Chuyên gia cảnh báo: Chữa được bệnh dịch tả lợn châu Phi là bịa đặt
Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng ở nhiều địa phương, theo PGS.TS Phạm Ngọc Thạch – Bộ môn Nội – Chẩn – Dược – Độc chất, Khoa Thú y ( Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho rằng, cách tốt nhất hiện nay để phòng chống dịch bệnh là thực hiện các biện pháp an toàn sinh học.
Mọi quảng cáo trên mạng xã hội về thông tin có thể chữa được bệnh dịch tả lợn châu Phi là bịa đặt.
Cho đến thời điểm này, dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, ở hầu hết các vùng miền, theo ông, tại sao tốc độ lây lan của dịch bệnh lại nhanh như vậy?
- Về việc ứng phó với dịch tả lợn châu Phi ngay từ đầu ngành chức năng đã thực hiện rất nghiêm túc. Ngay khi xuất hiện dịch bên Trung Quốc, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NNPTNT xây dựng các kịch bản ứng phó; Bộ NNPTNT, các địa phương cũng liên tục ban hành các văn bản, công văn yêu cầu thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch.
Nhưng rất tiếc, dịch tả lợn châu Phi vẫn xâm nhập vào Việt Nam và chỉ sau một thời gian ngắn đã lây lan trên diện rộng. Điều này thực tế rất khó tránh khỏi trong bối cảnh nền chăn nuôi của Việt Nam vẫn quy mô nông hộ, nhỏ lẻ là chủ yếu.
Nguyên nhân là do người dân chăn nuôi nhỏ lẻ thường không có ý thức trong phòng chống dịch bệnh, nhiều trường hợp khi lợn ốm không chịu thông báo cho lực lượng chức năng mà cố tình bán chạy, lợn chết thì vứt ra ngoài môi trường, nguồn lây lan dịch bệnh là từ đó chứ đâu.
PGS.TS.Phạm Ngọc Thạch – Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi đi thực tế trên Bắc Giang và nhận thấy bệnh dịch tả lợn châu Phi đang khiến môi trường ô nhiễm trầm trọng do các hố xử lý, tiêu hủy lợn bệnh không đúng cách, lợn chết vẫn bị xả bừa bãi ra ngoài kênh mương. Nếu chính quyền địa phương, ngành chức năng không vào cuộc quyết liệt, mức độ lây lan của dịch bệnh sẽ còn khủng khiếp hơn bởi trong giai đoạn đầu của dịch, virus dịch tả lợn châu Phi có độc lực cao.
Video đang HOT
Đó là chưa kể, do tính chất của bệnh chưa có vaccine, chưa có thuốc điều trị nên chỉ cần vấn đề vệ sinh không đảm bảo là việc lây nhiễm rất nhanh. Khi có vacvine thì cộng với việc chăm sóc, phòng bệnh, tác động vaccine sẽ giúp cơ thể vật nuôi có miễn dịch nhưng không có vaccine thì bó tay. Việc truyền bệnh, ngoài yếu tố trung gian còn lây qua côn trùng nên càng khó khống chế và lây lan nhanh.
Trong khi đó, việc kiểm dịch vận chuyển lợn từ nơi này sang nơi khác chưa được chặt chẽ. Qua quan sát, tôi nhận thấy, thực sự ngành chức năng đã chỉ đạo rất sát sao, bên cạnh những địa phương thực hiện nghiêm túc việc phòng dịch thì vẫn có những nơi lơ là. Nhiều nơi nông dân than thở khi lợn bị bệnh, có báo cán bộ địa phương nhưng họ không đến kiểm tra nên người ta vứt ra ngoài môi trường.
Tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi tại Thái Bình.
Theo ông, giải pháp nào là tốt nhất trong lúc này để cơn bão dịch sớm đi qua?
- Nói một cách nghiêm túc sẽ không thể khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi trong ngày một ngày hai. Như bên Trung Quốc, họ cũng chỉ khống chế được bước đầu. Còn ở Việt Nam, đây là giai đoạn đầu của bệnh nên tốc độ lây lan sẽ rất nhanh, đến một điểm nào đó sẽ dừng lại. Vì vậy, giải pháp tốt nhất lúc này là làm tốt công tác vệ sinh thú y, kiểm dịch, tuyên truyền để người chăn nuôi nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh mà nâng cao ý thức phòng tránh.
