Chuyên gia cảnh báo: bụi mịn tại TPHCM đang ở mức cao
Trưa 23-9, các chỉ số chất lượng không khí cho biết tình trạng ô nhiễm không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người ( Air Quality Index- AQI) đo được từ phần mềm Air Visual, Mỹ cho thấy, trên địa bàn TPHCM hiện ở mức trên 109.
Đây là mức cảnh báo có hại cho sức khỏe, người có cơ địa nhạy cảm tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ở bên ngoài. Không chỉ ở TPHCM, AQI ở các tỉnh thành khác như Hà Nội, Phan Thiết, Cà Mau… cũng ở mức nghiêm trọng.
Bụi mịn gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Theo bác sĩ Vũ Xuân Đán, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (CDC), bụi mịn PM 2.5 là các hạt tìm thấy trong không khí, bao gồm cả bụi, muội, khói, hạt chất lỏng, có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 g/m3 (=1/30 kích thước sợi tóc).
Các hạt bụi này vô cùng nguy hiểm bởi chúng có khả năng đi sâu vào cơ thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tim mạch và não bộ. Bụi mịn có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, thậm chí vào máu nên tác động rất lớn đối với sức khỏe.
Theo ước tính của WHO, năm 2013 ô nhiễm không khí (có bụi PM 2.5) là nguyên nhân gây ra khoảng 2,9 triệu ca tử vong trên toàn thế giới (nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4, cách đây 10-15 năm ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong thứ 13).
Tại TPHCM, theo các chuyên gia đánh giá mức độ ô nhiễm bụi mịn đang ở mức cao. Việc tiếp xúc với bụi mịn trong ngắn hạn và dài hạn gây nên những bệnh về đường hô hấp như: Viêm hô hấp trên (viêm mũi, viêm xoang), viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi), làm phổi không phát triển bình thường ở trẻ em. Tiếp xúc với bụi mịn ở thời gian ngắn có thể gây rối loạn nhịp tim, tiếp xúc trong thời gian dài gây bệnh động mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bên cạnh đó, trong bụi mịn có thành phần là các chất hữu cơ thơm đa vòng (PAH), các kim loại, chất hóa học vô cơ phát sinh do quá trình đốt cháy nhiên liệu trong giao thông và công nghiệp là những chất nguy cơ gây ung thư cao. “Đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng của bụi mịn, ô nhiễm không khí là những người mắc bệnh mãn tính (hen suyễn, hô hấp, tim mạch), người già có hệ miễn dịch suy yếu và đồng thời mắc nhiều chứng bệnh, trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, trẻ em hô hấp nhiều so với khối lượng của cơ thể nên lượng chất độc sẽ tác động nhiều hơn…”, bác sĩ Vũ Xuân Đán cho hay.
Video đang HOT
Cũng theo bác sĩ Vũ Xuân Đán, bụi mịn có nguồn gốc phát sinh từ rất nhiều nguồn do tự nhiên và nhân tạo nhưng những nguồn gây ô nhiễm chính tại TPHCM là lượng xe cơ giới nhiều, mật độ giao thông cao, thường xuyên kẹt xe khiến khói thải xe cơ giới và sự xáo trộn bụi đã lắng do giao thông gia tăng.
Bầu trời tại TPHCM u ám do bụi mịn vào trưa ngày 23-9
Việc sử dụng chất đốt không sạch như than, củi, dầu hỏa, đốt nhang thờ cúng, nhang muỗi, hút thuốc lá… cũng sản sinh ra bụi mịn. Vì vậy, người dân cần hạn chế ra đường, nhất là vào giờ cao điểm (nồng độ bụi mịn cao do nhiều xe, kẹt xe làm thời gian tiếp xúc dài nên lượng bụi mịn đi vào cơ thể nhiều); hạn chế các hoạt động thể lực, thể thao gần đường giao thông.
Nếu bắt buộc phải ra đường thì nên mang khẩu trang: các loại khẩu trang thông thường đều có khả năng lọc bụi mịn nhưng không cao, nên mang những loại khẩu trang có kích thước lọc nhỏ như N95 (có thể lọc hạt có kích thước 0,45 um). Bên cạnh đó, cần tăng cường thông thoáng cho khu vực đun nấu, hạn chế đốt nhang, đốt vào những giờ có ít người tiếp xúc, không lựa chọn những nhang có mùi thơm nhiều…
THÀNH AN
Theo SGGP
Chất Formaldehyde ẩn mình trong nhiều sản phẩm quanh nhà có thể gây ngộ độc, ung thư
Chất Formaldehyde là chất không màu, nó có mùi ga rất nồng. Chất này thường được tìm thấy trong nhiều sản phẩm, đồ dùng trong nhà gây độc hại cho đường hô hấp.
Trong thực tiễn chất Formaldehyde thường được dùng làm thuốc bảo quản sử dụng trong phòng thí nghiệm hoặc nhà xác. Ngoài ra chất formaldehyde còn được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm hoá chất, sản phẩm gia dụng, keo, vải chống nhăn (permanent press fabrics), chất tráng giấy (paper product coating). Chất này cũng rất phổ biến trong công nghiệp thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng và thuốc diệt trùng.
