Chuyên gia: 30% bệnh nhân “hậu Covid-19″ bị stress, trầm cảm
Thống kê cho thấy có 30-40% bệnh nhân Covid-19 sau khi khỏi bệnh gặp vấn đề lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và stress sau sang chấn.
Thông tin này được thầy thuốc ưu tú, BS Đinh Quang Thanh, Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp TPHCM, cho biết tại hội thảo trực tuyến Phục hồi chức năng hậu Covid-19 diễn ra chiều 1/10.
BS Thanh đánh giá, bệnh nhân Covid-19 có thể để lại rất nhiều di chứng sau điều trị khỏi bệnh. Theo ông, điển hình nhất là di chứng ở phổi, khó thở, giảm khả năng gắng sức và thiếu oxy… những triệu chứng và dấu hiệu thường dai dẳng.
Hạn chế sinh lý phổi, tổn thương dạng kính mờ và xơ phổi trên hình ảnh học đã được ghi nhận khi theo dõi những người sống sót sau Covid-19. Có 20-30% huyết khối vi mạch phổi và huyết khối lớn đã được quan sát thấy ở bệnh nhân mắc bệnh.
Các tình trạng trên thường xuất hiện 4-6 tuần sau khi xuất viện đối với những người bị Covid-19 cấp tính thể nặng, thể nguy kịch, lớn tuổi hoặc có nhiều bệnh đi kèm.
Theo các bác sĩ, bệnh nhân Covid-19 có thể để lại rất nhiều di chứng sau điều trị khỏi bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân có nhiều ảnh hưởng về tim mạch, huyết học, thận, đặc biệt là di chứng tâm thần kinh. Cụ thể, họ có thể gặp những bất thường dai dẳng có thể bao gồm mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, rối loạn thần kinh thực vật và suy giảm nhận thức (chứng sương mù não).
Thống kê cho thấy có 30-40% những người sống sót sau Covid-19 gặp vấn đề lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).
Các tác nhân góp phần gây ra bệnh lý thần kinh trong Covid-19 chủ yếu do sự rối loạn điều hòa miễn dịch, viêm, huyết khối vi mạch, tác dụng gây đông máu của thuốc và tác động tâm lý xã hội; ngoài ra có thể do nhiễm virus trực tiếp, viêm thần kinh, và thoái hóa thần kinh.
Hàng loạt cuộc khám nghiệm tử thi đã chỉ ra rằng SARS-CoV-2 có thể gây ra những thay đổi trong nhu mô não và mạch máu, dẫn đến tình trạng viêm ở tế bào thần kinh, tế bào hỗ trợ và mạch máu não.
20-40% bệnh nhân xuất viện khỏi ICU được ghi nhận rõ ràng vấn đề suy giảm nhận thức lâu dài.
Theo các bác sĩ, SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương đa cơ quan, trong đó chính yếu là tổn thương cơ quan hô hấp,
Từ thực tế điều trị các bệnh nhân hậu Covid-19 tại bệnh viện, bác sĩ Thanh cho rằng, các liệu pháp tiêu chuẩn nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa đối với các biến chứng thần kinh như đau đầu.
Đánh giá thêm về tâm thần kinh nên được xem xét trong bối cảnh bệnh sau cấp tính ở bệnh nhân suy giảm nhận thức, cũng như cần có các công cụ sàng lọc tiêu chuẩn để xác định bệnh nhân lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, PTSD, rối loạn chuyển hóa máu và mệt mỏi.
Video đang HOT
Bác sĩ nhận định, sắp tới nhu cầu chăm sóc sức khỏe với những hậu quả Covid-19 để lại sẽ tiếp tục tăng. Việc chăm sóc những bệnh nhân Covid-19 không chỉ là thời gian nằm viện mà cần phối hợp nhóm đa chuyên môn để tiếp tục chăm sóc cho những bệnh nhân này khi xuất viện điều trị ngoại trú.
“Cần ưu tiên điều trị những trường hợp có nguy cơ cao của tình trạng hậu Covid-19 cấp tính, gồm bệnh nhân thể nặng, nguy kịch, những người dễ tổn thương (như người già, người sau ghép tạng, tiền sử ung thư,…) và những người có triệu chứng dai dẳng khó chịu.
