Chuyên gia cảnh báo mối nguy hiểm khi chườm nóng chữa đau khớp
Người mắc bệnh đau xương khớp thường gia tăng cơn đau vào mùa đông và nhiều người áp dụng cách chườm nóng, bôi thuốc.
Tuy nhiên, bác sỹ cảnh báo, với những người đang viêm khớp, tràn dịch… thì việc chườm nóng sẽ càng gây viêm nặng hơn. Hoặc một số người tiêm dẫn đến nhiễm khuẩn phải tháo khớp.
Thông tin về bệnh cơ xương khớp, bên lề Hội thảo bước tiến mới trong điều trị thoái hóa khớp do BV Đa khoa Phương Đông tổ chức ngày 14-1, PGS-TS. bác sỹ Nguyễn Mai Hồng, nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, BV Bạch Mai cho biết: Bệnh xương khớp là một trong những bệnh lý không những gặp ở người có tuổi mà hiện nhiều người trẻ cũng mắc.
Với bệnh lý cơ xương khớp, thoái hóa khớp là hay gặp nhất. Đặc biệt trong mùa lạnh, bệnh lý cơ xương khớp thường đau tăng do thời tiết, bệnh nhân ít vận động, thời tiết lạnh hiện tượng co cơ, dịch khớp đặc quánh lại. Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế vận động gây đau khớp.
“Thoái hóa khớp trước đây thường cho là bệnh lý của người có tuổi, nhưng gần đây người trẻ mắc nhiều. Có thể do tư thế tĩnh tại ngồi một chỗ kéo dài khiến dịch khớp không lưu thông, dây chằng xung quanh cứng lại. Cộng với đó, chế độ dinh dưỡng nhiều người ăn kiêng- nhất là bạn nữ trẻ ăn kiêng giữ dáng cũng là một trong những yếu tố làm giảm bổ sung thành phần trong ổ khớp, dẫn tới thoái hóa khớp sớm”-TS. Nguyễn Mai Hồng nói.
Theo TS. Nguyễn Mai Hồng, trong bệnh lý cơ xương khớp, một số bệnh lý có thể gặp là thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, đau cột sống thắt lưng… thoái hóa khớp hay gặp nhất. “Thoái hóa khớp nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm sẽ dẫn tới tổn thương khớp nặng hơn, sụn khớp ngày càng mỏng đi, dính khớp khiến bệnh nhân không đi lại được, tàn phế”.
Video đang HOT
Bệnh thoái hóa khớp không có dấu hiệu toàn thân gì đặc biệt. Bệnh nhân không sốt, không gầy sút, cơn đau thường âm ỉ… Mọi người chỉ căn cứ vào một số dấu hiệu báo trước thoái hóa khớp để đi khám, theo dõi, điều trị kịp thời. Một số dấu hiệu sớm của thoái hóa khớp như: biểu hiện đau, đau tăng khi vận động. Ngoài ra, bệnh nhân có dấu hiệu cứng khớp (15-30 phút), lục khục khớp. Tiếng lục khục khớp có là do lượng chất nhờn trong khớp giảm đi, sụn khớp mỏng, các đầu xương cọ vào nhau gây nên tiếng kêu-đây là dấu hiệu sớm.
Điều đáng báo động hiện nay là mọi người thường gặp phải sai lầm trong điều trị thoái hóa khớp như tự ý mua thuốc uống hoặc nghe theo những phương pháp truyền miệng không phù hợp.
TS. Nguyễn Mai Hồng cảnh báo, sai lầm của người bệnh thoái hóa khớp là thường tự đi mua thuốc uống. Trong một số thuốc Bắc, thuốc Nam có chứa corticoid, chính thành phần này có thể giảm đau thời điểm đó tốt nhưng tác dụng phụ của thuốc rất nguy hiểm như gây tăng huyết áp, loãng xương, đái tháo đường, phù toàn thân… do tác dụng phụ của corticoid. Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị khớp lại tái lại đau kèm các tác dụng phụ do sử dụng corticoid kéo dài.
Hoặc “có những bệnh nhân lại đi tiêm khớp ở những cơ sở không chuyên khoa dẫn tới nhiễm khuẩn khớp. Không ít trường hợp nhiễm khuẩn khớp gây nhiễm trùng toàn thân, thậm chí tháo khớp”, vị chuyên gia cơ xương khớp này cảnh báo.
PGS-TS. bác sỹ Nguyễn Mai Hồng, nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, BV Bạch Mai khuyến cáo: Sai lầm của người bệnh thoái hóa khớp là thường tự đi mua thuốc uống (ảnh P.C)
Ngoài ra, hiện nay mọi người hay mách nhau áp dụng phương pháp chườm nóng chữa viêm khớp, tuy nhiên theo bác sỹ Nguyễn Mai Hồng, với những bệnh nhân thoái hóa khớp chườm nóng có thể có chỉ định được nhưng với trường hợp có viêm khớp hoặc bệnh lý viêm khớp dạng thấp, gout… thì không được chườm nóng vì càng kích thích tăng sinh các mạch máu gây viêm nặng. Việc bôi những thuốc làm nóng tại khớp cũng kích thích viêm. “Khi bệnh nhân đang có viêm khớp, tràn dịch, nóng đỏ khới thì chống chỉ định với chườm nóng, hoặc bôi thuốc điều trị làm nóng tại khớp”.
