Chuyên gia cảnh báo: “Vô cảm đẩy người trầm cảm đến cái chết nhanh hơn”
Trong một thời gian ngắn, từ các ngôi sao thần tượng đến các bạn trẻ đang ở độ tuổi học đường liên tục tự vẫn. TS chuyên ngành xã hội học Phạm Thị Thúy cảnh báo, nhiều người trẻ đang cô đơn trong cuộc sống của chính mình.
Chỉ chưa đầy ba tháng, dư luận châu Á chấn động trước thông tin một số thần tượng Hàn Quốc tự tử vì căn bệnh trầm cảm. Không chỉ ở Hàn Quốc, ở Việt Nam, thời gian gần đây, liên tục nhiều trường hợp học sinh tự vẫn, gần nhất là hai nam sinh tại TPHCM.
Người trẻ nói về căn bệnh trầm cảm
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch. Trong đó, ở Việt Nam, trầm cảm hiện đang có chiều hướng ngày càng trẻ hóa.
TS chuyên ngành Xã hội học Phạm Thị Thúy (Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia Phân viện TPHCM) có những chia sẻ về căn bệnh giết người thầm lặng này.
Vô cảm là “kẻ” đứng sau trầm cảm
Hiện nay, bệnh trầm cảm ngày càng có chiều hướng gia tăng, thậm chí có xu hướng trẻ hóa. Những nguyên nhân nào dẫn đến trầm cảm, thưa bà?
Có rất nhiều nguyên nhân đã đẩy con người đến trầm cảm. Theo tôi, có 3 mảng nguyên nhân lớn:
Thứ nhất là yếu tố về tâm lý. Khi chúng ta gặp những khó khăn, đổ vỡ trong cuộc sống, áp lực, thất bại và những vấn đề bên trong liên quan đến sự bi quan, tuyệt vọng, chúng ta sẽ dễ gặp phải vấn đề về tâm lý và nhiều khả năng dẫn đến bệnh trầm cảm.
Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân về bệnh lý nó sẽ liên quan đến hệ thần kinh, liên quan đến cơ thể của họ, đó là lý do tại sao người ta gọi trầm cảm là một loại bệnh và có những lúc phải điều trị bằng thuốc.
Thứ ba là về các mối quan hệ xã hội xung quanh khi chúng ta thiếu sự kết nối, không có người đưa tay ra nâng đỡ, không có người hiểu và chia sẻ. Khi đó, con người dễ trở. Từ đó, dễ rơi vào trạng thái cô đơn, bế tắc và có thể bị trầm cảm.
Phải chăng, con người ngày càng sống vô cảm với nhau là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm và thúc đẩy người bệnh đến những suy nghĩ tiêu cực?
Đúng vậy, vô cảm chính là “kẻ” đứng sau trầm cảm. Mọi áp lực đều có thể được giải tỏa, nếu như có ai đó cùng san sẻ với họ, tâm sự với họ. Như trường hợp hai ca sĩ thần tượng Sulli và Goo Hara ở Hàn Quốc, hai cô gái đã không may mắn có được điều đó mà xung quanh họ là sự vô cảm, thờ ơ, thiếu sự gắn kết, quan tâm.
Có một câu nói rất nổi tiếng trích dẫn từ cuốn sách “Tự Tử” của Emile Durkheim: “ Tự tử là hiện tượng cá nhân, nhưng tỉ lệ tự tử, nạn tự tử là hiện tượng xã hội và có mối liên hệ tỉ lệ nghịch với mức độ đoàn kết, gắn kết, hội nhập xã hội”.
Tức là ở đâu có tỉ lệ đoàn kết xã hội càng cao thì ở đó tỉ lệ tự tử càng thấp. Câu này đang muốn nói đến nơi nào càng có nhiều mối quan hệ rạn nứt, giống như là vô cảm thì ở đó nguy cơ tự tử càng cao.
