Chuyên gia cảnh báo các dấu hiệu của nhiễm trùng COVID-19
Khu vực nào của cơ thể sẽ tiếp xúc đầu tiên với COVID-19 và những triệu chứng nào sẽ xuất hiện?
Theo chuyên gia về virus học, TS Rishi Desai, Giám đốc Y khoa tại Osmosis thì khu vực đầu tiên của cơ thể bị ảnh hưởng bởi virus là mũi và sau cổ họng…
Ảnh minh họa
Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh (CDC) cho rằng có nhiều loại coronavirus khác nhau, bao gồm cả loại gây bệnh nhẹ ở đường hô hấp trên. Nhưng COVID-19 là một bệnh nhiễm trùng do một loại coronavirus mới chưa từng thấy ở người trước đó. Loại virus này có khả năng truyền từ người sang người qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi trong vòng bán kính 2 mét.
Khu vực đầu tiên của cơ thể bị ảnh hưởng bởi virus là mũi và sau cổ họng.
TS Rishi Desai, Giám đốc Y khoa tại Osmosis cho biết, khu vực đầu tiên của cơ thể bị ảnh hưởng bởi virus là mũi và sau cổ họng. Các triệu chứng tương tự cảm lạnh như sổ mũi, khó chịu và đau họng được cảm nhận đầu tiên. Các triệu chứng có thể xuất hiện 2-14 ngày sau khi nhiễm virus. Sau đó virus có xu hướng xâm nhập vào phổi. Những người bị nhiễm bệnh có thể bắt đầu ho, khó thở và đau ngực. Nếu virus xâm nhập vào máu, các triệu chứng như sốt, đổ mồ hôi đêm, khó chịu và mệt mỏi sẽ xảy ra.
Do mỗi người có sự khác biệt trong các phản ứng với nhiễm COVID-19 nên ở một số người, các triệu chứng chỉ khu trú ở một khu vực của cơ thể, trong khi những người khác có thể kết hợp của các triệu chứng ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác nhau hoặc có những người phản ứng rất mạnh với COVID-19, trong khi lại có người bị bệnh mà không có bất kỳ triệu chứng nặng nào. Các triệu chứng nhiễm trùng thường liên quan đến các khu vực, nơi virus xâm nhập để bám vào cơ thể. Các dấu hiệu nhiễm trùng bổ sung có thể là mất mùi và vị, buồn nôn, đau ở bụng và cơ bắp. TS Desai cảnh báo.
Nguyễn Ngân
Bác sĩ Nhi chỉ cách tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ ít ốm đau bằng những việc đơn giản hàng ngày
Cân nặng của trẻ liên quan trực tiếp đến khả năng miễn dịch, vì vậy một trong những việc bố mẹ cần làm là duy trì mức cân nặng đạt chuẩn.
Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng như nhiều chuyên gia Nhi khoa hàng đầu thế giới từng nhiều lần khẳng định tầm quan trọng của CÂN NẶNG đối với tỷ lệ tử vong trẻ em. Trong đó, trẻ thừa cân béo phì nguy cơ tử vong cao hơn trẻ nhẹ cân.
Video đang HOT
Và một điều đáng buồn rằng những bệnh lý trẻ em thì 50% phòng ngừa được nếu người lớn tuân thủ các biện pháp vệ sinh nơi ở, môi trường làm việc hay vui chơi của trẻ nhưng chẳng mấy ai chúng ta quan tâm điều đó.
Bạn có biết rằng cứ 2 trẻ tử vong thì gần 1 trẻ tử vong do vấn đề liên quan dinh dưỡng (theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO). Trẻ em dưới 5 tuổi được xem là nguy cơ cao mắc các bệnh lý nhiễm trùng do hệ miễn dịch bản thân các con chưa hoàn thiện và nhóm sơ sinh là nhóm nguy cơ cao hơn cả.
Khi một đứa trẻ béo phì/suy dinh dưỡng thì chúng ta nên tìm cách cải thiện cho con (Ảnh minh họa).
Việc cần làm để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ:
- Người lớn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho con một hệ miễn dịch khoẻ mạnh. Xin hãy dừng việc đổ lỗi cho người khác. Khi một đứa trẻ béo phì/suy dinh dưỡng thì chúng ta nên tìm cách cải thiện cho con. Đổ lỗi chẳng giúp gì cho con bạn.
Nếu ai đang nuôi con THỪA CÂN thì nên ngừng ngay chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh, thức ăn nấu sẵn và bắt chúng vận động thể chất. Hiện nay có rất nhiều bài tập vận động tại nhà, chỉ cần lên lên mạng tìm kiếm là ra ngay.