Đặc biệt, trong những căn nhà mới, môi trường ô nhiễm có thể xuất hiện sự tồn tại của chất Formaldehyd qua các sản phẩm gỗ ép công nghiệp. Chất này có thể gây độc hại lớn cho đường hô hấp bởi phạm vi ô nhiễm rộng và quá trình giải phóng chậm và liên tục. Nó sẽ đi vào cơ thể qua đường hô hấp và gây ra một số tác động độc hại cho hệ hô hấp.
Liên quan tới vấn đề này, các chuyên gia thuộc Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, ở Việt Nam, bên cạnh cửa gỗ tự nhiên và các nội thất đóng từ gỗ tự nhiên thì khi nhắc đến sản phẩm từ gỗ công nghiệp chỉ có một số ít sản phẩm đạt chuẩn, đa số các loại ván công nghiệp trên thị trường nội địa có tỷ trọng keo trong ván quá cao.
Nhiều sản phẩm trong các gia đình ẩn chứa chất Formaldehyde vô cùng độc hại
Để sản xuất một mét khối ván MDF hay HDF, các nhà máy thường sử dụng khoảng 150kg keo trộn. Tùy từng loại keo và tùy loại ván mà hàm lượng Formaldehyde trong sản phẩm cao hay thấp, nhưng đều vượt xa các ngưỡng đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Ngoài ra, tất cả các loại ván công nghiệp đều chứa Formaldehyde, do trong quá trình sản xuất phải sử dụng các loại keo như UF, PF... Các loại keo này tan trong nước, có tác dụng liên kết với cellulose của gỗ tạo nên độ bền, giữ hình thái, khiến tấm ván rắn chắc.
Hợp chất Formaldehyde trong keo có khả năng phóng thích trong không khí nên có thể gây viêm da, xâm nhập vào đường hô hấp. Khi vào cơ thể, Formaldehyde phản ứng với các amin tạo ra hóa chất độc, gây viêm da, viêm niêm mạc phổi, làm tổn thương những cơ quan này.
Do phân tử của Formaldehyde rất nhỏ nên có thể len lỏi vào da, vào đường máu khiến máu tạo ra hợp chất độc, tích tụ lâu ngày sẽ gây nguy hại cho tế bào, gây ung thư. Điều đáng nói là cơ thể người không có cơ chế đào thải Formaldehyde.
Formaldehyd có thể gây kích thích nhất định cho đường hô hấp, gây khó chịu ở cổ họng của bệnh nhân, từ đó dẫn đến ho, hắt hơi, và thậm chí co thắt phế quản và viêm họng.
Ngoài ra, nó cũng sẽ làm tăng các dấu hiệu nặng hơn của các triệu chứng hô hấp trên như ho, đau ngực, tăng nguy cơ bị viêm mũi họng và viêm phế quản, và tăng tỷ lệ bất thường của chức năng phổi.
Bên cạnh đó, Formaldehyd cũng có khả năng gây ung thư nhất định, có thể gây ung thư phổi, ung thư vòm họng và ung thư xoang. Formaldehyd đi vào cơ thể qua đường hô hấp nhanh chóng hòa tan trong chất nhầy trên bề mặt niêm mạc của đường hô hấp và nhanh chóng đi vào máu, theo sự lưu thông của máu đến các mô và hệ thống khác nhau trên cơ thể.
Ngộ độc chất này cũng có thể gây phù ở cổ họng, có thể dẫn đến khó thở, kèm theo mồ hôi lạnh liên tục, mặt tái nhợt hoặc thái độ cáu gắt, nóng nảy.
Do đó, để đảm bảo sức khỏe, chủ nhà không nên chạy theo mẫu mã hay giá rẻ mà hãy chọn hàng của những doanh nghiệp xuất khẩu, có công bố cụ thể các chỉ tiêu độc hại hoặc mua tại các cửa hàng có uy tín, nhân viên tư vấn rõ ràng hoặc tốt nhất nếu có điều kiện hãy dùng các sản phẩm cửa gỗ tự nhiên hay các đồ nội thất từ gỗ tự nhiên khác.
Với đồ dùng cho trẻ em, nên đầu tư sắm các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên hoặc ván chất lượng cao của các nhà sản xuất uy tín.
Ngoài cách trên, chủ nhà cũng nên thông gió thường xuyên cho ngôi nhà, trồng nhiều cây xanh. Cây xanh có thể làm sạch Formaldehyd vì thực vật có khả năng hấp phụ các chất độc hại nhất định trong môi trường sống. Đặc biệt, một số bề mặt của cây có thể hấp thụ và xử lý các phân tử khí và các hạt rắn.
Một số thực vật cũng có thể hấp thụ trực tiếp các chất ô nhiễm không khí trong nhà làm chất dinh dưỡng cho chúng, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của chính nó, đồng thời giảm ô nhiễm trong không khí.
An Dương
Theo vietQ
Ô nhiễm không khí có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho thai nhi và bà mẹ Các hạt khói bụi, hậu quả của ô nhiễm không khí, có thể xâm nhập vào thai nhi qua nhau thai, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Một bằng chứng của bồ hóng từ ô nhiễm không khí đã được tìm thấy đi qua nhau thai đối với em bé chưa sinh. Các nhà nghiên cứu...