Trầm cảm là một trong những nguyên nhân gây hại đến sức khỏe con người (Ảnh minh họa)
Khi con người không quan tâm với nhau, vô cảm với nhau sẽ làm cho thế giới của con người trở nên lạnh lẽo. Nơi lạnh lẽo không phải ở Bắc cực mà là trong trái tim của những con người vô cảm. Vô cảm là một trong những nguyên nhân đẩy những người trầm cảm đến cái chết nhanh hơn.
Trường học là nơi nhiều áp lực
Xã hội hiện đại, con người đang phải đối diện với dòng chảy mưu sinh, tác động của công nghệ đẩy chúng ta cách xa nhau hơn, khó bộc lộ, chia sẻ với cộng đồng, thậm chí ngay cả với những người thân bên cạnh. Điều này, theo bà, tác động lên người trẻ như thế nào?
Xã hội ngày càng hiện đại, người trẻ càng ngập tràn trong một bể thông tin. Trong đó, có những thông tin vô tình tạo ra áp lực cho họ, chưa kể đến nạn bạo lực ngày càng gia tăng.
Ở xã hội sống nhanh và gấp như thế này, sự cạnh tranh, bất mãn, đều tạo thành những áp lực không tên. Chưa kể, mạng xã hội và tâm lý “sống ảo” lúc này càng đẩy những người trẻ cách xa nhau hơn, cách xa với thế giới thật hơn.
Tình trạng thất nghiệp ngày nay không ít, công việc không có, áp lực từ gia đình ập đến, mọi thứ đều có thể đánh quỵ tâm lý của một con người, khiến họ chẳng thể đứng vững được nữa. Ngay cả khi đã có cho mình một công việc, mọi áp lực, khó khăn vẫn chưa dừng lại.
Rất nhiều trường học các bạn trẻ tự vẫn đang ở độ tuổi đi học – độ tuổi mà chúng ta vẫn hay nói “chỉ mỗi ăn và học”?
Trường học là một trong những nơi nhiều áp lực với người trẻ (Ảnh minh họa)
Với những bạn trẻ còn đang đi học, phải nói trường lớp là một trong những nơi khiến họ gặp áp lực nhất. Bị bắt nạt, nỗi ám ảnh về điểm số, niềm khao khát xây dựng hình ảnh của bản thân, học tập theo mong muốn của cha mẹ, áp lực thi cử… tất cả đều là nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ rơi vào trạng thái bức bối, lo lắng và tuyệt vọng.
Mới đây, nhiều người hoang mang trước thông tin hai nam sinh tại TPHCM tự sát vì trầm cảm, trước đó nhiều trường hợp học trò tự vẫn. Đây là lời cảnh báo đến các phụ huynh và cả giáo viên hãy quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Đôi khi chỉ cần chúng ta lắng nghe, một cái nắm nay hay chúng ta cho nhau thêm một cơ hội…
Hãy tập yêu thương chính mình
Bà có thể gợi ý một số phương pháp giúp người bệnh trầm cảm giảm bớt lo lắng, chán nản trong cuộc sống để sống tích cực hơn?
Đối với người trầm cảm, chúng ta phải điều trị đồng thời cả ba: Tâm lý, thể lý và xã hội. Người trầm cảm cần cả nội lực và ngoại lực để vượt qua căn bệnh của họ.
Tôi gặp nhiều người, đã tự viết ra cho mình kế hoạch mỗi ngày để vượt qua căn bệnh trầm cảm.
Họ động viên mình mỗi buổi sáng, sử dụng biện pháp tự kỷ ám thị, giúp người trầm cảm khơi gợi ra cái họ đang có, giúp họ tự tin, họ mới là người cứu được họ. Có người tìm đến âm nhạc, Yoga, thiền… để tìm sự bình an, mạnh mẽ từ bên trong.
Trầm cảm đôi khi không hẳn là một điều gì tồi tệ, mà nó là một người thầy đến để dạy mình, và mỗi một biến cố đến trong cuộc đời mình là cơ hội để mình học được một cái gì đấy.
Chúng ta cũng có thể đọc sách hoặc tập một môn thể thao để giúp cho cuộc sống tràn đầy năng lượng hơn. Và hãy đến với những người tích cực, những người có thể cho mình động lực, niềm vui trong cuộc sống.
