Chuyên gia cảnh báo di chứng hậu Covid-19 ở trẻ em
Một số trẻ em có thể gặp vấn đề về khẩu vị sau khi mắc Covid-19 giống như người lớn, một nghiên cứu mới cho thấy.
Nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em vẫn có thể có các triệu chứng kéo dài sau khi mắc Covid-19 (Ảnh minh họa: Healthline).
RT dẫn nghiên cứu của các chuyên gia từ Đại học Đông Anglia và tổ chức từ thiện Giác quan thứ 5 chuyên giúp đỡ những người mắc chứng rối loạn vị giác và khứu giác cho biết một số trẻ có thể trở nên kén ăn sau khi mắc Covid-19. Đây là triệu chứng parosmia hay chứng rối loạn khứu giác, khiến người ta cảm thấy khó chịu với những món ăn mà trước đó họ từng rất thích, từ đó gây ra kén ăn.
Video đang HOT
Các nhà khoa học giải thích, bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi parosmia có thể ngửi thấy mùi bắp cải thối thay vì mùi chanh, hay mùi xăng thay vì mùi sôcôla. “Do vậy, một số trẻ em có thể sẽ cảm thấy không còn hứng thú với những món ăn mà chúng từng yêu thích”, các chuyên gia cho biết và nói thêm rằng những trường hợp này đang có xu hướng gia tăng.
Parosmia từng xuất hiện phổ biến ở nhiều người trưởng thành mắc Covid-19. Tuy nhiên, căn bệnh này đang ngày càng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, điều này cho thấy, nó cũng ảnh hưởng đến trẻ em, thậm chí một số trẻ không còn hứng thú với ăn uống.
Giáo sư chuyên nghiên cứu về khứu giác Carl Philpott cho biết, đây là lần đầu tiên ông gặp hiện tượng parosmia ở trẻ em. Rối loạn khứu giác có thể sẽ là vấn đề lớn hơn đối với trẻ đã gặp sẵn các vấn đề về ăn uống hay các yếu tố khác như tự kỷ.
Các tác giả của nghiên cứu cho biết, do parosmia hiếm khi xảy ra ở trẻ em, nên có thể không được phát hiện và quan tâm đúng mức.
Mất hoặc thay đổi vị giác, khứu giác là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh nhân Covid-19, nhưng trong hầu hết trường hợp, vị giác và khứu giác của họ sẽ trở lại bình thường sau vài tuần hoặc vài tháng, một số trường hợp đòi hỏi phải điều trị hoặc trở thành mãn tính.
Số ca mắc Covid-19 ở trẻ nhỏ đang có xu hướng tăng nhanh so với giai đoạn đầu của đại dịch, một phần là do trẻ em là đối tượng chưa được tiêm chủng vaccine Covid-19, một phần do sự xuất hiện của biến chủng Omicron dễ lây lan hơn.
Đến nay, các triệu chứng Covid-19 ghi nhận ở trẻ nhỏ được cho là ít nghiêm trọng. Một nghiên cứu mới đây ở Mỹ cho biết, Omicron có thể gây triệu chứng ho rít thành tiếng ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Lý giải về điều này, bác sĩ Buddy Creech, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ), cho biết không giống với các biến chủng trước kia của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, biến chủng Omicron được đánh giá là gây ảnh hưởng nhiều hơn đến đường hô hấp trên, thay vì ảnh hưởng sâu đến phổi ở đường hô hấp dưới. Theo các chuyên gia, đây là một dạng viêm dây thanh quản, khí quản và ống phế quản khá phổ biến và dễ điều trị.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo, trẻ vẫn có nguy cơ mắc Covid-19 thể nặng và gặp các triệu chứng kéo dài. Do vậy, họ khuyến cáo trẻ em cũng cần được đảm bảo các yếu tố phòng dịch và tiêm chủng khi đủ tiêu chuẩn để giảm nguy cơ bệnh nặng.
FAO huy động 138 triệu USD chống nạn đói ở vùng Sừng châu Phi
Ngày 17/1, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ước tính cần 15,65 tỷ shilling (khoảng 138 triệu USD) để hỗ trợ 1,5 triệu người dân các nước vùng Sừng châu Phi gặp khó khăn do hạn hán kéo dài.
Trẻ em uống sữa tại trại tị nạn Kebribeyah ở miền Đông Ethiopia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong kế hoạch ứng phó toàn diện với tình trạng hạn hán vùng Sừng châu Phi, FAO ước tính cần tổng cộng 138 triệu USD để giúp các cộng đồng sinh sống ở khu vực nông thôn đối phó với mối đe dọa mới. Cụ thể, số tiền cần có từ nay đến cuối tháng 2 tới là 130 triệu USD để hỗ trợ khẩn cấp cho các cộng đồng dễ bị tổn thương và phụ thuộc vào nông nghiệp lên tới 1,5 triệu người ở 3 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Ethiopia, Kenya và Somalia. Theo tổ chức này, các gia đình sinh sống phụ thuộc vào nông nghiệp cần hạt giống và các mặt hàng chủ lực khác để có thể duy trì năng lực sản xuất khi mùa gieo trồng chính bắt đầu vào tháng 3.
Phát biểu tại thủ đô Nairobi của Kenya, Giám đốc Văn phòng Các tình huống khẩn cấp và khả năng phục hồi của FAO, Rein Paulsen, cho biết việc hỗ trợ nông dân vào thời điểm này có vai trò và tác động rất lớn. Những hành động nhanh chóng và đúng lúc sẽ giúp mang lại nguồn vốn hỗ trợ, cung cấp nước, hạt giống, thức ăn chăn nuôi, chăm sóc thú y và tiền mặt cho các hộ nông dân đang gặp khó khăn, từ đó ngăn chặn nguy cơ xảy ra một nạn đói thảm khốc.
Vùng Sừng châu Phi là nơi sinh sống của khoảng 130 triệu người. Khu vực này thường xuyên hứng chịu các đợt hạn hán nghiêm trọng kéo dài, gây ra các cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng tại nhiều quốc gia, de dọa đời sống của hàng chục triệu người. LHQ liên tục triển khai các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại các khu vực trên thế giới, trong đó có vùng Sừng châu Phi.
Lật xe thảm khốc Philippines làm ít nhất 11 người tử vong Một vụ tai nạn lật xe thảm khốc vừa xảy ra ngày 13/1 tại khu vực miền Nam Philippines, cướp đi sinh mạng của ít nhất 11 người bao gồm cả trẻ em. Hiện trường vụ tai nạn lật xe tại Balingasag, trên đảo Mindanao, Philippines. Ảnh (do Sở cảnh sát Balingasag công bố ngày 13/1/2022): AFP/TTXVN Theo cảnh sát địa phương, ngày...