Chuyên gia cảnh báo về “chất nhờn ma quái” slime bán tràn lan trên mạng xã hội
Hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện một loại đồ chơi dưới hình dạng chất nhờn có tên gọi slime, được nhiều người tìm mua. Thậm chí nhiều hội nhóm, diễn đàn về chất này cũng tạo được sự quan tâm của nhiều người.
Theo tìm hiểu, slime, hay còn gọi là xà lam hoặc “ chất nhờn ma quái” là một loại chất dẻo tạo hình đặc biệt, có thể biến đổi thành nhiều hình thù khác nhau, giúp kích thích giác quan của trẻ em nên được bày bán rất nhiều ở các cổng trường học.
Không chỉ hấp dẫn học sinh, slime còn thu hút sự quan tâm của nhiều người lớn tuổi. Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều hội nhóm, diễn đàn về loại đồ chơi này. Bên cạnh đó nhiều tài khoản facebook rao bán slime với cả dao động từ 25.000-50.000 đồng/ hộp.
Các hội nhóm, diễn đàn về chất slime thu hút sự tham gia của nhiều thành viên.
Bên cạnh đó, nguyên liệu để chế tạo slime cũng trở thành một trong những mặt hàng được nhiều người tìm mua.
Chị Nguyễn Xuân Yến (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết :”Tôi có xem các video ở nước ngoài người ta chế tạo slime và chơi với nó rất hay nên tìm mua thử. Ai ngờ trong lúc tìm mua, tôi thấy nhiều người bán nguyên liệu làm ra nó nên thử mua về để chế tạo. Cảm giác tự tay mình tạo ra nó rất thú vị !”
Trong vai một người cần tìm mua nguyên liệu làm slime, PV tiếp cận với một người bán hàng qua mạng xã hội tên Hứa Trân. Theo người này quảng cáo, một bộ dụng cụ đầy đủ để làm slime bao gồm hũ đựng, kẹo sữa là nguyên liệu chính là slime, lotion để giúp slime mềm hơn, mút xốp cầu vồng để trang trí, hương liệu tạo hương thơm, borax làm đông.
Video đang HOT
Nguyên liệu chế tạo slime được rao bán trên mạng xã hội.
Ngoài ra còn kèm theo nhiều loại nguyên liệu khác như tuyết siêu mịn, baby oil, kim tuyến giấy, keo trong, hay thậm chí là… kem cạo râu. Những loại nguyên liệu trên được bán với giá chỉ từ 2.000 đồng trở lên, tùy loại.
Đáng chú ý là những loại nguyên liệu này đều được đựng trong những chai, lọ không có nhãn mác, chỉ có những tờ giấy dán lên và được viết bằng tay các thông tin như: Trái cây, đào, dưa lưới,…
Nguyên liệu chế tạo slime được đựng trong các lọ không có bào bì, nhãn mác.
Trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều đoạn video hướng dẫn cách chế tạo slime. Qua đó, không thể phủ nhận sức hút kỳ lạ của slime hiện nay, tuy nhiên ít ai biết rằng loại chất này vẫn còn tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trao đổi với PV báo Lao Động về vấn đề này, PGS. TS Bùi Thị An (Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội) cho biết về cơ bản, slime là một loại chất nhựa, mà các chất nhựa thì luôn có phụ gia. Phụ gia luôn có hai mặt, mặt tốt là để đảm bảo tính năng cho sản phẩm, còn mặt xấu thì có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
“Đối với slime, bên trong nó có loại phụ gia gì thì chúng ta chưa thể trả lời vì chưa có nghiên cứu chính thức, tuy nhiên trẻ em thường cho đồ chơi vào miệng để ngậm, hoặc tiếp túc bằng tay rồi mút tay khiến các loại chất phụ gia này xâm nhập vào cơ thể và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Việc sản xuất các loại đồ chơi sẽ có kiểm soát phụ gia trong giới hạn cho phép, tuy nhiên nhiều đơn vị sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn trên khiến các loại đồ chơi này không đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.” – PGS.TS Bùi Thị An cho biết.