TS có lời khuyên nào với mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ để ngăn ngừa bệnh trầm cảm?
Trầm cảm là hồi chuông cảnh báo tất cả chúng ta về mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này. Nếu những mối quan hệ xã hội xung quanh có sự đoàn kết, sự trợ giúp thì những vấn đề trầm cảm sẽ được giải quyết sớm và có thể không gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Hãy tập yêu thương bản thân mình, hít thở sâu mỗi ngày, tập luyện thể thao, học cách biết ơn và hãy làm những điều bạn thích mỗi ngày.
Có ba cấp độ của hạnh phúc, cấp độ một là sự hài lòng, cấp độ hai là sự bình yên bên trong và cấp độ ba là cho đi vô điều kiện, giúp đỡ người khác là cấp độ cao nhất của hạnh phúc.
Hãy cho đi và sống tích cực bạn sẽ thấy cuộc sống này còn rất nhiều điều tươi đẹp, ý nghĩa.
Trân trọng cảm ơn bà về những trao đổi!
Thu Hiền
Theo Dân trí
Liên tục bị chê bai "flop dập mặt", Katy Perry áp lực đến nỗi mắc bệnh trầm cảm?
Chia sẻ mới đây của nàng "tắc kè hoa" Katy Perry khiến người hâm mộ không khỏi đau lòng.
Những năm gần đây, Katy Perry bỗng dưng trở thành cái tên tiêu biểu cho định nghĩa "flop dập mặt" khi các sản phẩm âm nhạc của cô liên tục bị đánh giá thấp và có thành tích hẩm hiu trên các bảng xếp hạng. Không chỉ vậy, vận xui liên tục đeo bám nữ ca sĩ 35 tuổi, nào nghi án đạo nhạc với ca khúc Dark Horse đình đám, nào việc tự tiện sử dụng hình ảnh có đăng kí bản quyền từ các tay săn ảnh. Đáng buồn hơn, đĩa đơn gần đây nhất của Katy Perry - Harleys In Hawaii thậm chí còn bị tạp chí Forbes danh tiếng xếp vào 1 trong 10 thảm họa âm nhạc của năm. Có thể nói, áp lực liên tục đổ dồn về phía Katy Perry chỉ trong một thời gian ngắn ngủi bởi hào quang quá lớn của thành công trong quá khứ.
Màn comeback với đĩa đơn Harleys in Hawaii của giọng ca sinh năm 1984 chứng kiến màn leo chart thảm hại nhất trong sự nghiệp khi thậm chí không thể lọt nổi vào Billboard Hot 100. Tuy đã được dự đoán sẽ không thể "ăn nên làm ra" ngay từ khi phát hành do hiệu ứng không mấy khá khẩm từ những đĩa đơn trước như Never Really Over, Small Talk, nhưng việc Harleys in Hawaii chỉ dừng chân ở vị trí thứ... 110 tại Billboard khi ấy và không cách nào lọt nổi vào top 100 vẫn khiến các fan của nàng "tắc kè hoa" vô cùng ngạc nhiên.
Mới đây, khi có dịp xuất hiện làm gương mặt trang bìa cho ấn phẩm tháng 1/2020 của tạp chí Vogue khu vực Ấn Độ, Katy Perry đã có những chia sẻ chân thành về giai đoạn khó khăn khiến cô như muốn sụp đổ trước tình trạng sự nghiệp sụt dốc nghiêm trọng và cách mà cô vượt qua được chúng để tiếp tục tỏa sáng ở thời điểm hiện tại.
Katy Perry đẹp tựa nữ thần trên Vogue Ấn Độ ấn phẩm mở màn đầu năm 2020.
Cô cho biết, "Tôi đã bị trầm cảm, nặng đến mức tôi thậm chí còn không muốn rời khỏi giường vào thời điểm ấy. Trong quá khứ, tôi xuống dốc tâm trạng và có thể tự mình vượt qua được. Nhưng lần này lại quá khác, biến cố liên tục xảy ra hết điều này đến điều khác như thúc ép tôi rơi xuống đáy vực. Tôi buộc phải đi điều trị tâm lí."
