Chuyên gia: Biển Đông tiếp tục ‘dậy sóng’ năm 2021

Theo dõi VGT trên

Giới chuyên gia đánh giá Trung Quốc sẽ tiếp tục có động thái quyết liệt ở Biển Đông, trong khi chính quyền Biden duy trì lập trường cứng rắn với Bắc Kinh về vấn đề này.

Trung Quốc năm 2020 đã có những động thái làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông như đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, vài lần triển khai tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 dưới sự hộ tống của tàu hải cảnh xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như bám theo tàu khoan của Malaysia. Hồi tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc được cho là triển khai phi pháp vận tải cơ Y-20 lớn nhất trong biên chế đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Chia sẻ với VnExpress , Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales của Australia, dự đoán căng thẳng sẽ tiếp tục gia tăng ở Biển Đông vào năm 2021 vì Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy yêu sách chủ quyền phi lý mà họ đơn phương đặt ra. Hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc sẽ tiếp tục quấy rối các hoạt động thăm dò dầu khí của các quốc gia ven biển như Việt Nam và Malaysia.

Chuyên gia: Biển Đông tiếp tục dậy sóng năm 2021 - Hình 1

Tàu hải cảnh Trung Quốc tại Biển Đông tháng 4/2017. Ảnh: Reuters .

Ông cho rằng Trung Quốc cũng sẽ tăng cường “cuộc chiến công hàm” liên quan đến Biển Đông. Trung Quốc đã phản hồi nhanh chóng các công hàm được đệ trình lên Ủy ban Liên Hợp Quốc về Ranh giới Thềm lục địa (CLCS). Khi Malaysia gửi công hàm đầu tiên vào tháng 12/2019, Trung Quốc đã phản hồi ngay trong ngày. Khi Pháp, Đức và Anh cùng đệ trình công hàm lên CLCS, Trung Quốc đã trả lời rằng còn có luật quốc tế khác ngoài Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

“Ngư dân Trung Quốc sẽ tiếp tục xâm phạm các Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Philippines và Indonesia. Indonesia có thể trục xuất những ngư dân bất hợp pháp này hoặc bắt họ. Vì vậy, năm 2021, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều cuộc đối đầu quy mô nhỏ trên biển hơn”, Thayer nói.

“Rõ ràng Trung Quốc không có ý định thay đổi chính sách và chiến lược của mình trên Biển Đông”, phó đô đốc Yoji Koda, cựu tư lệnh Hạm đội Phòng vệ thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, nhận xét. Tuy nhiên, ông cho rằng việc sử dụng sức mạnh quân sự để ngăn chặn các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là “không khả thi và khôn ngoan”.

Ông cho rằng các quốc gia trong khu vực cũng như các nước liên quan như Nhật, Mỹ và châu Âu nên tiếp tục phản đối Trung Quốc mạnh mẽ và rõ ràng trong năm 2021. “Việc các nước đồng lòng phản đối chắc chắn sẽ hãm phanh các chính sách và động thái đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông”, Yoji nói.

Ông chỉ ra một ví dụ thành công của nỗ lực quốc tế kiểu này là trường hợp bãi cạn Scarborough. Trung Quốc đã chiếm Scarborough từ tay Philippines năm 2012 nhưng không thể bắt đầu khảo sát tiền cải tạo kể từ năm 2015 do áp lực quốc tế, được hỗ trợ bởi sự hiện diện quân sự của Mỹ.

Theo Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Mỹ, cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục lên án những động thái của Bắc Kinh, không chỉ trong vấn đề Biển Đông. “Câu hỏi đặt ra là liệu chính quyền mới của Mỹ có thành công hơn hai chính quyền trước đây trong việc xây dựng và duy trì một liên minh quốc tế nhằm gây sức ép lên Bắc Kinh và buộc nước này thay đổi định hướng hay không”.

Video đang HOT

Phó đô đốc Yoji nhấn mạnh tầm quan trọng về sự hiện diện của Mỹ trong khu vực . Ông vạch ra một kịch bản vào năm 2021 là Trung Quốc có thể đánh giá Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden không có lập trường mạnh mẽ và cứng rắn đối với Bắc Kinh như người tiền nhiệm Donald Trump.