PGS.TS Bùi Thị An – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
PGS.TS Bùi Thị An cũng đưa ra lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh khi chọn đồ chơi cho con em mình thì nên lựa chọn những loại có thương hiệu, đảm bảo tiêu chuẩn. Bên cạnh đó cần phải tìm hiểu loại đồ chơi của con em mình là gì để có sự hướng dẫn chơi sao cho hiệu quả, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Vừa qua, tỉnh Tiền Giang ghi nhận trường hợp 19 em học sinh của Trường THCS Bình Tây (huyện Gò Công Tây) bị ngộ độc nghi do chơi slime. Theo đó, các em này đã mua slime trước cổng trường để chơi. Sau khi tiếp xúc với loại đồ chơi, các em có cảm giác bị ngứa kèm theo nóng, ho, khó thở, buồn nôn… Trong đó có 19 em phải chuyển đến điều trị tại bệnh viện.
Cách đây không lâu, một phụ huynh ở Tây Ninh cũng chia sẻ chuyện con chơi slime đã bị sưng và lở loét 10 ngón tay. Sau đó vị này phải đưa con đi khám bác sĩ và được chẩn đoán bị viêm da mủ.
Đông Pha
Theo Lao động
Lợi bất cập hại khi lạm dụng thức uống năng lượng
Uống 2 lon nước năng lượng một ngày có thể bị chóng mặt, co giật, đột quỵ, tạo áp lực lên động mạch và tăng lượng đường trong máu.
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, thức uống bổ sung năng lượng thường là dạng hỗn hợp đóng chai hoặc lon giúp người dùng tỉnh táo, tập trung, tăng cường sức mạnh thể chất và sức chịu đựng. Người chơi thể thao thường xuyên sử dụng loại thức uống bổ sung năng lượng này.
Các thức uống năng lượng hầu hết có chứa ít nhất một vài thành phần giống nhau như caffeine, glucose (đường), vitamin, acid amin, khoáng chất, thảo mộc, carnitine, ephedrine. Ngoài ra còn có một số các hóa chất và phụ gia khác.
"Một lon thức uống năng lượng dung tích 300 ml bổ sung nhiều khoáng chất tốt và không gây tác hại đáng kể. Tuy nhiên, uống nhiều hơn 2 lon một ngày sẽ tạo áp lực lên động mạch, lượng đường trong máu tăng cao gây chóng mặt, bồn chồn, co giật và đột quỵ", dược sĩ Phụng nhấn mạnh.
Lạm dụng thức uống năng lượng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch. Ảnh: DE
Học sinh, sinh viên học tập căng thẳng, người làm việc trí óc mệt mỏi, vận động viên muốn tăng năng lượng, tài xế lái xe đêm... có xu hướng lạm dụng loại thức uống này thay cho nước lọc.
Dược sĩ Phụng cho biết, caffeine là chất gây hưng phấn và chống lại cơn buồn ngủ. Sử dụng liều thấp được coi là an toàn, nhưng liều lượng cao có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng về huyết áp và tim mạch. Cơ thể con người cần glucose và các loại carbohydrate khác để tạo năng lượng. Bổ sung lượng đường dư thừa sẽ gây cảm giác bồn chồn, tăng cân, nguy cơ đái tháo đường cao.
Bên cạnh đó, ephedrine - thành phần chính trong một số loại thức uống năng lượng có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp và lượng đường trong máu. Creatine là chất được bổ sung vào thức uống năng lượng để khuếch đại hiệu suất của việc tập thể dục, làm tăng khối lượng cơ nhưng nguy cơ gây hại cho thai phụ.
Nhiều người nhập viện với các triệu chứng liên quan đến việc lạm dụng thức uống này. Ví dụ như căng thẳng, bồn chồn, đau nhói tim, đau đầu, tim đập nhanh, đánh trống ngực, chóng mặt, mờ mắt, mệt mỏi, không ngủ được... Một số trường hợp cấp cứu do thức uống năng lượng có pha cồn.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
19 học sinh có biểu hiện bất thường khi tiếp xúc với chất dẻo tạo hình Sau khi tiếp xúc với loại đồ chơi, 19 em học sinh có cảm giác bị ngứa kèm theo nóng, ho, khó thở, buồn nôn... và phải chuyển đến viện điều trị. Liên quan đến vụ 19 em học sinh của Trường THCS Bình Tân, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang phải nhập viện nghi bị dị ứng hóa chất từ đồ...