng độ cồn trong máu, hơi thở phụ thuộc vào lượng rượu uống, nồng độ rượu, uống khi đói hay no, tình trạng bệnh lý... Theo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực từ 1/1/2020, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đều...