Trong kịch bản này, Trung Quốc đại lục có thể đánh chiếm quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát để thử thách quyết tâm bảo vệ Đài Loan của Biden. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Căng thẳng giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan leo thang sau khi lãnh đạo Thái Anh Văn nhậm chức năm 2016 và từ chối công nhận chính sách “Một Trung Quốc”.

Yoji cho rằng nếu Mỹ không có phản ứng, hay phản ứng rất yếu hoặc chậm, Trung Quốc sẽ dốc toàn lực đối phó với Đài Loan, rồi sau đó cố gắng chiếm các đảo do các quốc gia khác kiểm soát tại Biển Đông và biển Hoa Đông.

“Tóm lại, nếu Trung Quốc nhận định Mỹ sẽ có lập trường yếu ớt, Bắc Kinh sẽ kích hoạt một loạt hoạt động quân sự quyết liệt và tạo ra ‘hiệu ứng Domino’, với nỗ lực kiểm soát Đông Sa là màn mở đầu”, Yoji nói.

“Tôi cho rằng khả năng xảy ra kịch bản này là rất thấp, nhưng điều quan trọng đối với chúng ta là hợp tác chặt chẽ với Mỹ và ngăn Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ không muốn can dự vào các vấn đề liên quan đến Trung Quốc trong khu vực này. Đây là cách duy nhất để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc tại Biển Đông”, Yoji nói thêm. “Viễn cảnh này thực sự là một cơn ác mộng đối với tất cả các quốc gia châu Á khác ngoài Trung Quốc. Chúng ta nên cố gắng hết sức để ngăn chặn điều này xảy ra. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng phải chuẩn bị sẵn sàng về mặt quân sự”.

Giáo sư Thayer đánh giá chính quyền Biden sẽ không thể hiện lập trường “mềm yếu” như Bắc Kinh mong đợi, mà nhiều khả năng sẽ tiếp tục chỉ trích và lên án hành vi hăm dọa và bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông. Chính quyền Biden cũng sẽ thể hiện lập trường pháp lý tương tự chính quyền Trump.

Poling cũng có nhận định tương tự. “Đây là kết quả của việc Trung Quốc có hành vi ngày càng quyết liệt và chính sách của Washington sẽ không thay đổi trừ khi Bắc Kinh điều chỉnh thái độ”.

“Tôi hy vọng khi làm phó tổng thống dưới thời Obama, Biden đã rút ra những bài học quý giá và quan trọng về chiến lược Biển Đông đầy lắt léo của Trung Quốc năm 2009-2017″, Yoji nói.

Chính quyền Trump đã tăng cường hoạt động tự do hàng hải để thách thức yêu sách của Trung Quốc. Trong năm 2019, hải quân Mỹ đã thực hiện 10 chiến dịch kiểu này, gấp đôi số lần chính quyền Obama thực hiện trong hai năm cuối nhiệm kỳ. Năm 2020, Mỹ triển khai 8 chiến dịch tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông.

Hồi tháng 7/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố bác bỏ thẳng thừng yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông. Một tháng sau, Bộ Thương mại Mỹ đưa 24 doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc vào danh sách đen, hạn chế khả năng tiếp cận linh kiện Mỹ do họ đã hỗ trợ Bắc Kinh xây đảo nhân tạo. Các quan chức Mỹ cũng tăng cường nêu vấn đề Biển Đông tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Một động thái đáng chú ý là Mỹ tháng trước công bố chiến lược ba quân chủng “Chiếm ưu thế trên biển” , trong đó, Hải quân, Thủy quân lục chiến và Tuần duyên Mỹ cùng cam kết xây dựng “sức mạnh hải quân tổng hợp mọi mặt” và kêu gọi tăng cường liên minh hàng hải. Họ gọi Trung Quốc là “mối đe dọa chiến lược lâu dài và cấp bách nhất, nhấn mạnh các lực lượng Mỹ “sẽ phát hiện và ghi lại các hành động vi phạm luật pháp quốc tế, ăn cắp tài nguyên và xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác”.

“Chiến lược mới rất có thể sẽ dẫn đến các cuộc đối đầu trên biển giữa lực lượng Mỹ với hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc”, Thayer dự đoán.

