Chuyên gia Anh: Thúc đẩy Ukraine gia nhập EU quá nhanh có thể phản tác dụng
Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng việc đẩy nhanh tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine trong khi xung đột với Liên bang Nga chưa chấm dứt có thể không mang lại hiệu quả tích cực cho cả Kiev và EU, nếu không đi kèm các điều kiện cải cách cụ thể và lộ trình rõ ràng.
Cờ Liên minh châu Âu (EU) và cờ Ukraine tại Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ Politico ngày 12/5, ông Mat Whatley – cựu sĩ quan quân đội Anh, từng là Trưởng Phái bộ Giám sát đặc biệt của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Donetsk và là quản lý cấp cao của Phái bộ Giám sát EU tại Georgia – nhận định rằng việc đẩy nhanh kết nạp Ukraine vào EU hiện nay chủ yếu xuất phát từ động cơ chính trị, hơn là dựa trên đánh giá thực chất về nền tảng pháp lý, hành chính và khả năng vận hành bộ máy của quốc gia này.
Theo ông Whatley, từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát, đặc biệt dưới tác động từ sự thay đổi chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã có xu hướng đẩy mạnh các cam kết chính trị nhằm bảo đảm Ukraine duy trì định hướng gắn kết với phương Tây. Một trong số đó là quyết định trao tư cách ứng cử viên EU cho Ukraine vào năm 2022, cùng với những lời kêu gọi rút ngắn tiến trình gia nhập.
Tuy nhiên, việc kết nạp Ukraine trong thời điểm hiện tại đặt ra nhiều thách thức đáng kể, không chỉ về thể chế mà còn về tài chính. Nếu trở thành thành viên, Ukraine có thể trở thành quốc gia nhận hỗ trợ ngân sách lớn nhất từ EU, điều có thể gây mất cân đối nghiêm trọng trong phân bổ nguồn lực và dẫn đến bất đồng giữa các nước thành viên hiện tại.
Một trong những vấn đề then chốt được nêu ra là tình trạng tham nhũng kéo dài. Dù đã thực hiện nhiều cải cách, khảo sát năm 2024 của Cơ quan Phòng chống Tham nhũng Quốc gia Ukraine cho thấy 90% người dân vẫn cho rằng tham nhũng phổ biến ở mọi cấp, thậm chí nhiều người coi đây là mối đe dọa lớn hơn cả chiến tranh. Một số cơ quan chống tham nhũng bị cáo buộc là công cụ chính trị, chịu sự chi phối từ các nhóm thân cận với chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky.
Video đang HOT
Cựu Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker từng nhận định vào năm 2023 rằng Ukraine chưa đáp ứng các tiêu chí về pháp quyền để có thể gia nhập EU và khẳng định “bất kỳ ai từng làm việc với Ukraine đều nhận thấy mức độ tham nhũng ở mọi tầng lớp xã hội”. Mặc dù cảnh báo này từng nhận được nhiều sự đồng thuận, nhưng trong bối cảnh chiến sự kéo dài, các quan điểm thận trọng như vậy hiện không còn được chú ý rộng rãi.
Tác giả bài viết cũng dẫn trường hợp Montenegro – quốc gia có dân số chỉ bằng khoảng 1/60 so với Ukraine – vẫn chưa thể trở thành thành viên EU sau hơn một thập kỷ đàm phán, do tồn tại những vướng mắc về cải cách và minh bạch hóa. Từng sai lầm trong việc kết nạp Bulgaria và Romania năm 2007 khi chưa hoàn thiện thể chế là lý do khiến Brussels ngày càng thận trọng hơn với các ứng viên mới.
Theo ông Whatley, việc đẩy nhanh kết nạp Ukraine mà không đi kèm các điều kiện cải cách thực chất không chỉ làm suy yếu tính chính danh và tiêu chuẩn nội bộ của EU, mà còn có thể làm giảm lòng tin của người dân Ukraine nếu tiến trình bị đình trệ trong tương lai. Đồng thời, việc linh hoạt hóa các tiêu chí gia nhập cho Ukraine cũng có thể làm gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia thành viên hiện tại, trong đó có Hungary – quốc gia từng nhiều lần sử dụng quyền phủ quyết để phản đối các quyết định của khối liên quan đến pháp quyền và ngân sách.