Phải thiết lập các phòng khám chuyên về Covid-19, có nhiều chuyên gia để có thể hỗ trợ cùng chăm sóc bệnh nhân” – bác sĩ Quang Thanh nói.
TS.BS Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp chia sẻ, khi số lượng bệnh nhân khỏi Covid-19 tăng lên, ngành Phục hồi chức năng càng có vai trò rõ rệt trong việc hạn chế đến mức tối thiểu các di chứng.
“SARS-CoV-2 gây tổn thương đa cơ quan, trong đó chính yếu là tổn thương cơ quan hô hấp, vì vậy phục hồi chức năng hô hấp giữ vai trò chủ đạo. Bên cạnh đó, phải hết sức lưu ý đến việc phục hồi chức năng nhằm hạn chế di chứng đến các nhóm cơ quan khác” – TS.BS Phan Minh Hoàng khuyến cáo.
Stress và sang chấn tâm lý vì COVID-19: Có lúc nhìn sang nhau thấy ai cũng khóc
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tổn thất to lớn cho toàn nhân loại suốt 2 năm qua, cướp đi sinh mạng của hơn 4,5 triệu người, gây tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội..., cùng những nỗi đau vô hình không đong đếm nổi.
Định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới: "Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật"
Vấn đề tinh thần có vai trò quan trọng trong khái niệm sức khỏe. Trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 dài đằng đẵng suốt 2 năm qua, mỗi ngày chúng ta đều thấy tràn ngập những con số đong đếm được như: Ca mắc, ca nặng, rồi tử vong, số người khỏi bệnh... Nhưng còn một thứ vô hình - những hậu quả gián tiếp của đại dịch thì không thể thống kê. Đó là stress, là những sang chấn tâm lý nặng nề, kéo dài, gây ra nhiều rối loạn tâm thần.
Ảnh minh họa
Sang chấn tâm lý là gì?
Sang chấn tâm lý là những hậu quả của phản ứng cơ thể trước những tình huống căng thẳng hay mang tính chất đe dọa đến cuộc sống, khiến cá nhân trải nghiệm sự quá tải về cảm xúc và thể chất, để lại những hậu quả lâu dài về các khía cạnh như thể chất, cảm xúc, xã hội hay tinh thần.
Nguyên nhân của sang chấn tâm lý
Nguyên nhân gây sang chấn tâm lý có rất nhiều loại. Đó thường là: Các sự kiện tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến con người, làm đảo lộn cuộc sống của con người; Những sự kiện làm con người đau khổ, đe dọa tính mạng, hay gây ra tổn hại về tinh thần nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kinh tế, làm đổ vỡ kinh tế của gia đình, làm suy sụp và không có khả năng chống đỡ; Các thảm họa thiên tai, lũ lụt trôi hết nhà cửa, chết người; Các vấn đề về bạo lực tại gia đình, trường học, hiếp dâm, cưỡng bức; Những tai nạn mất đi người thân, mất việc làm, phá sản, những vấn đề về gia đình như ly hôn, ly thân, sự ra đi đột ngột của người thân, mất việc, nợ nần...
Hậu quả của sang chấn tâm lý
Sang chấn tâm lý gây ra nhiều hậu quả về mặt cơ thể và tinh thần, gây ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể:
Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương: Gây ra các biến đổi có thể gây teo não, thoái hóa não ở những vùng khác nhau, gây ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng nhận thức, học tập.
Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua hệ thống thần kinh nội tiết, làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Do đó những người gặp phải sang chấn tâm lý thường suy giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh lý khác.
Ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch: Thông qua tác động đến hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống thần kinh ngoại biên, stress ảnh hưởng nhiều đến hệ thống tim mạch. Đặc biệt là huyết áp và nhịp tim là dễ nhận thấy nhất, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng. Sang chấn tâm lý có thể gây ảnh hưởng đến co thắt mạch vành, gây cảm giác đau ngực, thậm chí có thể nhồi máu cơ tim.
Ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa: Làm giảm sự ngon miệng, rối loạn bài tiết các men tiêu hóa, acid ở đường tiêu hóa, dẫn đến loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, rối loạn vi khuẩn ở đường ruột...
Ảnh hưởng đến hệ nội tiết: Sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến rất nhiều tuyến nội tiết trong cơ thể. Hệ thống trục dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến tụy, hệ thống adrenalin trong cơ thể đều bị ảnh hưởng.