Tài liệu chiến lược mới xác định mục tiêu của Mỹ là “bảo vệ tự do trên biển, ngăn chặn hành vi gây hấn và chiến thắng trong các cuộc chiến tranh”, chỉ ra rằng “hành vi và tốc độ phát triển quân sự của Trung Quốc đặt nước này vào một quỹ đạo” sẽ thách thức khả năng thực hiện mục tiêu trên của Mỹ.

Thayer nhận xét ngôn ngữ này thể hiện “Mỹ sẽ đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông và cả những nơi khác quyết liệt hơn trước”.

Polling cũng cảnh báo về nguy cơ đụng độ Mỹ – Trung trên Biển Đông. “Hai nước có thể hợp tác để ngăn căng thẳng biến thành xung đột, nhưng không thể loại trừ nguy cơ leo thang hoặc đụng độ ngoài ý muốn, dù chúng ít có khả năng xảy ra”, ông nói.

Đằng sau việc Indonesia ưu tiên tiêm ngừa COVID-19 cho người trẻ tuổi

Indonesia đang lên kế hoạch tiêm phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho nhóm dân số trong độ tuổi lao động trước nhóm người cao tuổi. Chủ trương này đối lập với phần lớn các quốc gia khác trên thế giới.

Theo hãng Bloomberg, Indonesia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên nhận được vaccine COVID-19 đặt mua từ các hãng dược phẩm lớn. Chính phủ nước này sẽ tập trung tiêm chủng cho người dân từ 18 - 59, khởi đầu là đối tượng làm việc ở tuyến đầu như nhân viên y tế, cảnh sát và binh sĩ.

Trong khi đó, tuần trước, Anh đã mở đầu chương trình tiêm chủng sớm nhất thế giới bằng việc tiêm cho một cụ bà 91 tuổi. Quốc gia này chủ trương tiêm vaccine cho nhóm dân số dễ bị virus tấn công nhất chính là người già, tương tự nhiều quốc gia khác.

Đằng sau việc Indonesia ưu tiên tiêm ngừa COVID-19 cho người trẻ tuổi - Hình 1
Indonesia sẽ tiêm cho những người hay phải di chuyển cũng như những người sống ở vùng lây nhiễm mạnh. Ảnh: EPA-EFE

Mỹ cũng triển khai tiêm ngừa COVID-19 cho người cao tuổi trước tiên, theo lời khuyên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) rằng cần ưu tiên nhân viên y tế và người sống trong viện dưỡng lão, sau đó là những người có bệnh lý nền.

Trong bối cảnh số ca tử vong vì đại dịch COVID-19 tiếp tục tăng, chính phủ các nước đang lúng túng trước câu hỏi rằng đối tượng nào nên được tiêm trước. Mặc dù chiến lược hiện tại của Indonesia khác biệt nhưng nó có thể báo hiệu cách các quốc gia đang phát triển khác có thể cân nhắc triển khai kế hoạch tiêm chủng mở rộng dựa trên thực trạng họ chưa thể mua đủ vaccine cho toàn bộ dân số.

Ông Amin Soebandrio, Giám đốc tại Viện sinh học phân tử Eijkman ở Jakarta lý giải: "Mục tiêu của chúng tôi là miễn dịch cộng đồng. Với việc nhóm dân số năng động và tiếp xúc nhiều nhất - trong độ tuổi từ 18 - 59 - được tiêm chủng, họ sẽ tạo thành một pháo đài để bảo vệ các nhóm khác. Sẽ kém hiệu quả hơn nếu chúng tôi dùng số lượng vaccine hạn hẹp để tiêm cho người già khi mà họ ít tiếp xúc với người khác hơn".

Tiêm ngừa cho lực lượng lao động

Indonesia đang nhắm đến những người di chuyển nhiều nhất do yếu tố công việc, cũng như các khu vực có số ca nhiễm cao nhất, trong bối cảnh quốc gia này muốn sử dụng vaccine làm công cụ để hạn chế dịch bệnh lây lan.

Nhân viên y tế trên đảo Java và Bali - khu vực chiếm trên 60% số ca mắc COVID-19 tại Indonesia - sẽ nhận được 1,2 triệu liều vaccine Sinovac của Trung Quốc. Nhân viên tuyến đầu ở các địa phương cũng sẽ nhận được ưu tiên tương tự. Ngày triển khai tiêm chủng sẽ được ấn định khi cơ quan quản lý dược phẩm của Indonesia đưa ra quyết định.