Ông Whatley nhấn mạnh rằng điều EU cần lúc này không phải là những cam kết mang tính hình thức, mà là một cơ chế hỗ trợ có điều kiện, ổn định và dài hạn cho Ukraine. Trong đó, cần ưu tiên tăng cường năng lực phòng thủ, củng cố thể chế và bảo đảm rằng Ukraine có đủ vị thế trong bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai.
Ông cho rằng nếu EU không thể hiện cam kết một cách thận trọng và có trách nhiệm, thì việc đưa ra lời hứa gia nhập dành cho Ukraine mà thiếu các điều kiện ràng buộc và cơ chế thực thi rõ ràng có thể không những không giúp tăng cường ổn định cho Kiev, mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây xáo trộn trong nội bộ EU về lâu dài.
Bên trong kế hoạch đối phó với 'cơn bão' UAV và tên lửa của quân đội Anh
Quân đội Anh đang tích cực chuẩn bị đối phó với "cơn bão" thiết bị bay không người lái (UAV) và tên lửa bằng hệ thống phòng không mặt đất tiên tiến.
Thiết bị bay không người lái (UAV) ngày càng được sử dụng nhiều trên chiến trường. Trong ảnh là binh sĩ thuộc lữ đoàn cơ giới số 28 của quân đội Ukraine đang điều kiển UAV. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine/X
Chuyên trang quân sự armyrecognition.com dẫn một báo cáo mới được Quốc hội Anh công bố ngày 23/4/2025 cho biết Bộ Quốc phòng Anh (MoD) đang tích cực thúc đẩy chương trình hiện đại hóa Hệ thống Phòng không Mặt đất (GBAD) nhằm đối phó với sự gia tăng của chiến tranh bằng thiết bị bay không người lái và các mối đe dọa từ tên lửa tiên tiến. Sáng kiến này được xem là nền tảng trong quá trình chuyển đổi của Lục quân Anh và là yếu tố then chốt để bảo vệ các lực lượng Anh cũng như đồng minh trước thực tế của chiến tranh thế kỷ 21.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Maria Eagle trình bày trước Quốc hội rằng chương trình GBAD được thiết kế để xây dựng một hệ thống phòng không tích hợp, nhiều tầng. Cách tiếp cận này đảm bảo khả năng ứng phó hiệu quả với nhiều loại mối đe dọa trên không, bao gồm hệ thống bay không người lái (UAS), máy bay phản lực tốc độ cao và tên lửa hành trình ở các độ cao cũng như các khoảng cách khác nhau. Kiến trúc hệ thống đang được phát triển bao gồm năng lực đối phó với các mục tiêu bay nhỏ, phòng không tầm ngắn (SHORAD) và phòng không tầm trung (MRAD).
Theo lộ trình đề ra, Lục quân Anh đặt mục tiêu đạt được năng lực vận hành ban đầu (IOC) đối với hệ thống phòng không tầm trung vào tháng 7/2026. Cột mốc này bao gồm việc triển khai hai trung tâm điều hành tên lửa đất đối không và hai hệ thống mạng không dây tiên tiến (WEN). Đến tháng 6/2027, chương trình sẽ tích hợp thêm 800 tên lửa đa năng hạng nhẹ (LMM) do tập đoàn Thales Belfast sản xuất - các loại vũ khí dẫn đường chính xác, đa mục tiêu, thích hợp để tiêu diệt UAS, trực thăng và máy bay hạng nhẹ.
Cuộc xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine đã tái định hình mạnh mẽ cách nhìn nhận đối với yêu cầu phòng không hiện đại. Việc sử dụng thiết bị bay không người lái, đạn tuần kích một cách phổ biến với chi phí thấp và các đợt tấn công tên lửa tầm xa của cả hai bên đã phơi bày những lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống phòng thủ truyền thống. Các lực lượng Ukraine phụ thuộc nhiều vào hệ thống phòng không di động và công nghệ gây nhiễu để vô hiệu hóa các mối đe dọa, trong khi chiến thuật của Liên bang Nga cho thấy sức tàn phá của các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái và tên lửa tập trung quy mô lớn.
Đối với các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) như Anh thì những bài học này có tính bước ngoặt. Trong một cuộc mô phỏng chiến tranh năm 2022 thông qua sử dụng hệ thống huấn luyện Gladiator, khả năng phòng không hiện tại của Anh đã bộc lộ nhiều hạn chế. Kết quả mô phỏng cho thấy một cuộc tấn công tên lửa phối hợp quy mô lớn có thể dễ dàng áp đảo hệ thống phòng thủ ở Anh, gây thiệt hại nặng nề cho cơ sở hạ tầng quân sự then chốt của nước này. Vì vậy, chương trình GBAD không chỉ đơn thuần là một bản cập nhật mà còn là một nhu cầu thiết yếu để phòng thủ trước tất cả các loại đe dọa trên không hiện đại.
