Chuyên gia chỉ cách phân biệt vẩy nến da đầu và gàu
Bị gàu và bệnh vẩy nến da đầu là hai tình trạng khá tương tự nhau nên dễ nhầm lẫn, dẫn đến những sai sót trong việc chữa trị…
Phân biệt giữa bị gàu và vẩy nến da đầu
Theo ThS.BS Phạm Đăng Bảng (nguyên bác sĩ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, nguyên giảng viên Bộ môn Da liễu – Trường Đại học Y Hà Nội), bị gàu trên da đầu là hiện tượng rất thường gặp, nhất là vào mùa đông. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, thường gặp nhất là bệnh viêm da dầu với biểu hiện là da nhờn ngứa, kèm theo có rụng tóc.
Vẩy nến da đầu cũng là một bệnh có thể gây ra gàu, với biểu hiện gàu trên nền da đỏ và không có rụng tóc. Đây là một bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tấn công các tế bào da, gây ra sự phát triển nhanh chóng của tế bào này, hình thành các mảng vảy. Vẩy nến có thể di truyền và ảnh hưởng đến các vùng da khác trên cơ thể.
Cả gàu và vẩy nến đều gây ngứa da đầu.
Mặc dù là hai tình trạng bệnh khác nhau nhưng bị gàu và vẩy nến da đầu đều tạo ra các mảng vảy, làm nhiều người nhầm lẫn. Mảng vảy có thể đều nằm ở da đầu, nhưng gàu là một dạng viêm nhẹ của da đầu, thường tạo ra các vảy nhỏ, màu trắng hoặc xám, trong khi vẩy nến da đầu lại có mảng vảy lớn, dày và có màu bạc hoặc trắng sáng hơn, ThS.BS Phạm Đăng Bảng cho hay.
Một biểu hiện tương đồng khác là cả 2 bệnh trên đều gây ngứa, nhưng cảm giác ngứa trong bệnh vẩy nến da đầu có thể mạnh mẽ hơn và đôi khi đi kèm với cảm giác bỏng hoặc rát. Ngứa trong gàu thường nhẹ và không gây khó chịu nhiều.
Cả gàu và bệnh vẩy nến da đầu đều có thể bị tác động bởi yếu tố như sự thay đổi mùa, stress, hay tình trạng tóc dầu, nên người bệnh đôi khi tự cho rằng họ chỉ bị gàu hoặc ngứa do tóc bẩn, trong khi thực chất có thể là dấu hiệu của bệnh vẩy nến.
Điều trị thế nào cho đúng?
Theo ThS.BS Phạm Đăng Bảng, điều trị bị gàu và bệnh vẩy nến da đầu yêu cầu các phương pháp và liệu pháp khác nhau, vì nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của chúng có sự khác biệt.
- Đối với tình trạng gàu, do đây là một tình trạng da đầu phổ biến và nhẹ, thường không gây ra các vấn đề nghiêm trọng, nên điều trị chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát sự phát triển bã nhờn trên da đầu. Dầu gội trị gàu không kê đơn là phương pháp điều trị điển hình.
Video đang HOT
Bị gàu là một tình trạng da đầu phổ biến và nhẹ, thường không gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
Ngoài ra, cần tránh gãi mạnh da đầu vì có thể làm tổn thương da, hạn chế dùng các sản phẩm chứa cồn hoặc hóa chất mạnh trên tóc, có thể làm khô và kích ứng da đầu. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin B, kẽm, omega-3, giúp duy trì sức khỏe của da đầu.
- Bệnh vẩy nến da đầulà một bệnh tự miễn, có thể gây viêm và tổn thương da đầu. Việc điều trị tập trung vào việc giảm viêm, làm dịu triệu chứng, kiểm soát sự phát triển quá mức của tế bào da, giảm nguy cơ tái phát.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh có thể sử dụng dầu gội chứa acid salicylic phá vỡ các lớp ngoài của da, có thể giúp các loại thuốc như corticosteroid trị vẩy nến thẩm thấu tốt hơn. Nên sử dụng dầu dừa, dầu oliu, hoặc các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để dưỡng ẩm da đầu.
Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng da đầu của mình hoặc nếu các triệu chứng kéo dài, gây khó chịu hoặc ngày càng nghiêm trọng, việc đi khám là cần thiết. Các chuyên gia da liễu có thể sử dụng các công cụ chẩn đoán, chẳng hạn như soi da đầu dưới kính hiển vi hoặc làm xét nghiệm sinh thiết da để phân biệt giữa gàu và bệnh vẩy nến, để có phác đồ điều trị thích hợp.
Bệnh vảy nến có điều trị dứt điểm được không?
Bong da tróc vảy là biểu hiện điển hình của bệnh vảy nến (psoriasis) - một bệnh ngoài da, mạn tính không lây.
Minh họa/INT.
Tuy bệnh không gây chết người nhưng lại mất tính thẩm mỹ rất cao. Do đó, những ai không may mắc bệnh thường mặc cảm, hạn chế tiếp xúc và thậm chí xa lánh cộng đồng.
Sần sùi, phủ vảy
Thời cổ La Mã, nhà khoa học nổi tiếng Aurelius Cornelius Celsus (25 BC-AD 50) đã mô tả bệnh này lần đầu tiên. Đến năm 1813, bác sĩ chuyên về da liễu người Anh là Thomas Bateman đề cập đến mối "quan hệ" có thể có giữa các triệu chứng viêm khớp và bệnh vảy nến.
Ở người bình thường, các tế bào da được thay thế sau mỗi 3 - 4 tuần, nhưng ở bệnh vảy nến quá trình này chỉ mất 3 - 7 ngày. Sự gia tăng sản xuất tế bào da và sự tích tụ tế bào da bị thay thế tạo thành các mảng sần sùi phủ vảy, rồi bong tróc.
Bệnh vảy nến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tập trung đông nhất ở 2 nhóm: 20 - 30 tuổi và 50 - 60 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh của hai giới tương đương nhau. Bệnh được cho là có tính di truyền với khoảng 1/3 số người mắc bệnh có tiền sử gia đình mắc cùng bệnh này, ở các cặp sinh đôi cùng trứng, tỉ lệ mắc lên đến 70%.
Nguyên nhân gây bệnh là do sự trục trặc về hệ thống miễn dịch nên các tế bào da bị tấn công nhầm lẫn và tạo ra "thảm họa" tăng sinh, bong tróc.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn thấy có những nguyên nhân khác cũng gây ra bệnh như chấn thương da, nhiễm trùng cổ họng và sử dụng một số loại thuốc điều trị.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm: Người châu Ấu dễ mắc bệnh hơn người châu Á, người béo phì, rối loạn tim mạch, rồi loạn chuyển hóa (như đái tháo đường), người mắc các bệnh đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn (một bệnh viêm ruột mạn tính chưa rõ nguyên nhân) cũng có nguy cơ mắc bệnh vảy nến cao hơn.
Vảy nến là bệnh ngoài da, đa số bị tại các mảng da nhỏ. Ban đầu ở dạng phát ban màu hồng hoặc đỏ và ngứa, đôi khi gây đau. Sau đó da khô, bong thành vảy nhỏ màu trắng bạc hoặc xám. Các vị trí tổn thương da thường gặp là đầu gối, khủy tay, đầu và phần dưới của lưng.
Người mắc bệnh vảy nến giai đoạn đầu có thể không thấy có biểu hiện nào đáng lưu ý hoặc dấu hiệu rất tế nhị, nhẹ nhàng và thường bị bỏ qua. Bệnh tiến triển lâu ngày sẽ xuất hiện các biểu hiện nghiêm trọng hơn làm cho người bệnh thực sự lo lắng. Sau đây là các biểu hiện thường gặp:
- Ban da loang lổ với nhiều hình dạng khác nhau. Từ những nốt vảy nhỏ giống như gàu đến những nốt ban rất lớn, thậm chí phủ khắp cơ thể người bệnh.
- Ban da màu đỏ, hồng, vảy bạc ở người da trắng và màu tím hoặc nâu sẫm, vảy xám ở người có màu da nâu hoặc da đen.