Do ảnh hưởng đến các hệ thống cơ quan trong cơ thể như trên, sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến cơ thể bạn, đến ý nghĩ, cảm xúc và hành vi của bạn.
Các biểu hiện thường thấy như đau đầu, co cứng cơ, căng cơ, đau tức ngực, mệt mỏi, giảm khả năng ham muốn tình dục, đau dạ dày, có những vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, ngủ mơ, ác mộng...
Ảnh hưởng đến cảm xúc: Mắc các chứng lo âu, bồn chồn, bứt dứt, khó chịu, hoảng sợ, trầm cảm, dễ kích thích, bực bội, kích động,
Ảnh hưởng đến hành vi: Ăn uống vô độ, hoặc chán ăn, sử dụng rượu, hoặc chất kích thích như ma túy tổng hợp, bóng cười. Sử dụng các chất dạng thuốc phiện, sử dụng thuốc lá. Thu rút các mối quan hệ xã hội, hạn chế vận động thể dục thể thao.
Sang chấn tâm lý trong đại dịch COVID-19: Đừng quên một nỗi đau vô hình
Không ít nhân viên y tế bị sang chấn tâm lý trong đại dịch COVID-19.
Hơn 1.000 trẻ bị mất cha mẹ trong thời gian xảy ra làn sóng lần thứ 4 của dịch COVID-19 tại Việt Nam. Đó là những con số biết nói. Chứng kiến cảnh người thân mình ra đi, để lại những trẻ thơ không bố không mẹ. Rồi người thân của mình ra đi trong sự cô đơn, đó thực sự là những sang chấn tâm lý nặng với tất cả chúng ta.
Đại dịch COVID-19 là một sang chấn tâm lý nặng nề và dai dẳng, gây ra hậu quả nghiêm trọng về tâm lý với rất nhiều người. Đó là tình trạng: Chứng kiến sự ra đi của người thân đột ngột, không có người đưa tiễn, trong một gia đình có nhiều người ra đi; Vào điều trị COVID -19 trong các bệnh viện dã chiến, chứng kiến cảnh nhiều người nằm điều trị, chứng kiến sự ra đi của người bệnh cùng phòng, khi ra viện sẽ có những di chứng khó hồi phục hoàn toàn.
Tình trạng kinh tế suy sụp kéo dài trong hơn hai năm qua, đặc biệt nhiều ngành nghề gần như không hoạt động gì, dẫn đến nạn thất nghiệp, thu nhập giảm như các ngành nghề du lịch, nhà hàng, khách sạn, cho thuê nhà, đất... là nguyên nhân dẫn đến nhiều rối loạn tâm lý lo âu, trầm cảm. Họ đã phải đi khám bệnh, nằm viện điều trị... Cứ như vậy như một vòng xoắn bệnh lý không thoát ra được.
BS. Trịnh Thị Bích Huyền - bác sĩ chuyên ngành Tâm thần cho biết: "Tình trạng phong tỏa kéo dài, có những khu vực phong tỏa hai, ba tháng, người dân trong tình trạng cách ly, chỉ ở trong nhà một mình, không có giao tiếp với bên ngoài, dẫn đến tình trạng cô lập về xã hội, căn nguyên dẫn tới trầm cảm, lo âu".
BS. Trịnh Thị Bích Huyền - bác sĩ chuyên ngành Tâm thần
Nhiều người mắc các bệnh lý mạn tính hoặc bệnh cấp tính vì những lý do sợ lây nhiễm COVID -19, vì phong tỏa nên không thể tiếp cận với dịch vụ y tế kịp thời, làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Học sinh học online nhiều, thời gian tiếp xúc với mạng internet, điện thoại, máy tính nhiều, thiếu những mối quan hệ giao tiếp ngoài xã hội. Bố mẹ cũng có những xáo trộn trong cuốc sống bởi trường lớp đóng cửa, con ở nhà học nên phải có người trông và chăm sóc chúng, lo mua sắm trang thiết bị để đảm bảo việc học online... Trẻ tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử dễ dẫn đến tình trạng nghiện game, nghiện điện tử.