Bên cạnh đó, nhiều người trong giai đoạn viêm khớp có đau khớp nhiều hoặc tràn dịch khớp lại tập đi bộ gây tải trọng lên khớp dẫn tới tình trạng nặng hơn. Thực tế, với thoái hóa khớp tập phải làm sao làm giảm tải lên bề mặt của khớp như các bài tập tốt là đạp xe, bơi để giãn cơ tránh hiện tượng đau do co thắt dây chằng quanh khớp.
“Những người béo tải trọng lớn đi bộ nhiều càng làm mòn sụn khớp đi gây thoái hóa khớp sớm. Chính vì vậy khi điều trị thoái hóa khớp ở những người béo, giảm cân là chỉ định đầu tiên để điều trị”, TS. Mai Hồng nói.
Đối với thoái hóa khớp, trước đây chưa có nhiều biện pháp điều trị dứt điểm cho tình trạng đau, viêm và thường sử dụng thuốc chống viêm, thuốc uống hoặc tiêm tại chỗ. Tuy nhiên, thuốc chống viêm chỉ giải quyết những triệu chứng đau ở thời điểm đó mà không điều trị tận gốc thoái hóa khớp. Gần đây có một số liệu pháp mới để điều trị thoái hóa khớp như liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu…
Để phòng thoái hóa khớp, TS. Mai Hồng đưa ra lời khuyên, mọi người nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng phải hợp lý như ăn đủ canxi; tập những bài tập phù hợp với bệnh nhân để làm chắc những cơ quanh khớp, tránh những quá tải lên khớp, tránh động tác mạnh thay đổi đột ngột làm chấn thương khớp.
Ít vận động làm gia tăng đau vai gáy ở người trẻ
Qua ghi nhận cho thấy hiện gia tăng bệnh nhân trẻ đến điều trị các bệnh lý đau vai gáy. Nguyên nhân được cho là xu hướng công việc hiện nay ít vận động, ngồi nhiều giờ.
Hiện gia tăng bệnh nhân trẻ đến điều trị các bệnh lý đau vai gáy do thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Nguyên nhân được cho là xu hướng công việc hiện nay ít vận động, ngồi nhiều giờ. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Mới đây, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) triển khai kỹ thuật tiêm ozone với các bệnh nhân bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm cột sống, đau vai gáy do thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đau lưng cấp và mạn tính. Đặc biệt, qua ghi nhận cho thấy hiện gia tăng bệnh nhân trẻ đến điều trị các bệnh lý nêu trên. Nguyên nhân được cho là xu hướng công việc hiện nay ít vận động, ngồi nhiều giờ.
Kết quả điều trị ban đầu cho thấy, 60 - 70% bệnh nhân đáp ứng, giảm đau sau mũi tiêm đầu; 80% bệnh nhân đáp ứng, giảm đau sau 2 mũi tiêm. Nhiều bệnh nhân trẻ, khi đĩa đệm mới thoát vị ở giai đoạn nhẹ, còn nhiều chất bôi trơn, tiêm ozone sẽ giúp co hồi một phần đĩa đệm cộng thêm chống viêm, từ đó giảm chèn ép lên dây thần kinh, giảm đau.
Tiêm ozone là phương pháp bổ trợ, bệnh nhân cần thực hiện 2 - 3 mũi tiêm nhưng là phương pháp an toàn, thay cho tiêm corticoid truyền thống (corticoid có thể hết đau nhanh chóng nhưng nguy cơ gây biến chứng cao).
Chỉ định của tiêm ozone chủ yếu cho bệnh nhân trẻ bị thoái hóa, đau xương khớp ở giai đoạn 2 (giai đoạn đầu dùng thuốc, giai đoạn 3 phải phẫu thuật), được tiêm ozone tiệt trùng qua da với liều phù hợp do bác sĩ chỉ định. Hầu hết bệnh nhân giảm 80% mức độ đau, sau một tuần kể từ khi tiêm, ngay cả với bệnh nhân đau nặng.
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn chiều 25.12 tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập. Khởi đầu là cơ sở có 50 giường bệnh, hiện Xanh Pôn là bệnh viện đa khoa đầu ngành của thủ đô với hơn 1.000 giường bệnh thực kê, ứng dụng nhiều kỹ thuật khó, kỹ thuật cao trong các chuyên khoa; phẫu thuật nhi điều trị bệnh phức tạp, bệnh bẩm sinh đường tiêu hóa, tiết niệu; phẫu thuật thần kinh (dị tật hẹp hộp sọ, não úng thủy, dị tật vẹo cột sống)...
Ăn cao ngựa có tác dụng gì và cách sử dụng cho trẻ em và người lớn Cao xương ngựa có tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân xương cơ. Ngoài ra còn có tác dụng điều trị đặc trưng với 1 số bệnh lý cụ thể như viêm khớp, bệnh cột sống thắt lưng, bệnh hen phế quản, bổ dưỡng cho trẻ còi xương, bệnh tiểu đường, yếu sinh lý. Cao ngựa được nấu từ xương ngựa kết...