Đằng sau việc Indonesia ưu tiên tiêm ngừa COVID-19 cho người trẻ tuổi - Hình 2
Nhân viên khử trùng các thùng vaccine Sinovac tại một cơ sở y tế ở Java hôm 6/12. Ảnh: Strait Times

Jakarta đặt mục tiêu sở hữu 260 triệu liều vaccine để đạt miễn dịch cộng đồng theo tính toán của họ. Theo đó, họ cần để tiêm cho 107 triệu người, tức 67% nhóm dân 18 - 59 tuổi và chỉ tương đương với 40% toàn bộ dân số. Con số này thấp hơn đáng kể so với tiêu chuẩn miễn dịch cộng đồng được công nhận chung: 60 - 72% dân số của một quốc gia.

Mục tiêu của Chính phủ Indonesia sẽ đạt được nhờ 155,5 triệu liều mua của Sinovac và Novavax cùng với 116 triệu liều mua của Pfizer, AstraZeneca và Covax. Đất nước Đông Nam Á này cũng đang nghiên cứu phát triển loại vaccine nội địa mang tên Merah Putih nhằm bổ sung nguồn cung.

Giới chuyên gia lại đánh giá kế hoạch tiêm chủng của Jakarta một cách thận trọng. Bà Raina MacIntyre, Giáo sư về an toàn sinh học toàn cầu tại Đại học New South Wales, nói: "Indonesia có nền dân số trẻ nên điều này có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của họ. Song tôi cho rằng việc tiêm phòng cho người lớn tuổi là rất hợp lý. Dù vậy, xét cho cùng, với nguồn cung vaccine hạn chế, sự khác biệt giữa các chiến lược dựa trên độ tuổi là không lớn".

Sự lựa chọn khó khăn

Đất nước có nền dân số lớn thứ 4 thế giới này đang xếp người cao tuổi, người có bệnh nền và phụ nữ mang thai vào cuối danh tiêm chủng bởi họ không có dữ liệu để đảm bảo tính an toàn của các loại vaccine COVID-19 mới mẻ cho nhóm đối tượng trên, theo giải thích của Bộ trưởng Y tế Agus Putranto hôm 10/12. Vaccine Sinovac đã được thử nghiệm trên tình nguyện viên từ 18 - 59 tuổi. Vì vậy, Jakarta không yên tâm khi tiêm cho nhóm đối tượng khác.

Một ngày sau khi Anh bắt đầu phân phối vaccine Pfizer, Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) ra khuyến cáo người dân có tiền sử dị ứng không nên tiêm thuốc sau khi có hai người gặp phản ứng phụ.

Không ngoại lệ, người già chiếm phần lớn số ca tử vong do COVID-19 tại Indonesia. Cụ thể, những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 39% trong số 19.111 người tử vong, trong khi người từ 46 - 69 tuổi chiếm 36%.

Cuối cùng, quyết định tiêm cho ai còn phụ thuộc vào việc một quốc gia có thể sở hữu bao nhiêu liều vaccine. Ông C.B. Kusmaryanto, thành viên Diễn đàn đạo đức sinh học Indonesia cho rằng các nước phát triển có thể tiêm cho người già trước do biết rõ họ đủ vaccine cho toàn bộ người dân. Trường hợp này không đúng với Indonesia. "Chúng tôi không có lựa chọn tốt, chỉ có lựa chọn ít xấu hơn. Khi Indonesia chỉ có đủ vaccine tiêm cho những người nhiều khả năng lây nhiễm cho người khác thì đó là người nên tiêm đầu tiên", ông nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bộ trưởng Quốc phòng Anh lên tiếng sau khi Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa Storm Shadow
14:20:16 21/11/2024
Nga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh
06:05:03 22/11/2024
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị truy tố tại Mỹ vì tội hối lộ
13:12:37 21/11/2024
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
20:17:03 21/11/2024
J&J có nguy cơ bị kiện tại Anh về bột talc gây ung thư
18:11:14 21/11/2024
Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ
14:32:27 20/11/2024
Câu chuyện cảm động về chú cá heo cô đơn ở biển Baltic
15:22:01 20/11/2024
Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS
16:29:06 20/11/2024