- Da khô, nứt nẻ, ngứa rát, đau nhức và có thể chảy máu. Trẻ em thường gặp các đốm vảy nhỏ.
- Bệnh phát ban theo chu kỳ, sau vài tuần hoặc vài tháng bùng phát, các biểu hiện bệnh sẽ tự giảm dần.
Các biến chứng của bệnh vảy nến: Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi, tăng nguy cơ viêm khớp vảy nến (chiếm 30% người bệnh), tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp đến 58%. Ngoài ra, còn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh: U lympho, bệnh Crohn, trầm cảm...
Hướng điều trị
Minh họa/INT.
Vảy nến là một bệnh mạn tính, lại có liên quan đến yếu tố tự miễn, nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nên việc điều trị cho đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy có nhiều loại thuốc mới điều trị bệnh vảy nến ra đời và tỏ ra có hiệu quả tốt trong việc làm giảm các biểu hiện của bệnh và đặc biệt là hạn chế các biến chứng do bệnh gây ra. Tuy nhiên giá thành của thuốc vẫn còn rất cao nên khó được sử dụng một cách rộng rãi.
Nói chung, người mắc bệnh vảy nến cần được điều trị, chăm sóc và theo dõi lâu dài. Mục tiêu điều trị hướng đến việc cải thiện tình trạng bệnh lý giảm thiểu tối đa triệu chứng và hạn chế biến chứng giúp người bệnh có một cuộc sống thoải mái gần như bình thường.
Sau đây là một số phương pháp điều trị phổ biến thường được các bác sĩ chuyên ngành da liễu kê đơn:
- Thuốc bôi da: Gồm các loại thuốc mỡ, kem bôi (chứa corticoide hoặc thành phần dưỡng chất tương tự như vitamine D).
- Liệu pháp quang học: Chiếu tia cực tím vào vùng da bị thương tổn.
- Liệu pháp toàn thân: Dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm cho những trường hợp bệnh nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại chỗ.
Hiện nay, nhiều nước có nền y học tiên tiến đang sử dụng ngày càng nhiều loại thuốc sinh học (là các protein làm gián đoạn quá trình miễn dịch liên quan đến bệnh vảy nến). Các thuốc sinh học này đã được chứng minh sự an toàn, hiệu quả tốt và có thể sử dụng lâu dài.
Trong chăm sóc hỗ trợ, gần đây có nhiều báo cáo cho thấy người bệnh mắc bệnh vảy nến khi sử dụng nguồn nước uống và tắm rửa bằng loại nước được làm giàu khí hydro thì các biểu hiện của vùng da thương tổn được cải thiện một cách đáng kể đến bất ngờ.
* Cách phòng bệnh: Rèn luyện thân thể khỏe mạnh nhằm tăng cường sức đề kháng, hạn chế nhiễm trùng và chấn thương gây bất ổn cho hệ thống miễn dịch. Những người có yếu tố nguy cơ cao cần khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm bệnh vảy nến để điều trị và kiểm soát có hiệu quả. Người mắc bệnh vảy nến cũng đừng quá lo lắng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho tình trạng sức khỏe.
Cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của các bác sĩ chuyên khoa, thường xuyên vệ sinh thân thể sạch sẽ, vùng da thương tổn tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không uống nhiều rượu bia, tránh nghiện thuốc lá, không ăn quá cay, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều trái cây và rau xanh. Các loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh vảy nến là cá hồi, cá trích, cá thu, dầu ô liu nguyên chất.
Đừng chỉ ăn củ, lá loài cây này quý như 'nhân sâm người nghèo' nhìn vừa lạ vừa quen Một loài cây mọc um tùm như cỏ dại nhưng giàu khoáng chất, vitamin, protein thô... không chỉ có công dụng chữa trị nhiều bệnh mà loại rau này còn có hương vị mới lạ, thơm ngậy kích thích người dùng. Sâm đất còn nhiều tên gọi khác như sâm mồng tơi, sâm thảo, đông dương sâm. Loại cây này chứa pectin và...