Không khó để đoán ra, nguyên nhân khiến Katy Perry rơi vào khủng hoảng tâm lí và luôn suy nghĩ tiêu cực như trên là bởi áp lực của sự thành công cũng như những ý kiến chê bai quá thậm tệ của cư dân mạng. Dựa theo những điều Katy tỏ bày, thời điểm cô bị trầm cảm rơi vào khoảng năm 2017 và 2018, sau khi ra mắt Witness - album phòng thu thứ 5 trong sự nghiệp của mình.
Hẳn chúng ta còn nhớ, vào thời điểm lên kệ, Witness liên tục bị so sánh với hai siêu phẩm đã làm nên tên tuổi của Katy Perry, tức Teenage Dream và Prism. Công bằng mà nói, Witness không tệ hại như cách mà truyền thông và cư dân mạng liên tục vùi dập bêu rếu, nhưng nếu đặt vào vị thế và độ nổi tiếng của Katy Perry vào thời điểm ấy, quả thực Witness không đủ hấp dẫn để thỏa mãn sự kì vọng của rất nhiều người.
Witness được đánh giá là bước thụt lùi cả về trong âm nhạc lẫn phong cách đã tạo nên thương hiệu của cô nàng "tắc kè hoa" này.
Giọng ca Harleys In Hawaii cũng tiết lộ thêm rằng, cô đã phải cố gắng rất nhiều để đảm bảo tour diễn Witness: The Tour được diễn ra tốt đẹp và chạy theo đúng lịch trình. Một trong những nguyên nhân chính khiến Katy Perry có thể gắng gượng vượt qua thời điểm khó khăn ấy không ai khác ngoài vị hôn phu yêu dấu của cô - nam tài tử Orlando Bloom. Thậm chí Katy nghĩ rằng, nếu không có anh chàng luôn kề bên săn sóc, cô chắc hẳn sẽ không thể nào tự tin quay trở lại đường đua âm nhạc vào năm 2019 vừa qua.
Chia sẻ về một nửa của đời mình, Katy Perry tự hào cho biết, "Thật may mắn khi tôi có một người bạn đồng hành tuyệt vời, một người giúp tôi có thể cân bằng cuộc sống trở lại - chính là Orlando. Anh ấy tựa như bến bờ neo đậu giúp tôi tìm lại yên bình sau bao giông tố vừa qua vậy. Có lẽ anh ấy chưa hẳn đã là người hâm mộ tuyệt vời nhất của cô nàng ca sĩ Katy Perry, nhưng tôi dám chắc rằng, anh ấy là người hâm mộ tuyệt với nhất của Katheryn Hudson (Katheryn Hudson là tên thật của Katy Perry)."
Orlando Bloom chính là người giúp Katy Perry thoát khỏi vũng lầy tuyệt vọng trước áp lực của sự thành công.
Sau khi giãi bày về giai đoạn khó khăn trong quá khứ, Katy Perry cũng không quên nhấn mạnh, cô ở thời điểm hiện tại đã rất ổn định. Dĩ nhiên, nhiệt huyết của Katy dành cho âm nhạc vẫn chưa bao giờ bị hao mòn. Album sắp được ra mắt cũng được cô nàng tiết lộ sẽ đẩy nhanh tiến độ và lên kệ sớm hơn dự kiến nhằm chiều lòng người hâm mộ. Đây quả là một tin vô cùng tốt đẹp với các fan của Katy Perry cũng như làng nhạc thế giới. Mong rằng những dự án âm nhạc tiếp theo của Katy Perry sẽ sớm giúp cô nàng khôi phục phong độ ở thời kì hoàng kim.
Theo Tin Nhạc
Những ai không nên đi viếng đám ma? Người Việt Nam coi "nghĩa tử là nghĩa tận" nên trong nhiều trường hợp, người có sức đề kháng yếu vẫn phải đi viếng đám ma. Theo quan niệm dân gian, người có bệnh, ốm yếu, trẻ em, phụ nữ mang bầu... tốt nhất là kiêng không nên đến đám tang. Tuy nhiên, theo BSCK II Nguyễn Xuân Hương - nguyên phụ trách...