‘Chuyên gia, bác sĩ giỏi nhất Việt Nam tập trung cứu chữa cho phi công Anh’
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định các chuyên gia, các bác sỹ giỏi nhất của Việt Nam sẽ tập trung điều trị và cứu chữa cho bệnh nhân người Anh.
“Với tinh thần nhân đạo, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã tập trung và nỗ lực điều trị cho nhiều bệnh nhân nước ngoài. Đa số họ đã được điều trị khỏi bệnh và nhiều người đã trở về nước. Riêng với bệnh nhân là phi công người Anh, do có bệnh lý nền nên có chuyển biến xấu”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết khi đề cập tới tình hình sức khỏe của phi công Anh mắc COVID-19 đang điều trị tại Việt Nam.
“Tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng với nỗ lực cao nhất, các cơ quan y tế Việt Nam, các chuyên gia, các bác sỹ giỏi nhất của Việt Nam sẽ tập trung điều trị và cứu chữa cho bệnh nhân người Anh. Chúng tôi cũng mong muốn bệnh nhân người Anh sớm hồi phục sức khỏe và trở lại cuộc sống bình thường”, bà Hằng nói thêm.
(Ảnh minh họa)
Theo báo cáo của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, sáng 14/5, tình hình phổi phải cuẩ phi công Anh có hình ảnh tràn khí, nhiều B lines mặt trước dưới và bên, xẹp thuỳ sau dưới.
Bệnh nhân tiếp tục thở máy, mở khí quản, lọc máu, kháng sinh, kháng nấm, bơm rửa màng phổi. Tính tới ngày 13/5, nam phi công Anh đã sang ngày thứ 38 can thiệp ECMO, tiên lượng xấu.
Video đang HOT
Đánh giá về hy vọng với trường hợp này, một bác sỹ chuyên về hồi sức tích cực cho biết, ECMO chỉ là can thiệp để duy trì sự sống cho người bệnh trong thời gian chờ phổi phục hồi. Tuy nhiên, phổi của bệnh nhân này rất xấu
Một chuyên gia về truyền nhiễm khác cũng nhận định ghép phổi là cơ hội cuối cùng của bệnh nhân 91. Nếu có tạng để ghép ngay, bệnh nhân có hy vọng cao. Tuy nhiên, bệnh nhân phải tìm được lá phổi tương thích.
Sáng 14/5, ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cho biết khoảng 20 người điện thoại tới trung tâm hỏi thông tin và bày tỏ mong muốn hiến một thùy phổi cho bệnh nhân 91. 6 người liên lạc qua fanpage để bày tỏ mong muốn hiến phổi. Họ đều là người Việt Nam, không quen biết bệnh nhân 91.
Phi công người Anh vẫn rất nguy kịch, sử dụng máy thở không còn hiệu quả
Tình trạng của bệnh nhân người Anh vẫn rất nguy kịch, diễn biến bệnh phức tạp, thất thường, 2 phổi đông đặc nên sử dụng máy thở đã không còn hiệu quả.
Sáng 10/5, thông tin về sức khỏe của bệnh nhân số 91 - phi công người Anh mắc COVID-19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Tiểu ban điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19 cho biết, tình trạng người bệnh vẫn rất nguy kịch.
Hiện bệnh nhân nằm yên/an thần, không sốt, siêu âm tim phổi co bóp đồng bộ, phổi phải hết tràn khí, nhiều bline mặt trước và bên, xẹp thùy sau dưới, ít dịch màng phổi phải, phổi trái nhiều bline mặt trước và bên.
Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị rối loạn đông máu, mắc chứng "cơn bão cytokine" - phản ứng miễn dịch dữ dội - tức hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ.
Ảnh: Minh họa.
Do bệnh nhân kháng toàn bộ các loại thuốc rối loạn đông máu đang được dùng trong nước, Bộ Y tế đã phải đặt mua thuốc hiếm từ nước ngoài để điều trị cho nam bệnh nhân này.
Đây là bệnh nhân COVID-19 nặng nhất hiện nay, quá trình điều trị từ ngày nhập viện rất phức tạp, thất thường. Tính tới ngày 9/5, bệnh nhân vẫn đang có kết quá xét nghiệm nhiều lần âm tính với virus corona nhưng sau đó lại dương tính trở lại.
Đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, hiện cả 2 bên phổi của bệnh nhân đã bị đông đặc, nên sử dụng máy thở không còn hiệu quả. Bệnh nhân được sử dụng thiết bị thay thế tim và phổi, nhưng tình trạng phổi đông đặc kéo dài sẽ khiến cơ quan này trở thành "ổ dịch" để vi khuẩn sinh sôi mạnh trong ký chủ.
Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã đề nghị cân nhắc phương án ghép phổi cho bệnh nhân, với nỗ lực tìm mọi cách cứu chữa. Dự kiến hôm nay ngày 10/5, bệnh nhân này sẽ được hội chẩn liên viện để đánh giá khả năng ghép phổi.
Ngoài phi công người Anh, hiện Việt Nam đang còn 1 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng khác, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Đại diện Tiểu ban điều trị cho biết, đã chuyển sang trạng thái nặng, thở oxy không xâm nhập, phục hồi tốt, giao tiếp tốt. Trong ngày bệnh nhân không sốt. Phổi thông khí rõ, không ran. Kiểm soát huyết áp tốt.
Bệnh nhân hiện đã tự túc ăn cơm, uống nước, đang được bù nước điện giải, điều trị hỗ trợ.
Đây cũng là bệnh nhân mắc COVID-19 có thời gian điều trị dài nhất. Tính tới thời điểm hiện tại, người này đã trải qua hơn 2 tháng điều trị với 3 lần ngưng tim, nhiều lần nguy kịch.
Sáng 10/5, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19, Việt Nam đã bước sang ngày thứ 24 liên tiếp không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng.
Hiện cả nước có tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 11.130.
Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện: 180; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.146 và cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 4.804. Nước ta có tổng cộng 148 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Tính tới thời điểm hiện tại, nước ta ghi nhận 288 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó, đã chữa khỏi/cho xuất viện 241 bệnh nhân.
47 người bệnh còn lại đang được điều trị tại các cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.
Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ, thì 4 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus corona và 13 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên.
'Bệnh nhân 22' âm tính trở lại khi về Anh Xét nghiệm của cơ quan y tế Anh cho thấy "bệnh nhân 22" âm tính, dù lúc ở TP HCM trước khi về nước người này dương tính nCoV. Tối 17/4, bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, cho biết Tổng lãnh sự quán Anh tại TP HCM vừa thông báo kết quả xét...