Nếu ai đang có những bé NHẸ CÂN thì nên gặp ngay bác sĩ dinh dưỡng để hướng dẫn chế độ ăn cân đối và lấy lại lượng cân nặng mà chúng đang thua thiệt càng sớm càng tốt. Bạn sẽ thấy khi cân nặng con bạn đạt chuẩn, chúng sẽ ít bệnh vặt hơn, đặc biệt là những bệnh hô hấp, đường ruột...
- Trẻ béo phì và nhẹ cân dễ mắc bệnh nhiễm trùng (hô hấp, tiêu hoá...) hơn trẻ khác và khi bị bệnh thì chúng sẽ bệnh nặng hơn.
- Chế độ ăn cân đối 3 nhóm chất ĐƯỜNG - ĐẠM - LIPIT và đầy đủ vi chất (đặc biệt Vitamin D3-A-C) là chìa khoá quan trọng trong phát triển cân nặng cũng như miễn dịch của trẻ.
- Môi trường sống rất quan trọng với trẻ nhỏ. Bố mẹ nên mở hết cửa sổ đón nắng mặt trời hàng ngày bởi đây là phương pháp tiệt trùng tự nhiên mà hiệu quả. Ngoài ra, nên giặt đồ bằng nước ấm và phơi nắng, giặt chăn, ga gối 1 - 2 tuần/lần, vệ sinh thường xuyên môi trường sống, xử lý những ổ mọt, mối, nấm...
- Nếu trẻ sống chung với ông bà thì hãy đảm bảo ông bà không có vấn đề bệnh lý mạn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn.
- Tiêm chủng đầy đủ.
Chẳng có thuốc nào tăng miễn dịch của bé hiệu quả bằng một lối sống lành mạnh, khoa học cùng một chế độ ăn cân đối và sống trong một môi trường sống sạch sẽ vệ sinh cả. Tất cả thuốc men cũng chỉ bổ sung một hoặc một số chất mà thôi, không bổ sung được tất cả! Đừng nên uống vô tội vạ mùa COVID-19 này!
WHO và UNICEF khuyến cáo:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Bú mẹ trong vòng 1 giờ ngay sau sinh vì đó không chỉ là nguồn năng lượng tránh hạ đường huyết mà là nguồn sữa non giàu kháng thể bảo vệ hệ miễn dịch yếu ớt của con.
- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu sau sinh (nếu vì lý do gì đó không nuôi sữa mẹ thì dùng sữa công thức vẫn chẳng sao, miễn là duy trì cân nặng của con trong chuẩn là được).
- Mẹ phải bổ sung sắt, vitamin D3, canxi, viên multi-vitamin (C, B1, B6, B12...)
Trên 1 tuổi, bố mẹ nên giảm dần lượng sữa và tăng dần lượng thức ăn cho con.
Trẻ 6 - 12 tháng
- Từ 6 tháng phải bắt đầu tập ăn thức ăn đặc dần và tiếp tục bú mẹ ít nhất tới 2 tuổi.
- Khám tổng quát (Dinh dưỡng, xét nghiệm máu...) ít nhất 01 lần để chắc chắn rằng con vẫn theo kịp tốc độ phát triển chuẩn.
- Chế độ ăn cần đảm bảo đủ 3 nhóm chất ĐƯỜNG - ĐẠM - CHẤT BÉO và các vi chất, trong đó, quan trọng nhất là Vitamin C, Vitamin D3, Vitamin A - bộ 3 vitamin đóng vai trò trung tâm hệ miễn dịch.
- Nên giảm dần lượng sữa và tăng dần lượng thức ăn.
Trẻ trên 12 tháng
- Xổ giun lần đầu tiên trong đời.
- Nếu ai đang cho con uống trên 500ml sữa mỗi ngày thì nên điều chỉnh lại. Trẻ trên 12 tháng tuổi cần nguồn dinh dưỡng chính từ chế độ ăn cân đối chứ không phải từ sữa.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang - Bác sĩ Nội trú Huyết học - Đại học Y dược TP.HCM là bác sĩ khá nổi tiếng trong ngành Nhi khoa, được nhiều người gọi với biệt danh "bác sĩ yêu trẻ con". Bác sĩ Sang thường chia sẻ nhiều phương pháp điều trị bệnh cho trẻ khoa học, đơn giản và dễ hiểu. Ngoài ra, trên trang cá nhân, bác sĩ cũng hay đăng tải các bài viết, thông tin về sai lầm khi chăm con nhiều bố mẹ mắc phải.
BS Nguyễn Thanh Sang
Ai có đề kháng tự nhiên với COVID-19? Cơ chế lây nhiễm virus SARS-CoV-2, ai có thể nhiễm hay vắc xin đã có chưa... là những câu hỏi bạn đọc quan tâm xung quanh dịch COVID-19. Để giải đáp những thắc mắc trên, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19. 31. Tai sao co nguơi mắc COVID-19 thi bi...