Chuyên gia chỉ cách vượt suối an toàn khi trekking
Khi nước dâng cao, hướng dẫn viên cân nhắc hoãn, đổi lộ trình hoặc trang bị dây thừng, túi ném, mũ bảo hiểm, áo phao… nếu phải vượt sông suối.
Ông Martin Holroyd, chuyên gia hang động thuộc hiệp hội hang động Hoàng Gia Anh, cho biết, an toàn luôn là yếu tố phải được đặt lên hàng đầu – cho cả du khách và hướng dẫn viên trong hành trình du lịch thiên nhiên. Với những tour vượt sông suối khi nước dâng cao, người dẫn đoàn nên cân nhắc huỷ chuyến đi, tìm đường khác, hoặc chờ khi nước rút thì mới di chuyển.
“Vào thời điểm nước dâng quá cao, các đơn vị tổ chức tour nên cân nhắc hoãn lịch trình hoặc xem xét các lựa chọn khác như thay đổi lộ trình, băng qua sông ở vị trí khác hoặc sử dụng thuyền”, ông Martin nói. Trong trường hợp có thể đi bộ qua sông, du khách sẽ được trang bị thêm dây thừng, túi ném, mũ bảo hiểm và áo phao.
Khi băng qua sông, hướng dẫn viên và du khách phải kiểm tra thêm nhiều yếu tố như độ nông – sâu của dòng nước; tốc độ dòng chảy; điều kiện địa hình dưới nước; xem đáy sông có đá ngầm, sỏi, cây cối… hay không; và phát hiện sự bất thường của màu nước.
“Khi xảy ra lũ, nước sông dâng cao liên tục sẽ khiến cho cây cối bị kẹt lại tại các đồi đất ở giữa sông, các vật thể rắn bị nhấn chìm ở dưới nước khiến ta khó nhận diện. Vì vậy, bạn cần phải xác định chắc chắn điểm vượt sông an toàn. Và nếu cần thiết, ta nên đổi sang vị trí khác có dòng chảy chậm hơn”, ông Martin nói thêm.
Dây thừng vượt suối phải là loại dây nổi, nhẹ và bền. Ảnh: N.C.A
Đồng quan điểm, ông Lê Lưu Dũng, CEO Jungle Boss Tours, đề cao kỷ luật trong tour mạo hiểm khám phá thiên nhiên, và nhấn mạnh về trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc sinh tồn để hạn chế tối đa rủi ro.
“Đi sông, suối phải có kỹ thuật. Hướng dẫn viên hay trưởng đoàn bắt buộc phải học nghiệp vụ về kỹ thuật và cách ứng cứu trong những trường hợp khẩn cấp”, ông Dũng nói. Trong trường hợp đang trong rừng mà mực nước đột ngột lên cao, du khách và hướng dẫn viên không nên vượt suối và phải tìm nơi khô ráo, an toàn để chờ nước xuống.
Ngoài yêu cầu bắt buộc được cấp thẻ hướng dẫn, người dẫn đoàn còn cần học qua lớp kỹ năng ứng phó và xử lý tình huống trong tour mạo hiểm. Ảnh : N. C. A
Trong điều kiện mực nước sông thấp hoặc cạn, du khách dễ dàng lội qua mà không cần dùng các thiết bị hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu tốc độ dòng chảy lớn, việc băng sông, suối sẽ trở nên khó khăn hơn. Dưới đây là 4 cách vượt sông, suối theo hướng dẫn của các chuyên gia.
Băng suối theo hàng ngang
Video đang HOT
Đây là cách vượt suối đơn giản nhất khi mực nước thấp dưới thắt lưng. Cả nhóm lập thành một hàng ngang, dùng vật có khả năng chịu lực tốt hoặc choàng tay qua vai và eo nhau nhằm hỗ trợ lực cho nhau.
Người có sức khỏe và kinh nghiệm nhất – thường là người dẫn đoàn – sẽ đứng trên cùng, theo hướng dòng chảy để làm giảm áp lực dòng nước. Đồng thời, người này đếm để phát lệnh cho cả đoàn cùng bước tới và đúng cự ly nhằm tránh lệch hàng lối, giảm sức chống chọi với dòng nước của tất cả.
Qua suối theo hàng dọc
Trong trường hợp nước lên cao ngang bụng thì có thể áp dụng phương pháp này. Cả đoàn kết thành một hàng dọc, tay người sau giữ lên vai người trước. Người đứng đầu tiên ngược hướng dòng chảy phải là người khỏe để cản lực nước. Có thể sử dụng thêm gậy bền chắc để chống trụ xuống lòng sông, suối làm điểm bám trụ. Với kỹ thuật này, đoàn sẽ cùng bước sang một bên, trái hoặc phải tùy theo hướng di chuyển.