Và ở đây chúng tôi không thể không nói đến đội ngũ y bác sĩ xa gia đình vào vùng tâm dịch, làm việc trong môi trường khắc nghiệt, nắng, nóng, không có điều hòa, mặc những bộ quần áo phòng dịch trong nhiều giờ. Trong các bệnh viện dã chiến chứng kiến một số lượng lớn bệnh nhân nặng, ra đi trong khi mình bất lực không làm được gì cho người bệnh. Đó là một sang chấn tâm lý lớn. Chính họ đã chứng kiến sự ra đi của đồng nghiệp mình mà không thể làm được điều gì.
Có những y bác sĩ ra đi nhận nhiệm vụ trong vùng tâm dịch, bố hoặc mẹ ra đi mãi mãi mà không gặp được con. Họ chỉ biết âm thầm chịu đựng và cũng có những người đã rơi vào khủng hoảng về tinh thần trầm trọng bởi vì nhân viên y tế cũng là người như những người bình thường khác...
"Có người vừa nói chuyện ít ngày trước, sau đã vĩnh viễn bất động.
Lại có những cuộc gọi dài của người nhà bệnh nhân cứ dồn dập đến và hầu như họ đều chết lặng hoặc thảng thốt không dám tin khi nhận thông báo từ bác sĩ nên công việc cũng rấp áp lực.
Lúc đầu tôi và cộng sự của mình rất khó ngủ. Nếu triền miên thế ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Người nọ chỉ người kia cách giữ cân bằng tâm lý, chặn lại các mệt mỏi kéo dài. Làm công việc này thực sự cảm xúc rất khó diễn tả.
BS Nguyễn Thanh Huy, Trung tâm hồi sức người bệnh COVID-19 Bệnh viện Trung ương Huế tại TP.HCM
Để không rơi vào khủng hoảng sâu về tinh thần, chúng tôi rèn luyện ý nghĩ xem đó là người thân, là ruột thịt của mình và tự nhủ, đừng hoảng, đừng sốc. Mỗi người nén lại lòng mình một chút. Đau nhất là khi liên lạc gia đình để báo dòng tin không ai mong muốn.
Nhiều đêm, cả đội lo công đoạn cuối sau khi gói ghém, vệ sinh nhiều tử thi nhìn sang nhau ai cũng đang khóc. Chúng tôi cầu cho người ra đi thanh thản, hãy xem y bác sĩ tiễn đưa cuối cùng này là người thân, cầu cho dịch bệnh sẽ nhanh chóng qua đi. Giải pháp tinh thần này cũng giúp tôi vơi bớt nặng nề.
Giữ không nao núng tinh thần, tôi cùng các đồng nghiệp tìm cách an ủi thân nhân người bệnh vì nếu họ hoảng loạn thì bác sĩ cũng day dứt thêm.
Chúng tôi còn tìm cách liên lạc với bên hỏa táng lo chu đáo nhất cho người đã mất. Còn ở viện thì chúng tôi làm cẩn thận từng công đoạn nên cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Chúng tôi bao gói, để tư thế ngay ngắn người đã mất. Các thông tin về người bệnh phải được làm chính xác nhất để chuyển cho bộ phận đưa đi hỏa táng. Buồn thì kịp thời chia sẻ với nhau. Nhất là khi gặp phải hoàn cảnh quá éo le như chồng mất vợ vừa mới sinh con được một tháng...
Từ các mất mát này, chúng tôi động viên, khích lệ nhau dốc hết tâm lực vì người bệnh.
Lo nhanh nhất, gọn gàng nhất, sạch sẽ nhanh để củng cố niềm tin rằng bệnh nhân đã ra đi thanh thản thì chúng tôi cũng nhẹ lòng. Việc trả tro cốt tôi cũng liên hệ theo dõi để nắm bắt. Đến nay, điều rất may mắn là phản hồi từ thân nhân người bệnh họ đều nhận được tro cốt đầy đủ. Điều đó cũng giúp chúng tôi vững tinh thần hơn, ổn định lại tâm lý hơn..."
Lý do căng thẳng nguy hại với dân văn phòng Căng thẳng trong công việc nếu không được giải quyết có thể trở thành thủ phạm khiến chúng ta rơi vào trầm cảm, kiệt sức và mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Theo khảo sát đầu năm 2021 của Northwesterin National Life, khoảng 40% người lao động tiết lộ họ đang làm một công việc rất căng thẳng. Cuộc khảo sát khác từ...