Dẫn đầu sáng kiến này là Nhóm Phòng không số 7 của Lục quân Anh, có trụ sở tại doanh trại Baker, trên đảo Thorney. Nhóm này bao gồm Trung đoàn Pháo binh Hoàng gia số 12 (vận hành hệ thống tên lửa tốc độ cao Starstreak) và Trung đoàn Pháo binh Hoàng gia số 16 (vận hành hệ thống Sky Sabre tiên tiến). Các đơn vị này được hỗ trợ bởi Trung đoàn Pháo binh Hoàng gia dự bị 106 (Yeomanry).
Hệ thống Sky Sabre, chính thức đưa vào sử dụng năm 2022 để thay thế hệ thống Rapier đã lỗi thời, mang lại năng lực vượt trội. Hệ thống Sky Sabre tích hợp radar, hệ thống điều khiển chỉ huy và hệ thống phóng tên lửa, cho phép dẫn đường đồng thời nhiều tên lửa nhắm vào các mục tiêu khác nhau, giúp Anh có được lợi thế then chốt trong môi trường đe dọa cao, nơi bị bão hòa bởi thiế bị bay không người lái hoặc tên lửa hành trình.
Nhận thức được mối đe dọa ngày càng tăng từ thiết bị bay không người lái, chương trình GBAD đã bắt đầu triển khai năng lực đối phó với hệ thống bay không người lái (C-UAS) cho các đơn vị tác chiến bộ binh. Mặc dù năng lực hiện tại còn hạn chế, nhưng các nỗ lực đang được tiến hành để mở rộng và nâng cao chúng.
Anh đang chuyển hướng tập trung vào các giải pháp C-UAS phi truyền thống như vũ khí năng lượng định hướng và hệ thống gây nhiễu điện từ. Một trong những sáng kiến mới là Vũ khí năng lượng điện từ tần số vô tuyến định hướng (RFDEW), được phát triển để vô hiệu hóa thiết bị bay không người lái bằng các xung năng lượng vô tuyến mạnh. Đầy là một phương án hiệu quả và có thể tái sử dụng thay thế đạn dược truyền thống trên chiến trường bị bão hòa bởi thiết bị bay không người lái.
Chương trình GBAD không chỉ là một yêu cầu chiến thuật mà còn là một khoản đầu tư công nghiệp. Việc đặt mua 800 tên lửa LMM từ Thales Belfast cho thấy Anh có ý định củng cố năng lực sản xuất quốc phòng trong nước. Điều này phù hợp với các mục tiêu rộng lớn được nêu trong Báo cáo Đánh giá Tích hợp và Tài liệu Chỉ huy Quốc phòng, nhấn mạnh năng lực tự chủ quốc phòng, khả năng tương tác với NATO và sự sẵn sàng cho các cuộc xung đột quy mô lớn.
Trong bối cảnh bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng, cùng với việc NATO phải thích ứng với môi trường đe dọa mới do hành động của Liên bang Nga và sự phát triển quân sự của Trung Quốc, việc Anh chú trọng nâng cao năng lực GBAD là hành động kịp thời và thiết yếu. Hệ thống Phòng không Mặt đất sẽ không chỉ bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu và lực lượng triển khai mà còn tạo chiều sâu chiến lược trong các hoạt động liên minh.
Khi các học thuyết quân sự toàn cầu đang thay đổi dưới áp lực của sự phổ biến thiết bị bay không người lái và năng lực tấn công chính xác, chương trình hiện đại hóa GBAD của Anh là bước đi quyết đoán nhằm đảm bảo khả năng chiến đấu lâu dài cho các lực lượng của nước này. Chương trình GBAD, với cấu trúc tích hợp các năng lực vũ khí truyền thống và phi truyền thống, cùng triết lý phòng thủ nhiều tầng, đánh dấu sự thay đổi mang tính cách mạng trong chiến lược phòng không của Anh. Đây là một thay đổi sẽ định hình an ninh của quần đảo Anh và các đồng minh trong nhiều năm tới.
Các nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới Ukraine Bộ trưởng Quốc phòng Anh tuyên bố quân đội Anh có thể được gửi đến Ukraine để hỗ trợ huấn luyện trong cuộc chiến chống lại Nga. Lính NATO tập trận (Ảnh: Getty). "Anh cần làm cho hoạt động huấn luyện phù hợp hơn với những gì Ukraine cần", Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey tuyên bố hôm 19/12. Các nguồn tin...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhà Trắng mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

