Chuyên gia: Bảo vệ chủ quyền đất nước trong thời đại mới trước 4 nguy cơ
Đại tá Lê Thế Mẫu cho rằng, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trong thời gian tới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Chia sẻ với VTC News, Đại tá Lê Thế Mẫu – nguyên Trưởng Phòng thông tin Khoa học Quân sự, Viện Chiến lược Quốc phòng cho rằng Việt Nam vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước trong thời gian tới. Trong đó, các nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch khỏi định hướng xã hội chủ nghĩa, diễn biến hòa bình của thế lực thù địch, tình trạng tham nhũng – lãng phí, luôn hiện hữu, đe dọa đến an ninh quốc gia của Việt Nam.
Những vấn đề trọng đại này cũng được bàn tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng từ ngày 25/1/2021 đến ngày 2/2/2021.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/1/2021 đến ngày 2/2/2021.
- Đánh giá một cách tổng quát, theo ông đâu là kết quả lớn nhất trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước trong nhiệm kỳ vừa qua?
Tôi hoàn toàn nhất trí với đánh giá được nêu trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII về kết quả lớn nhất khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc trong nhiệm kỳ vừa qua.
Đó là, Việt Nam đã chủ động nghiên cứu để dự báo đúng tình hình, kịp thời nắm bắt xu thế và thời cơ, không để bị động, bất ngờ; kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Việt Nam cũng chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; xử lý đúng đắn, hiệu quả mối quan hệ với các nước lớn và các nước láng giềng.
Việt Nam đã phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của đất nước; khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
- Trong giai đoạn mới, những khó khăn lớn nhất sẽ thách thức các nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước là gì, thưa ông?
Những khó khăn lớn nhất thách thức nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước Việt Nam trong thời gian tới thể hiện rất rõ trong 4 nguy cơ. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguy cơ chệch khỏi định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguy cơ từ âm mưu, hành động “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch dưới nhiều hình thức đa dạng.
Tình trạng tham nhũng, lãng phí chỉ mới được ngăn chặn bước đầu, vẫn tiếp tục diễn biến dưới nhiều hình thức tinh vi và khó phát hiện, đẩy lùi.
Ngoài 4 nguy cơ này thì nguy cơ xuyên suốt, lâu dài là chủ quyền biển đảo của nước ta đang đứng trước thách thức chưa từng có trước những thế lực cường quyền đang thể hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Video đang HOT
Nguy cơ xuyên suốt, lâu dài là chủ quyền biển đảo của nước ta đang đứng trước thách thức chưa từng có trước những thế lực cường quyền đang thể hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông. Đại tá Lê Thế Mẫu
- Thưa ông, nhiệm kỳ vừa qua, đặc biệt trong năm 2020, bối cảnh thế giới có nhiều biến động sâu sắc. Ông đánh giá như thế nào về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam?
Theo quan sát của tôi, nhiệm kỳ vừa qua của Đại hội Đảng khóa XII chứng kiến tình hình thế giới, trước hết là các đối tượng và đối tác của Việt Nam, có những diễn mới rất phức tạp.
Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam có nội hàm rất rộng và mới. Do đó, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cũng đứng trước những yêu cầu mới rất cao, có ý nghĩa vừa thường xuyên, vừa đột xuất.
Những yêu cầu đó đã được xác định rất rõ trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII. Trong đó, yêu cầu xuyên suốt, cơ bản và lâu dài là tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang.
Trên cơ sở đó, các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia – dân tộc; Bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Không những thế, các lực lượng vũ trang còn chủ động phát hiện, có các phương án, đối sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa và kiểm soát tốt các nhân tố có thể gây bất lợi đột biến.
Chúng ta cũng đã củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm; bước đầu hình thành hệ thống pháp luật và cơ sở vật chất cho việc bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin quốc gia, không gian mạng quốc gia. Đặc biệt là đã kết hợp có hiệu quả quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
- Chắc hẳn vẫn còn những hạn chế cần khắc phục, thưa ông?
Tuy nhiên, trong khi thực nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vẫn bộc lộ một số hạn chế. Việc quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc có lúc, có nơi hiệu quả chưa cao.
Công tác nắm tình hình, dự báo chiến lược về quốc phòng, an ninh có lúc chưa thật chủ động. An ninh trên một số địa bàn, lĩnh vực chưa thật vững chắc, còn tiềm ẩn phức tạp, nhất là an ninh mạng, an ninh trong đầu tư nước ngoài.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến an ninh, an toàn con người chưa được quan tâm giải quyết triệt để. Công tác quản lý, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng còn hạn chế.
Đáng chú ý, việc kết hợp kinh tế, văn hoá, xã hội với quốc phòng, an ninh ở một số địa phương, đơn vị thiếu hiệu quả, còn biểu hiện chủ quan, mất cảnh giác, nặng về lợi ích kinh tế đơn thuần, trước mắt.
Các nguồn lực, tiềm năng sáng tạo của Nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chưa được phát huy tốt. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế có mặt, có lúc chưa theo kịp diễn biến của tình hình, chưa lường hết những tác động bất lợi. Chúng ta cũng chưa khai thác tốt và phát huy hiệu quả các quan hệ lợi ích đan xen với các đối tác quan trọng.
Chủ quyền biển đảo của nước ta đang đứng trước thách thức chưa từng có trước những thế lực cường quyền đang thể hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông (Ảnh: Hà Nội Mới).
- Sau Đại hội Đảng XIII, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước sẽ được đặt ra mạnh mẽ hơn, trong đó các trọng tâm là gì, thưa ông?
Theo quan sát của tôi, trong điều kiện thế giới đang bước vào cách mạng công nghiệp 4.0, chủ quyền quốc gia trong tình hình mới có nội hàm rất rộng, không chỉ là chủ quyền đối với đất liền, trên không, trên biển, mà còn là chủ quyền đối với hệ thống chính trị, không gian thông tin, không gian số, không gian văn hóa và không gian kinh tế.
