Chuyên gia Bắc Kinh chê tên lửa Đài Loan ‘vô dụng’
Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc đại lục cho rằng tên lửa Vạn Kiếm của Đài Loan không đủ sức tấn công các mục tiêu như thiết kế.
Truyền thông Đài Loan đưa tin một tiêm kích của hòn đảo ngày 11/11 phóng thử thành công Vạn Kiếm, mẫu tên lửa hành trình được cho là có khả năng tấn công các mục tiêu ở bờ biển phía đông nam Trung Quốc đại lục. Tên lửa Vạn Kiếm do Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn của Đài Loan phát triển, đạt tầm bắn tối đa 200 km.
Tuy nhiên, Global Times, tờ báo thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 15/11 đăng bài viết dẫn lời các chuyên gia quân sự nước này cho rằng tên lửa Vạn Kiếm của Đài Loan không thể đạt được năng lực chiến đấu như truyền thông hòn đảo đưa tin.
Ngụy Đông Húc, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, nhận định tên lửa của Đài Loan sử dụng một phần thiết kế của Mỹ, có thể được sử dụng làm vũ khí tầm xa nhằm chống lại các chiến dịch đổ bộ hoặc chủ động tấn công cơ sở quân sự của đối phương.
“Dù có thể gây ra mối đe dọa tiềm tàng, tên lửa này vẫn dễ dàng bị đánh bại. Khả năng tác chiến của Đài Loan không có gì nổi trội”, Ngụy nói. “Với hệ thống cảnh báo sớm rộng lớn và khả năng giành ưu thế trên không của Trung Quốc đại lục, tiêm kích Đài Loan sẽ bị tiêu diệt trước khi chúng kịp phóng tên lửa”.
Video đang HOT
Chuyên gia này nhận định nếu tiêm kích Đài Loan kịp phóng một số tên lửa Vạn Kiếm trước khi bị tiêu diệt, số tên lửa này cũng trở nên vô dụng bởi chúng có thể bị phòng không của quân đội Trung Quốc (PLA) bắn hạ do bay với vận tốc thấp, dễ bị radar phát hiện và bám bắt mục tiêu.
Tên lửa Vạn Kiếm được trưng bày tại căn cứ lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan ở Bành Hồ, ngày 22/9. Ảnh: CNA .
Một số chuyên gia Trung Quốc nhận định tên lửa Vạn Kiếm thực chất là bom chùm, loại vũ khí PLA đang sở hữu với công nghệ tốt hơn. Trung Quốc phát triển nhiều loại bom chùm, một số có biến thể xuất khẩu, và từng nhiều lần giới thiệu chúng trong các triển lãm hàng không.
Truyền thông Trung Quốc hồi giữa tháng 8 giới thiệu bom thông minh Thiên Lôi 500, có thể mang 6 loại bom con khác nhau với số lượng tới 240 quả, đủ sức oanh tạc khu vực rộng hơn 6.000 m2. Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định chỉ một quả Thiên Lôi 500 là đủ vô hiệu hóa một sân bay, song các chuyên gia phương Tây hoài nghi về năng lực loại vũ khí này.
Đài Loan thử tên lửa vài lần trong những tháng qua trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bờ eo biển leo thang. PLA sau đó điều nhiều máy bay quân sự và tàu hải quân áp sát Đài Loan, khiến hòn đảo nhiều lần triển khai tiêm kích để ứng phó.
Khu vực eo biển Đài Loan. Đồ họa: Google .
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực quân sự lên đảo Đài Loan khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh hòn đảo với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Đài Loan gần đây chi hàng chục tỷ USD để mua sắm vũ khí mới của Mỹ nhằm nâng cao năng lực phòng thủ, bao gồm tiêm kích F-16, tên lửa Harpoon phóng từ mặt đất cùng nhiều loại khí tài khác. Trung Quốc nhiều lần chỉ trích Mỹ duyệt bán vũ khí cho Đài Loan, tuyên bố “sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết” để bảo vệ chủ quyền.
Tiêm kích Đài Loan bám đuôi máy bay săn ngầm Trung Quốc
Lực lượng phòng vệ Đài Loan điều tiêm kích theo dõi sau khi máy bay săn ngầm Trung Quốc bay vào vùng nhận diện phòng không quanh hòn đảo.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan hôm qua công bố hình ảnh máy bay săn ngầm Y-8 Trung Quốc bị tiêm kích của hòn đảo bám sát ngày 1/10, thêm rằng lực lượng này đã "phát cảnh báo xua đuổi qua điện đàm và triển khai các hệ thống tên lửa phòng không để giám sát" sau khi máy bay Y-8 xâm nhập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) phía tây hòn đảo.
Máy bay Y-8 Trung Quốc bị tiêm kích Đài Loan bám đuôi hôm 1/10. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan.
Đây là lần đầu máy bay Trung Quốc áp sát đảo Đài Loan trong tháng 10. Trong tháng 9, Trung Quốc nhiều lần triển khai tiêm kích, oanh tạc cơ diễn tập quanh hòn đảo, trong đó đợt áp sát lớn nhất diễn ra ngày 18-19/9, khi 37 máy bay các loại hoạt động trên eo biển Đài Loan, nhiều chiếc băng qua "đường trung tuyến" phân cách hai bờ eo biển.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan ngày 21/9 thông báo thay đổi quy tắc giao chiến, cho phép binh sĩ "tấn công trước" để tự vệ, nhưng yêu cầu họ tuân thủ nghiêm ngặt quy định không làm leo thang căng thẳng với Bắc Kinh. Truyền thông Đài Loan cho rằng việc điều chỉnh quy tắc giao chiến này cho phép lực lượng phòng vệ Đài Loan trên tiền tuyến được khai hỏa nếu họ xác định rằng đối phương có ý định tấn công, nhưng họ sẽ phải nhận được sự phê chuẩn từ cấp trên.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực quân sự với hòn đảo khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Đài Loan khoe tên lửa đối đất ở căn cứ tiền phương Lực lượng vũ trang Đài Loan khoe tên lửa hành trình Vạn Kiếm khi lãnh đạo Thái Anh Văn thăm căn cứ quân sự tiền phương trên đảo Bành Hồ. Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn thăm căn cứ của lực lượng phòng vệ ở đảo Bành Hồ trên eo biển Đài Loan hôm 22/9, trong bối cảnh Bắc Kinh tuần trước...