Khi vượt sông suối theo hàng, các thành viên phải đảm bảo giữ cự ly và bước đều cùng nhau để tránh lệch đoàn. Ảnh: N. C. A
Dùng dây vượt suối
Dây vượt suối có thể được sử dụng để hỗ trợ khi nước dâng cao. Người mang dây vượt suối phải dày dặn kinh nghiệm, có sức khỏe và bơi giỏi. Thừng vượt suối phải là loại dây nổi, nhẹ và bền.
Dây thừng được căng ngang qua sông để cả đoàn có thể bám vào. Hoặc các thành viên được nối vào dây thừng bằng đai và móc karabiner để nổi lên, hoặc bơi qua sông suối khi hai chân bị dòng chảy cuốn đi. Dây vượt sông, suối cũng phải chênh lệch khoảng 45 độ xuôi dòng để giảm lực đẩy từ dòng chảy.
Kỹ thuật vượt suối flying fox
Đây là kỹ thuật đòi hỏi công đoạn set up phức tạp và cần những điểm néo ở cao để tạo thành một dây đu zipline tạm thời, giúp cả đoàn có thể an toàn qua sông, suối.
Lưu ý
Không nên mang theo balo hoặc trang thiết bị nặng trên người khi vượt sông suối ở mực nước lên cao.
Luôn luôn có sẵn một đội cứu hộ ở khu vực phía dưới điểm vượt suối và được trang bị dây nổi cứu hộ chuyên dụng. Đây là loại dây nhẹ, bền, nổi và cuộn tròn trong túi đựng dây. Túi đựng dây được kết nối với một đầu dây trong trường hợp cần lấy nước để giúp ném dây xa hơn.
Luôn ghi nhớ nguyên tắc sinh tồn: Không an toàn, không vượt suối.
Khám phá những con ngõ nhỏ siêu hẹp, siêu tối ở Hà Nội và những ẩn họa
Sâu trong những con ngõ hẹp, tối tăm và sâu hun hút này ở phố cổ Hà Nội là cả một khu dân cư với nhiều gia đình cùng sinh sống.
Những con ngõ nhỏ ở Hà Nội được hình thành cách đây hàng chục năm, khi các hộ gia đình ở phố cổ thực hiện quá trình chia cắt đất. Lâu dần, đây trở thành một trong những điểm đặc trưng mỗi khi nhắc tới "36 phố phường" của Thủ đô. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, ít ai biết tới sự tồn tại kỳ lạ của những con ngõ này, bởi nó nằm ẩm mình bên cạnh các căn nhà cổ, hoặc các cửa hàng ở mặt đường lớn khang trang.
Những con ngõ nhỏ như thế này có nhiều ở phố cổ Hà Nội. Từ ngoài nhìn vào, ngõ tối tăm, chật hẹp.
Hàng Chiếu; Hàng Ngang; Ngõ Gạch; Lò Sũ... là những con phố chỉ cần nhắc tên người ta đã nghĩ ngay đến những con ngõ siêu nhỏ với chiều ngang chưa đầy 1 mét là đường đi dẫn vào sâu bên trong là cả chục hộ dân cùng sinh sống.
Ở đây, người dân chấp nhận cuộc sống quanh năm không thấy mặt trời thậm chí tiềm ẩn nhiều nỗi lo với tử thần vì hệ thống điện lưới chẳng chịt và những bức tường chỉ chờ một lý do để... đổ.
Đặc trưng của những con ngõ nhỏ thường chỉ rộng khoảng 70cm nhưng lại có thể sâu đến cả chục mét. Sâu bên trong con ngõ ngoắt nghéo, nhỏ bé có khi là cả những khu dân cư sinh sống từ đời này sang đời khác.
Lối đi thường chỉ vừa cho 1 người đi.
Ngõ sâu hun hút, luôn tối tăm dù là ban ngày hay ban đêm. Tiến vào sâu hơn, cảm giác khá chật chội, ẩm thấp.
Đối với những người dân nơi đây thì đã quá quen thuộc với cảnh tối tăm, chặt hẹp này. Tuy nhiên, đối với những người mới đến đây sẽ phải bật đèn pin mới có thể di chuyển được trong những con ngõ siêu nhỏ này.
Ngõ nhỏ không chỉ là lối đi mà còn là nơi kinh doanh đủ loại hình khác nhau như: Khách sạn, homestay, buôn bán lẻ các mặt hàng quần áo, đồ gia dụng, trang sức...
Ngõ nhỏ, nhà chật, điều sinh hoạt bí bách nhưng đa số người dân không muốn chuyển đi nơi khác một phần vì ở phố cổ Hà Nội dễ kiếm sống, ra khỏi ngõ là có thể kinh doanh vỉa hè.
Lao động tự do mất gần như toàn bộ thu nhập vì dịch Covid-19 Dịch Covid-19 tiếp tục tác động mạnh đến đời sống, việc làm của hàng triệu người lao động vốn chưa kịp "gượng dậy" sau đợt dịch lần thứ nhất. Cuộc sống của những người lao động tự do, mưu sinh trên các tuyến phố của Hà Nội vốn đã khó khăn, nay lại càng thêm khó khăn hơn. Dọc những con phố Hàng...