Tương lai nào cho Syria trước bước ngoặt lịch sử?

Lũ quét chia cắt nhiều vùng của Australia

Chưa có đột phá cho tình hình Ukraine

WHO thông qua thỏa thuận về ứng phó đại dịch

Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ thời điểm Nga đưa ra đề xuất ngừng bắn với Ukraine

Ông sui của Tổng thống Trump chính thức trở thành Đại sứ Mỹ tại Pháp

Bác sĩ Trung Quốc khuyên phụ nữ ngắm 'đàn ông cơ bắp' để giảm stress

Làn sóng tẩy chay Thổ Nhĩ Kỳ ở Ấn Độ: Nguyên do và tác động

Tác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị Mỹ

Bộ trưởng Nhật bị khiển trách vì nói được tặng gạo nên 'chưa từng mua'

EU cân nhắc áp phí cố định 2 euro cho kiện hàng nhập khẩu giá trị thấp
Có thể bạn quan tâm

Bát mì của cô giúp việc ngày đầu đi làm cho nhà đại gia thu hút 3 triệu người: Soi kỹ mới biết lý do
Netizen
15:46:59 21/05/2025
Cristiano Ronaldo đánh nhau với đồng đội
Sao thể thao
15:42:26 21/05/2025
Xe máy điện nào phù hợp cho sinh viên?
Xe máy
15:41:37 21/05/2025
TLinh được săn đón ở trời Tây, nối gót thầy Suboi, đưa âm nhạc Việt ra quốc tế
Sao việt
15:39:46 21/05/2025
Cặp sao Việt lộ bằng chứng phim giả tình thật rõ như ban ngày, tình cỡ này bảo sao bị đồn hẹn hò suốt 2 năm
Hậu trường phim
15:33:21 21/05/2025
Sốc: 1 nam diễn viên nổi tiếng bị tuyên hơn 3 năm tù giam vì quan hệ với người dưới 16 tuổi
Sao châu á
15:29:02 21/05/2025
Thói quen sờ tay lên mặt gây hại gì cho làn da?
Làm đẹp
15:28:02 21/05/2025
Nhóm nữ "cướp hit" của BLACKPINK, đến câu khẩu hiệu cũng mất?
Nhạc quốc tế
15:17:37 21/05/2025
Diễn viên gợi tình nhất thế giới khoe hình xăm và thân hình sexy tuổi 41
Sao âu mỹ
15:03:10 21/05/2025
Loạt xe SUV hạng C đua nhau giảm giá tại Việt Nam, cao nhất 230 triệu đồng
Ôtô
14:10:12 21/05/2025