Chuyên gia cảnh báo về sự kiện ‘ngày tận thế’ lần thứ 6 của Trái đất
Các nhà khoa học tuyên bố rằng Trái đất sắp xảy ra sự kiện ‘ tuyệt chủng hàng loạt’ lần thứ 6.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh hành tinh của chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và mực nước biển dâng cao.
Tiểu hành tinh khổng lồ đã xóa sổ loài khủng long. Ảnh: Getty
Tính đến nay, Trái đất đã xảy ra năm sự kiện tuyệt chủng hàng loạt, trong đó nổi tiếng nhất là sự kiện tiểu hành tinh khổng lồ quét sạch loài khủng long cách đây 66 triệu năm. Sau sự kiện này, 76% số loài trên thế giới đã bị xóa sổ.
Trái đất sau đó cũng đã phải trải qua bốn sự kiện tương tự, hai trong số đó có mức độ hủy diệt thậm chí còn cao hơn.
Hiện tại, một số nhà khoa học tin rằng Trái đất sẽ phải trải qua sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6, lần này sẽ là dưới dạng các thảm họa tự nhiên quy mô lớn như núi lửa phun trào và lũ lụt. Không giống như các lần trước, thảm họa lần này không đến từ thiên thạch mà là do chính sự suy thoái môi trường bởi biến đổi khí hậu gây ra. Mức độ thiệt hại được đánh giá là tương đương nhau.
Ngoài ra, những nhà khoa học cũng cảnh báo về các mối đe dọa ngày càng tăng như khủng hoảng đa dạng sinh học, các loài xâm lấn xóa sổ thực vật hoặc động vật bản địa, làn sóng dịch bệnh,… Tất cả đều là những tác động trực tiếp do sự nóng lên toàn cầu.
Theo một nghiên cứu từ năm 2020, các hoạt động của con người như khai thác gỗ và săn trộm đã đẩy 500 loài động vật có vú, chim, bò sát và lưỡng cư đến bờ vực tuyệt chủng.
Mực nước biển đang dâng cao. Ảnh: Getty
Chia sẻ với MailOnline, Giáo sư Paul Erhlich của Đại học Stanford bày tỏ lo ngại của mình. Ông nói: “Hiện nay có rất nhiều báo cáo, nghiên cứu khoa học cho rằng các sinh vật trên Trái đất đang đứng trước cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu. Đây sẽ là vấn đề mà nền văn minh của chúng ta phải đối mặt. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm toàn cầu và các cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới. Dân số gia tăng nhanh chóng, bất bình đẳng giới tính, bất bình đẳng về chủng tộc và kinh tế… Tất cả đều là yếu tố gây nên cuộc đại tuyệt chủng”.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng với tốc độ hiện tại, hầu hết các loài động vật hiện được coi là có nguy cơ tuyệt chủng hoặc dễ bị tổn thương chắc chắn sẽ tuyệt chủng trong thế kỷ tới. Hơn nữa, tốc độ tuyệt chủng của các loài hiện đang nhanh hơn nhiều so với thời kỳ khủng long, chỉ trong khoảng 240 đến 540 năm nữa mà thôi.
Trên thực tế, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) cho biết rằng có thể sự kiện thậm chí sẽ diễn ra nhanh hơn, khiến hàng triệu loài động thực vật biến mất.
Tiểu hành tinh có sức công phá gấp 30 lần bom Sa Hoàng hướng về Trái Đất
Một tiểu hành tinh to bằng tháp Eiffel và có sức công phá gấp 30 lần quả bom hạt nhân lớn nhất từng phát nổ đang hướng về Trái Đất.
Tiểu hành tinh Apophis được dự báo sẽ đi ngang qua Trái Đất vào tháng 4.2029. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tin vui là tiểu hành tinh này sẽ không va chạm với Trái Đất. Theo South China Morning Post, các nhà khoa học Nga dự đoán tiểu hành tinh Apophis sẽ đi ngang qua Trái Đất vào tháng 4.2029.
Bộ Các trường hợp khẩn cấp của Nga dự báo Apophis sẽ cách hành tinh của chúng ta 39.000 km tính từ bề mặt Trái Đất, gần với khoảng cách mà các vệ tinh truyền hình đang hoạt động. Đây sẽ là khoảng cách gần nhất một tiểu hành tinh lớn như vậy từng đến gần Trái Đất.
Dự đoán này tương tự các tính toán của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Tháng 3.2021, NASA kết luận Apophis sẽ không va vào Trái Đất năm 2068 và ước tính tiểu hành tinh này sẽ đi ngang qua Trái Đất với khoảng cách 32.000 km trong 7 năm tới.
Với đường kính khoảng 340 m, tiểu hành tinh Apophis - được đặt theo tên vị thần hỗn mang của Ai Cập cổ đại - được NASA gọi là "một trong những tiểu hành tinh nguy hiểm nhất có thể tác động đến Trái Đất" sau khi các nhà thiên văn học tại một đài quan sát của Mỹ phát hiện ra sự tồn tại của nó năm 2004.
NASA đang chuẩn bị để phòng thủ địa cầu chống tiểu hành tinh lao đến?
NASA đã đưa tiểu hành tinh ra khỏi danh sách rủi ro va chạm sau dự đoán hồi tháng 3.2021 và cho biết việc Apophis đến gần như vậy sẽ là cơ hội đặc biệt để các nhà thiên văn học quan sát cận cảnh các "vết tích của hệ mặt trời".
Các nhà nghiên cứu Nga ước tính rằng nếu tiểu hành tinh này va vào Trái đất, nó sẽ giải phóng năng lượng tương đương 1.717 megaton, gấp 30 lần bom Sa hoàng của Liên Xô được thử nghiệm vào năm 1961. Đây là quả bom hạt nhân lớn nhất từng được phát nổ.
Tác động này sẽ gây ra một trận động đất 6,5 độ richter trong bán kính 10km tại điểm va chạm với tốc độ gió ít nhất 790 mét/giây, theo Sputnik. Chỉ cần một cơn lốc xoáy có tốc độ gió khoảng 90 mét/giây đã có thể thổi bay những ngôi nhà chắc chắn.
10 thảm họa thiên nhiên gây tổn thất nặng nề nhất trên thế giới năm 2021 Trái Đất ngày càng nóng lên khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Nhận định trên của giới khoa học một lần nữa được chứng minh qua thống kê của tổ chức phi lợi nhuận Christian Aid về các tổn thất mà 10 thảm họa thiên nhiên lớn nhất năm 2021 gây ra. Theo...