Tôi cho rằng cần giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và sự nghiệp quốc phòng, an ninh.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh; Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tôi cũng cho rằng Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và phát huy mạnh mẽ thế trận lòng dân trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân, xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh Nhân dân.
Các lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Để có thể hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, các lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam cần phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào?
Những nhiệm vụ cụ thể của Các lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc đã được xác định rất rõ trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII.
Đó là, xây dựng Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó có một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, vững mạnh về chính trị, có chất lượng tổng hợp và có sức mạnh chiến đấu cao, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Trong khi Báo cáo chính trị tại Đại hội XII chỉ xác định nhiệm vụ “ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng”, còn Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII có sự điều chỉnh nhiệm vụ theo hướng “một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại”. Nhiệm vụ này xuất phát từ yêu cầu mới, rất cao và bức thiết phải nhanh chóng hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng và lực lượng.
Ngoài ra, tất cả các nhiệm vụ khác đều hướng tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước trong thời kỳ mới.
- Ông nhận định như thế nào về việc Việt Nam bước đầu khống chế thành công COVID-19 góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng?
Đại dịch COVID-19 đặt ra yêu cầu mới rất cao về một lĩnh vực bảo đảm an ninh quốc gia là an ninh con người liên quan tới an ninh y tế. Từ đại dịch COVID-19, thế giới nhận thấy an ninh y tế trở thành nhân tố mới trong an ninh phi truyền thống.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã kịp thời điều chỉnh nội hàm an ninh quốc gia, trong đó có thêm yếu tố an ninh y tế.
Do đó, việc Việt Nam bước đầu khống chế thành công đại dịch COVID-19 trong khi nhiều quốc gia phát triển hàng đầu thế giới đã thất bại trong cuộc chiến này chứng tỏ sự nhạy bén về chính trị và tầm nhìn chiến lược của Đảng và nhà nước ta về một nguy cơ an ninh phi truyền thống mới và từ đó áp dụng các biện pháp quyết liệt để ngăn ngừa có hiệu quả đại dịch này.
Thành công của Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19 đã góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới.
- Là một bộ phận quan trọng của nền ngoại giao Nhà nước, mục tiêu của đối ngoại quốc phòng là thiết lập, phát triển quan hệ về quốc phòng với các nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng. Việc này có vai trò nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế thế nào, thưa ông?
Trong nhiệm kỳ qua, đối ngoại quốc phòng tiếp tục mở rộng và đi vào chiều sâu, góp phần tạo khuôn khổ để duy trì quan hệ ổn định và bền vững với các đối tác; kết hợp chặt chẽ đối ngoại quốc phòng với bảo đảm an ninh và phát triển kinh tế; chủ động phát hiện và có các phương án đối sách để ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh và xung đột từ sớm, từ xa và kiểm soát tốt các nhân tố có thể gây bất lợi đột biến; nhận thức và giải quyết tốt các mối quan hệ với đối tác và đối tượng; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về quốc phòng-an ninh; làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động.
Đối ngoại quốc phòng góp phần quan trọng trong việc xây dựng và củng cố lòng tin của Việt Nam với các nước nhằm thúc đẩy xu thế hòa bình và ngăn ngừa nguy cơ xung đột; giải quyết tốt quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, trước hết là với các quốc gia thành viên ASEAN; tham gia có trách nhiệm vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Tuyên bố chung của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các nước ASEAN và Tuyên bố chung Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các nước ASEAN với 8 nước đối tác được thông qua tại Hà Nội trong năm 2020 góp phần quan trọng đối với việc đảm bảo hòa bình và ổn định khu vực như cam kết không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa các nước và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trong quan hệ với các nước láng giềng, đối ngoại quốc phòng góp phần duy trì đường biên giới ổn định và môi trường hòa bình. Trên biển, đối ngoại quốc phòng là biện pháp hòa bình hàng đầu để ngăn ngừa nguy cơ bùng nổ xung đột và chiến tranh.
- Xin cảm ơn ông!
Tặng cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ cho ngư dân biên giới biển
Sáng 23-1, Bộ chỉ huy Bô đôi Biên phong (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng phối hợp chinh quyên đia phương huyên Trân Đê, tinh Soc Trăng tô chưc chương trình "Vì chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc".
Đại tá Lê Văn Anh, Phó chính uỷ, BĐBP tỉnh trao cờ tổ quốc và ảnh Bác Hồ cho ngư dân.
Chương trình "Vì chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc" được tổ chức nhằm động viên, khích lệ quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới biển và ngư dân tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới; tích cực vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền biển đảo, lập thành tích xuất sắc chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Dịp này BĐBP tỉnh đã trao tặng 300 lá cờ Tổ quốc và 100 tấm ảnh Bác Hồ, 60 phao cưu sinh cho cac ngư dân trên địa bàn biên giới huyện Trân Đê nhằm chia sẻ kho khăn, cổ vũ, động viên bà con ngư dân đang ngày đêm vươn khơi, bám biển.
Đoàn viên thanh niên các đơn vị ra quân thu gom rác thải.
Trong chuỗi hoạt động của chương trình, Đoàn thanh niên đồn Biên phòng Trung Bình và Hải đội 2, BĐBP tỉnh phối hợp huyện Đoàn Trần Đề đã ra quân thực hiện chương trình "Hãy làm sạch biển", tổ chức dọn vệ sinh, thu gom rác thải tại khu vực cống Bãi Giá, ấp Chợ, xã Trung Bình và cống Kinh Ba, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
47 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Kẻ xâm lược nguỵ tạo ký ức như thế nào? Ngày này 47 năm trước Hoàng Sa của chúng ta bất ngờ bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm. Chắc ít người biết rõ Trung Quốc sau đó đã làm gì và đã tuyên truyền với dân chúng của họ như thế nào. Trung Quốc gia tăng hoạt động phi pháp trên đảo Phú Lâm nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy

Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Vụ nam sinh bị điện giật khi biểu diễn văn nghệ: Nhiều học sinh đã cảnh báo

Công an thông tin nguyên nhân vụ lật xe khách 3 người chết ở Tam Đảo

Hiện trường vụ lật xe khách khiến 3 người tử vong ở Tam Đảo

'Đinh tặc' lại lộng hành trên cầu Vĩnh Tuy?

Lật xe khách 35 chỗ ở Tam Đảo, 3 người tử vong, 14 người nhập viện cấp cứu

Kiến nghị đánh sập 9 hầm khai thác vàng như địa đạo giữa rừng phòng hộ

Một học sinh ở huyện Ba Tơ bị điện giật tử vong khi tham gia hội diễn văn nghệ

Tối nay, người dân TP HCM xem trình diễn 3D Mapping, pháo hoa tại đâu, lúc nào?

Đoàn QĐND Việt Nam tham gia lễ duyệt binh tại Nga tập luyện buổi đầu tiên
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Hàn gây sốc vì chui ra từ vali ở thảm đỏ phim Việt, tưởng "đủ wow" ai ngờ quá ê chề
Hậu trường phim
23:56:07 26/04/2025
Xuân Hinh ước trở lại tuổi 18 với Xuân Bắc, BTV Quang Minh lộ diện sau lùm xùm
Sao việt
23:41:29 26/04/2025
Rodri có thể ra sân ở chung kết FA Cup
Sao thể thao
23:34:42 26/04/2025
Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi
Nhạc việt
23:32:56 26/04/2025
'28 years later': Màn tái xuất đầy hứa hẹn của thương hiệu phim xác sống kinh điển
Phim âu mỹ
23:09:15 26/04/2025
Nữ MC U50: "Tôi trải qua nhiều mối tình sóng gió, trầy da tróc vẩy, giờ sống một mình"
Tv show
22:40:28 26/04/2025
1 hot girl gây dậy sóng khi tự "bóc" chuyện hẹn hò "người tình bí mật" của Lưu Diệc Phi
Sao châu á
22:36:41 26/04/2025
Triệt phá đường dây sản xuất, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả
Pháp luật
22:21:54 26/04/2025
Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU
Thế giới
21:49:22 26/04/2025
Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump
Thế giới số
20:47:10 26/04/2025