Tin đang nóng

Mẹ định bán đất, lấy tiền trả nợ cho em trai, tôi cười chua chát hỏi một câu khiến bà chấn động, còn tôi về trong nước mắt
05:41:18 22/11/2024
Mẹ tôi dõng dạc hủy đám cưới sau khi mẹ chồng tương lai đọc "diễn văn" miệt thị thông gia
05:38:11 22/11/2024
Sự trở lại ngoạn mục nhất Hollywood: Lindsay Lohan - nàng công chúa sa ngã sao lại đẹp "ngộp thở" thế này
06:41:14 22/11/2024
Góc khuất kinh hoàng của Kpop: Thực tập sinh nữ suy kiệt, tắt kinh vì nhịn ăn cắm đầu vào phòng tập
06:44:30 22/11/2024
Nhan sắc giả dối của Lee Min Ho
06:04:14 22/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy: Lên tiếng chính thức về hình ảnh đăng ký kết hôn, bật khóc nức nở vì lí do gì?
06:49:21 22/11/2024
Chồng nửa đêm lẩm bẩm vài câu rồi bật dậy, vô thức đi lại trong phòng, tôi cười anh mộng du cho tới khi biết sự thật thì ngã ngửa
05:31:32 22/11/2024
Dọn dẹp bàn làm việc của chồng, tôi suýt ngất khi đọc được một tờ giấy
05:07:22 22/11/2024

Tin mới nhất

Ác liệt giao tranh sau tin Ukraine nã tên lửa ATACMS sang đất Nga

06:05:27 22/11/2024
Tỉnh Voronezh (Nga) cũng ghi nhận bị UAV Ukraine tấn công. Chính quyền địa phương tuyên bố rằng 5 UAV Ukraine đã tấn công một cơ sở công nghiệp dân sự ở Voronezh, gây ra hỏa hoạn.

Nga tuyên bố sẵn sàng xem xét sáng kiến hòa bình 'thực tế' về Ukraine

05:44:53 22/11/2024
Bà Zakharova cho hay: Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa: Từ khóa là phải tính đến lợi ích của đất nước chúng tôi, tình hình thực địa hiện nay và các đảm bảo về việc tuân thủ các thỏa thuận liên quan.

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

05:42:50 22/11/2024
Bên cạnh đó, người phát ngôn trên cho rằng, chính quyền Mỹ cần phải tiến hành đối thoại với các nước khác như Nga, Trung Quốc và Triều Tiên nhằm mục đích ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì không ai muốn xảy ra thảm họa này.

Việt Nam nói về kế hoạch của Anh hạn chế người di cư bất hợp pháp

05:36:30 22/11/2024
Chúng tôi luôn hợp tác chặt chẽ với các đối tác, trong đó có Vương quốc Anh, trong vấn đề di cư - Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết.

ICC kết án một cựu cảnh sát trưởng ở Mali có liên hệ với al-Qaeda

05:34:33 22/11/2024
Các công tố viên ICC cáo buộc Al-Hassan, 47 tuổi, đã dẫn dắt một triều đại khủng bố sau khi nhóm Ansar Dine có liên hệ với al-Qaeda chiếm giữ thành phố Timbuktu lịch sử vào năm 2012.

12 người thiệt mạng do bão Man-yi tại Philippines

05:32:28 22/11/2024
Philippines phải hứng chịu khoảng 20 cơn bão mỗi năm trong khi thường xuyên bị ảnh hưởng bởi động đất và núi lửa phun trào, khiến nơi này trở thành một trong những quốc gia dễ xảy ra thảm họa nhất trên thế giới.

COP29: Bế tắc trong dự thảo tuyên bố chung khi thời điểm bế mạc gần kề

19:39:47 21/11/2024
Tuy những cam kết quan trọng về việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch đã được đưa ra tại COP28, nhưng dự thảo tuyên bố chung của COP29 không đưa ra các bước đi cụ thể để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng này.