Theo tôi, lúc này, người chăn nuôi không nên hoang mang, thực hiện đúng quy trình chuyên môn mà ngành chức năng khuyến cáo, tuyệt đối không giấu dịch, không được vận chuyển, bán chạy lợn.
Sau khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, trên mạng xã hội xuất hiện những thông tin có loại thuốc có thể khống chế được virus dịch tả lợn châu Phi. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
- Thực chất, đó chỉ là những loại thuốc sát trùng, loại thuốc sát trùng tốt nhất với dịch tả lợn châu Phi là phooc môn 1,5 -2% và có tính chất kiềm. Rất có thể các cơ sở này lợi dụng để quảng cáo, trục lợi khi người nông dân đang hoang mang.
Theo tôi, các cơ quan chuyên môn cần tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ những loại thuốc sát trùng có tính kiềm mới được đưa vào sử dụng trong phòng chống dịch để hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Theo Danviet
5 ổ dịch tả lợn Châu Phi bùng phát tại Đồng Nai chỉ trong 10 ngày
Sau gần 10 ngày có ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên, đến nay, Đồng Nai đã bùng phát 5 ổ dịch. Đồng Nai là tỉnh đầu tiên của phía Nam bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi.
Phun hóa chất cac phương tiện vận chuyển, ngăn ngừa dịch tả lợn Châu Phi lây lan rộng. Ảnh: PV
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, ổ dịch thứ 5 được phát hiện tại ấp Bình Ý, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu. Kết quả xét nghiệm trên các mẫu bệnh phẩm của lợn tại một hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở địa chỉ trên cho kết quả dương tính với virus dịch tả lợn Châu Phi (ASF).
Theo Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh, ngay sau khi phát hiện ổ dịch, huyện Vĩnh Cửu đã khoanh vùng dịch, tiêu hủy toàn bộ 63 con lợn tại trại chăn nuôi này đồng thời, tiến hành tiêu độc, khử trùng trang trại có lợn bị dịch và các vùng lân cận.
Chỉ sau gần 10 ngày, thủ phủ chăn nuôi lợn lớn nhất nước ta là tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 5 ổ dịch trên địa bàn của 3 huyện.
UBND huyện Vĩnh Cửu cho biết đã lập 7 chốt kiểm dịch động vật tạm thời, kiểm soát toàn bộ lợn ra, vào huyện. Song song với đó, huyện đang triển khai tiêu độc, khử trùng tại các chợ, cơ sở giết mổ với tần suất mỗi ngày 1 lần để ngăn ngừa sự lây lan của dịch tả lợn Châu Phi.
Tính đến nay, Đồng Nai đã xuất hiện 5 ổ dịch tại 5 xã gồm: Đồi 61, Bình Minh (huyện Trảng Bom); Phước Thiền, Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) và Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu); dịch bệnh đã khiến lực lượng chức năng phải tổ chức tiêu hủy trên 870 con lợn nhiễm bệnh tại các ổ dịch trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm này, 2 ổ dịch đầu tiên tại các xã thuộc huyện Trảng Bom và Nhơn Trạch, chưa phát hiện thêm ổ dịch mới.
Nguồn: Anova Feed
Ông Trần Văn Quang - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - thú y (Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai) cho biết, qua khảo sát tại 5 ổ dịch, cơ quan chức năng xác định 2 nguyên nhân chính gây bệnh dịch do quá trình vận chuyển và sử dụng thức ăn thừa làm thức ăn cho lợn.
Hiện Đồng Nai đang áp dụng mức hỗ trợ: Lợn con theo mẹ: 300.000 đồng/con; lợn cai sữa đến dưới 2 tháng tuổi: 500.000 đồng/con; lợn thịt từ 2 - 4 tháng tuổi: 2 triệu đồng/con; lợn thịt, lợn giống hậu bị trên 4 tháng tuổi: 3 triệu đồng/con. Riêng mỗi con lợn nái, lợn đực giống đang khai thác sẽ nhận mức hỗ trợ cao nhất là 4,5 triệu đồng/con.
KH.V
Theo LĐO
Sức mua thịt lợn giảm mạnh trước tin dịch tả lợn tiến sát TP Hồ Chí Minh Tình hình dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại các tỉnh giáp ranh với TP Hồ Chí Minh đã khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng, dẫn đến sức mua thịt lợn đang giảm mạnh. Sức mua giảm tới 70% Ngày 14/5, tại các truyền thống trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, lượng người mua thịt lợn rất thưa thớt. Một...