Lực lượng hùng hậu của Fox News trong nội các Trump 2.0

19:33:12 21/11/2024
Mặc dù không bị sốc trước các lựa chọn của Tổng thống Mỹ đắc cử, nhưng công chúng có thể thấy khó hiểu khi thấy số lượng nhân vật truyền hình và giải trí mà ông Trump đang khai thác cho nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Chính quyền Trump 2.0 bất đồng về việc cấm Tiktok tại Mỹ

19:23:28 21/11/2024
TikTok và công ty mẹ ByteDance đã kiện chính phủ Mỹ về lệnh cấm trên. Các công ty này cho rằng lệnh cấm là vi hiến và vi phạm Tu chính án thứ nhất, đồng thời bác bỏ các khiếu nại cho rằng ứng dụng này gây ra rủi ro về an ninh.

Lãnh đạo IAEA tiết lộ vị trí cơ sở làm giàu uranium của Triều Tiên

19:05:11 21/11/2024
Ngoài ra, ông Grossi nhận định không có dấu hiệu thay đổi đáng kể nào tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên và có vẻ như nơi này vẫn đang chuẩn bị cho các vụ thử hạt nhân.

Tổng thống Biden xóa một phần nợ cho Ukraine trước khi ông Trump nhậm chức

19:03:39 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết quyết định xóa nợ cho Ukraine được đưa ra nhằm bảo vệ các lợi ích chiến lược của Mỹ và các đồng minh quan trọng, bao gồm Liên minh châu Âu (EU), nhóm G7+ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025

19:01:43 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.

Có thể bạn quan tâm

Làm đẹp da với nước ép lựu

Làm đẹp

09:58:51 22/11/2024
Nước ép lựu là một phương pháp làm đẹp tự nhiên hiệu quả giúp làn da trở nên sáng mịn, khỏe mạnh và đầy sức sống.

Tử vi 12 con giáp ngày 22/11/2024: Hợi khởi sắc, Dần bất ổn

Trắc nghiệm

09:49:20 22/11/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 22/11/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Việt Nam có loại gia vị ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh

Sức khỏe

09:41:31 22/11/2024
Một nghiên cứu cụ thể cho thấy nghệ có hiệu quả như ibuprofen - một loại thuốc chống viêm đối với những người bị viêm khớp. Nghệ được biết đến với lợi ích chống oxy hóa và chống viêm, có thể hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh.

Xuất hiện thêm một tựa game bom tấn giống Black Myth: Wukong, đã ấn định thời gian ra mắt

Mọt game

09:16:54 22/11/2024
Nếu là một fan của Black Myth: Wukong, các game thủ không nên bỏ qua bom tấn này. Black Myth: Wukong đã gây được tiếng vang lớn trong năm 2024 vừa qua.

Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre: Kéo doanh nghiệp Xuyên Việt Oil về để tạo tiếng vang...

Pháp luật

09:13:43 22/11/2024
Bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) bị xét xử về hai tội Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi .

'Bỏ túi' những địa danh quyến rũ nhất Nha Trang

Du lịch

08:48:09 22/11/2024
Thành phố Nha Trang đẹp như một bức tuyệt tác của tự nhiên và con người với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng. Dưới đây là những địa danh quyến rũ nhất Nha Trang:

Chỉ 1 bức ảnh, ông hoàng Kpop U40 khiến cõi mạng "gào thét"

Nhạc quốc tế

07:21:48 22/11/2024
Chiều 21/11, tài khoản dành cho fan của G-Dragon cập nhật bài đăng mới. Chỉ 1 tấm ảnh phím đàn, G-Dragon khiến cả MXH nổi bão.

Xưởng làm biển quảng cáo bốc cháy trong đêm, lan sang 2 nhà liền kề

Tin nổi bật

07:09:28 22/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 21/11, một cơ sở làm biển quảng cáo tại hẻm 172/69/30 đường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy.

Bị chê "nghệ sĩ nổi tiếng mà ở ký túc xá", chị cả của show Chị Đẹp giải thích

Tv show

07:09:19 22/11/2024
Chị Đẹp Đạp Gió 2024 có sự đổi mới khi 30 chị đẹp tham gia chương trình sẽ cùng sinh hoạt chung trong không gian kí túc xá.

Nhà sản xuất Võ Thanh Hòa: "Tôi không hù dọa khán giả để bán vé"

Hậu trường phim

06:04:59 22/11/2024
Nhà sản xuất Võ Thanh Hòa chia sẻ quá trình thực hiện Linh miêu: Quỷ nhập tràng , những tham vọng về vũ trụ phim linh dị dân gian , quan điểm về dự thảo tăng thuế với sản phẩm phim ảnh.